SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và thích sáng tạo…. Những phẩm chất ấy, con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn là tương lai của đất nước, là thế hệ kế thừa cho mai sau. Chính vì vậy, trẻ phải cần được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ, dần dần cháu biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, biểu cảm rõ ràng những ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, giao tiếp mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai. Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp của trẻ lớp tôi còn hạn chế , trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi Là một giáo viên dạy lớp trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” cho các cháu, tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là con ngoan, trò giỏi, có hành vi văn minh đúng đắn và giao tiếp một cách lịch sự. II/ NỘI DUNG: 1/ THỰC TRẠNG: Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công đứng lớp Chồi 2, hầu hết khả năng giao tiếp của các bé còn hạn chế. Trẻ chưa biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Một số trẻ có kĩ năng thì cũng chỉ dừng ở kĩ năng cơ bản như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi. Với những kĩ năng khác như: trao đổi, hợp tác, chia sẻ, tự tin thể hiện... trẻ vẫn còn bỡ ngỡ. Trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số trẻ rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp... Bên cạnh đó một số phụ huynh còn bỏ qua, chưa quan tâm tới kỹ năng giao tiếp của con mình. 2/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 2.1/ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động giờ đón - trả trẻ: Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học. Bản thân tôi là giáo viên trẻ chưa tự tin khi giao tiếp cùng phụ huynh nên những năm học trước chưa dám mạnh dạng đề xuất, hay trao đổi cùng cha mẹ trẻ trong giờ đón trả trẻ về tình hình sức khỏe của các cháu cũng như trao đổi với phụ huynh về công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ cũng như các thay đổi trong chương trình học của trẻ và đặc biệt là hướng dẫn rèn trẻ kỹ năng giao tiếp trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Cũng vì lý do đó mà học sinh lớp tôi phụ trách năm học trước rất thụ động trong việc chào hỏi các cô, các bác trong trường cũng như người Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi điều gì? Hôm nay cô dạy con bài học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau như thế nào? Từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi người. Trong hoạt động này tôi nhắc nhở trẻ về kể lại cho bố mẹ những hoạt động con được tham gia trong ngày hôm nay, những gì con đã được làm, những gì con chưa làm được. Bạn Bảo Minh nói những điều mình thích 2.2/ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học: Chúng ta đã và đang thực hiện trương trình giáo dục mầm non mới, lấy trẻ làm trung tâm, trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở. Cách dạy trẻ kể lại được câu truyện cô dạy cũng là trong giờ học hàng ngày hay những buổi dạo chơi, tham quan, lễ hội của quê hương gợi cho trẻ những điều thú vị ấn tượng của mình vào hình thức kể truyện được sinh động cũng là cách thúc đẩy, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.. Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh. Cho trẻ xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn. Hoạt động làm quen với văn học là Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi tham gia vào các hoạt động học.Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ tự tin được giao tiếp cùng cô. Ví dụ: trong giờ văn học hay âm nhạc (tôi tập chung rèn các cháu còn nhút nhát trong giao tiếp và sợ đám đông): Cô thấy các con đọc thơ rất là hay và thuộc bài thơ rồi, bạn Bảo Minh có giọng đọc thơ rất là hay nhẹ nhàng tình cảm. Bạn Bảo Minh đọc lại bài thơ cho cả lớp cùng nghe nhé! Các con thấy bạn Cẩm Tiên đọc thơ như thế nào? Bạn đọc thơ rất hay diễn cảm, bạn Bảo Minh hơi nhút nhát một chút nhưng hôm nay bạn đã mạnh dạn đọc thơ cho cả lớp cùng nghe các bạn khác ai dũng cảm, mạnh dạn như bạn Bảo Minh lên đọc thơ nào? Qua đó tôi vừa rèn khả năng trình bày trước lớp, trước đám đông cho trẻ mà còn tạo điều kiện cho trẻ học tập nhau và có tinh thần cố gắng thi đua trong học tập. Như vậy trong tất cả các hoạt động học rất cần sự mạnh dạn tự tin giao tiếp của trẻ từ đó mới giúp cho trẻ tư duy phát triển và tự tin học bài. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện. Để phát triển tư duy cho trẻ, phản xạ nhanh, sử dụng ngôn ngữ chính xác, yêu cầu trẻ phải tri giác một sự vật, 1 hiện tượng và nói nhanh những gì trẻ thấy. Ví dụ : Trong trò chơi: “Nhìn hình ảnh kể sự việc” Tôi cho trẻ xem một số hình ảnh như trẻ khoanh tay, bê cốc bằng hai tay..Hỏi trẻ: Đố các con biết hình ảnh này được nói như thế nào? Có thể sẽ có cháu nói: Cháu mời ông uống nước, cháu lấy nước cho ông .Qua đó tôi vừa có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người thân, người lớn trong nhà và kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho trẻ. Hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với người thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ. Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 6 Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi con người sẽ rất tốt nếu người lớn thể hiện sự hứng thú của mình với trò chơi của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi. Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi. Các loại đồ chơi thường làm sẵn cho trẻ – bé chỉ sắp xếp theo ý cô. Tôi thay đổi theo phương thức lấy trẻ làm trọng tâm, vì giờ vui chơi là của cháu, cháu rất tha thiết được suy nghĩ chơi theo sự hứng thú của mình Cô chỉ nên là người quan sát giúp ý kiến dưới hình thức cùng hòa nhập chơi với cháu. Ví dụ: Qua trò chơi cửa hàng ăn uống. Cô hướng dẫn gợi mở cho trẻ là người bán hàng con phải làm những công việc gì. Con phải giao tiếp với khách hàng như thế nàoTrẻ được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, đi mua hàng, nấu món ăn mời khách, xếp bàn ăn, mời chào khách. Còn khách hàng thì phải làm những công việc gì, đến cửa hàng ăn uống con sẽ yêu cầu chủ cửa hàng làm món ăn gì?, khi ăn xong con phải làm gì?. Trẻ được tiếp xúc giao tiếp nhiều cách khác nhau, ngôn ngữ phát triển, trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động hàng ngày cô uốn nắn cho trẻ từng câu nói như khi chơi nấu ăn cô sẽ gợi ý cho trẻ nói “ Mẹ ơi con giúp mẹ vo gạo nhé, con chuẩn bị chảo để mẹ rán cá nhé, hôm nay nhà mình làm cơm mời khách nấu những món gì. Cô hướng dẫn trẻ làm mẹ nói với con phải nấu đủ 4 nhóm thực phẩm, cứ như vậy cô dần dần phát triển giao tiếp giữa các trẻ với nhau, cho trẻ được hoá thân vào những người gần gũi quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, công an, bộ đội, công nhân, bác sĩ, y tá, phi côngTrẻ lớp tôi rất thích được cùng cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự gần gũi cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy. Hay trong trò chơi bé làm thợ may trẻ sẽ mạnh dạn giao tiếp như người thợ may và khách hàng đi may đồ, qua đó tôi phát triển vừa phát triển khả năng trẻ biết phối hợp, phân vai chơi cùng với bạn. “Hôm nay chị muốn may đồ gì?”. Trong khi chơi nếu trẻ còn chưa biết cách giao tiếp tôi sẽ chơi cùng trẻ và tạo ra tình huống để trẻ giao tiếp nội dung chơi cùng với nhau. Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 8 Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi Bé cùng bạn kể lại truyện: “Chú Dê đen” 2.3.3 Góc xây dựng: Ví dụ: Trẻ muốn xây công viên nước, Tôi gợi ý cho trẻ xây dựng công viên nước, và các kỹ sư sẽ xây những gì trong công viên nước? Trẻ sẽ thảo luận trong nhóm và phân công nhau mỗi bạn một nhiệm vụ. Xây xong công viên rồi các kỹ sư có đói bụng không? Các kỹ sư hãy đến của hàng ăn uống ăn cơm đi, các bác sẽ gọi mond như thế nào?, Trước khi ăn các bác phải làm những gì?.. Cứ như vậy cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn, trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cô giáo cũng có thể trở thành một người bạn cùng chơi tuyệt vời của trẻ. Tôi luôn dành những khoảng thời gian để chơi đùa,hướng dẫn trẻ, và đây cũng là cơ hội để hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp cho định hướng những kỹ năng giao tiếp. Tôi không hề áp đặt hay yêu cầu quá cao so với khả năng của trẻ mà tôi luôn luôn tôn trọng quyền tự do trong khi chơi, tự do sáng tạo của trẻ.Tôi biết nếu đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ, thì trẻ sẽ cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti. Thay vào đó tôi luôn lắng nghe, quan sát và cố gắng hiểu trẻ để trẻ có điều kiện tốt nhất phát triển. Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 10 Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi gồm nghe, nói, đọc, viết gắn liền một thể không tách rời nhau, do đó tổ chức cho trẻ được phát triển ngôn ngữ và giao tiếp mạnh dạn vì đối với trẻ khi trẻ được cô, cha, mẹ cho đi chơi, đi dạo, chơi trò chơi. Trẻ sẽ lĩnh hội được ý nghĩa và kỹ năng phát triển giao tiếp nhanh. Mỗi buổi đi tham quan là một buổi giúp cho trẻ phát huy những ngôn ngữ mới. Trong giờ ăn trẻ lớp tôi có tình trạng tranh dành thìa bát có lúc vì tranh giành bát mà làm đổ cơm. Lúc đó tôi phải không được nóng giận mà tôi nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là chưa ngoan khi tranh giành cơm đổ ra sẽ làm bẩn quần áo, lãng phí đồ ăn, nếu thức ăn còn nóng có thể sẽ gây bỏng. Qua nhiều năm học tôi thực hiện thì giờ trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng tranh giành bát, thìa trong khi ăn và có kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong giờ ăn Trong giờ ngủ của trẻ vào những lúc này hơn ai hết trẻ rất cần sự động viên. khích lệ vỗ về của cô và trẻ cũng rất dễ dàng trao đổi với cô những điều muốn nói như “Cô ơi con không ngủ đâu, con muốn về nhà, cô ơi con nhớ mẹ lắm”. Là một giáo viên mầm non tôi luôn luôn gặp phải nhiều tình huống, trước tiên lúc đó tôi phải vỗ về và động viên, nhắc nhở trẻ và giảo thích cho trẻ hiểu bố mẹ phải đi làm, hàng ngày con đi học chiều bố mẹ về sẽ đón con, ngày mai con không được nhõng nhẽo với bố mẹ đòi về buổi trưa nữa. Sau đó chiều về tôi gặp bố mẹ trao đổi về tình hình của bé và nhắc nhở nhẹ hàng phụ huynh không nên hứa hẹn với con những điều mà mình không thực hiện được, điều đó cũng làm cho trẻ ngoan hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động cùng cô giáo. Trong hoạt động hàng ngày của trẻ không bao giờ thiếu giờ hoạt động tự do và hoạt động vệ sinh cá nhân, những lúc này là lúc trẻ được tự do trò chuyện giao tiếp với nhau. Tôi sẽ là người lắng nghe và tạo tình huống để cho trẻ được thoải mái giao tiếp nhiều hơn, luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ nói ra những ngôn ngữ mạch lạc. Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ tôi thường xuyên quan tâm để ý giúp cho trẻ được phát biểu những gì mà trẻ biết và gợi mở cho trẻ những gì trẻ Giáo viên: Đinh Thị Phước Hạnh Page 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_4_5_tuoi.doc