SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non phát triển toàn diện thì ta cần đi sâu vào 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể’ chất, lĩnh vực phát triể’n nhận thức, lĩnh vực phát triể’n ngôn ngữ, lĩnh vực phát triể’n tình cảm xã hội, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Trong 5 lĩnh vực thì lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 4 tuổi vì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ còn chưa được mạch lạc, trẻ vẫn còn nói ngọng và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm học 2019 - 2020 nhà trường phân công tôi vào dạy ở lớp 4 - 5 tuổi, tôi đã rất chú trọng vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thì hoạt động dạy trẻ đọc thơ có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo, nó rất gần gũi với trẻ, thơ giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc, giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình vào bài thơ.
Với các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục kỳ diệu đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ thơ bởi tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật. Trong trường mầm non cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Mục đích của việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm trước hết là cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật làm cho trẻ cảm nhận nhịp điệu của thơ. Giúp cho trẻ thể hiện được thái độ, cảm xúc, tình cảm trước một bài thơ. Kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
docx 17 trang skmamnon 21/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 diện nhân cách cho trẻ.
 Là một giáo viên trẻ với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn nghĩ rằng việc 
dạy trẻ có được kiến thức cũng như kĩ năng về đọc thơ diễn cảm đóng một vai trò 
rất quan trọng và góp phần vào việc giáo dục phát triển ngôn ngữ và phát triển 
toàn diện cho trẻ. Đồng thời kiến thức, kĩ năng tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát 
triển toàn diện về mặt thể’ chất lẫn trí tuệ. Với mong muốn trẻ lớp mình có thêm 
được nhiều kiến thức cũng như kĩ năng đọc thơ diễn cảm. Nên trong quá trình 
giảng dạy tôi đã luôn băn khăn và trăn trở để’ làm sao tìm ra được các biện pháp 
dạy trẻ lớp mình có thêm được kiến thức, kĩ năng đọc thơ diễn cảm, nhằm tạo cho 
trẻ sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Sau thời gian nghiên cứu, tìm 
tòi và áp dụng các biện pháp có hiệu quả trong việc dạy đọc thơ diễn cảm cho trẻ 
lớp tôi đã có kết quả rõ rệt. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp 
dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ 
diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” để nghiên cứu và góp phần nhỏ bé của mình 
vào việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
IIMục đích nghiên cứu:
- Tìm ra các biện pháp để rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong 
trường mầm non.
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Các biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2019
- 2020.
 2 - Năm học 2019 - 2020 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp trẻ lứa tuổi 
mẫu giáo nhỡ. Lớp có 2 giáo viên và đã tốt nghiệp Đại học sư phạm.
-Tổng số trẻ lớp tôi là 46 trẻ, trong đó có 13 trẻ nam và 33 trẻ nữ.
- Phụ huynh rất nhiệt tình, luôn ủng hộ giáo viên.
2. Thuận lợi:
 2.1 Cơ sở vật chất:
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên thăm 
lớp dự giờ góp ý để’ nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên.
-Lớp tôi được nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho 
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 2.2 vế giáo viên:
-Bản thân tôi là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, ham học 
hỏi, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tích cực tham dự những buổi 
kiến tập, tập huấn do trường, phòng giáo dục tổ chức.
- Bên cạnh đó 100% giáo viên trong lớp đã được học tập bồi dưỡng chương trình đổi 
mới hình thức dạy kết hợp chơi trong lĩnh vực phát triể’n ngôn ngữ cho trẻ được 
phòng triển khai.
 2.3 vế học sinh:
- 100% trẻ đúng độ tuổi 4 - 5 tuổi, đa số trẻ đã được học qua lớp MGB nên việc rèn 
nề nếp học tập, vui chơi cũng gặp thuận lợi.
 2.4 vế phụ huynh:
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con. Quan tâm 
ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
3. Khó khăn
 3.1 Cơ sở vật chất
 - Nguồn tài liệu tham khảo như sách truyện, băng đĩa hình còn hạn chế
 - Nguồn kinh phí, nguyên liệu dể phục vụ cho việc trang trí môi trường còn hạn 
 hẹp.
 3.2 về giáo viên
 - 2 giáo viên trong lớp kĩ năng đọc thơ diễn cảm còn hạn chế
 3.3 về học sinh
 - Trẻ lớp tôi là 46 trẻ rất đông. Trong đó số trẻ trai gái không đồng đều chính vì 
 vậy việc đưa trẻ vào nề nếp rất khó khăn. Nhiều cháu là con em các gia đình ở tỉnh 
 ngoài đến tạm trú, sinh sống làm ăn nên nhận thức của trẻ không đồng đều.
 4 BẢNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CỦA TRẺ
 (Đầu năm)
 Tốt Khá Trung bình Yếu
 ST Các kỹ năng của trẻ SL/ % SL/ % SL/ % SL/ %
 T 46 trẻ 46 trẻ 46 trẻ 46 trẻ
 1. Đọc thuộc thơ 5 11 12 26 23 50 6 13
 Đọc biết lấy hơi, ngắt 
 2. 3 6,5 13 28 20 43,5 10 22
 nghỉ
 Đọc có nhịp điệu, 
 3. 2 4 12 26 17 37 15 33
 ngữ điệu, vần điệu
 Đọc diễn cảm thể’ 
 4. 3 6,5 10 22 20 43,5 13 28
 hiện cảm xúc
Với những yếu tố trên bản thân tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ để’ tìm ra một số biện 
pháp biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Sau đây tôi 
xin chia sẻ những biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả.
 III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức 
 chuyên môn và rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
 Muốn dạy trẻ đọc được thơ diễn cảm thì trước hết bản thân 2 giáo viên phải 
 tự rèn luyện, tìm hiểu, sáng tạo học hỏi nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm những bài 
 thơ dạy cho trẻ. Vì thế giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu tính nghệ thuật 
 mà tác giả gửi gắm vào trong từng bài thơ: thể’ thơ, nhịp thơ, các từ luyến láy trong 
 từng câu thơ để’ xác định được mục đích yêu cầu khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Sau 
 khi đã tìm hiể’u về nghệ thuật của bài thơ thì giáo viên cần rèn luyện giọng đọc, cử 
 chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt nhịp, nhịp 
 thơ tạo nên sự truyền cảm, thể’ hiện được tình cảm của mình đối với tác giả và tác 
 phẩm.
 * Ví dụ : Dạy thơ “ Bố là lính hải quân” - Trần Anh
 Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 4 chữ nên khi đọc ngắt nhịp 
 thơ 2/2 đọc với giọng nhẹ nhàng kết hợp cử chỉ nét mặt vui tươi, trìu mến thể hiện 
 tình cảm vui sướng của bố và con được gặp nhau sau một thời gian dài xa cách.
 6 rất nhiều, đã biết đọc thơ đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng lúc, một số kỹ năng của tôi đã 
 khéo léo và thuần thục hơn. Tôi thấy bản thân mình có thêm được rất nhiều các 
 kiến thức để’ dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
 - Thông qua những kiến thức mà tôi đã học được, tôi đã xây dựng được các giáo 
 án dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ một cách khoa học, có tính logic và quan trọng là 
 nắm vững được các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần đạt được thông qua tiết đọc thơ 
 diễn cảm. Từ đó, kỹ năng soạn và trình bày giáo án của tôi cũng cải thiện một cách 
 rõ rệt như: Cách trình bày, xác định đúng mục đích - yêu cầu, nội dung và phương 
 pháp hình thức tổ chức hoạt động.
 Sau đây tôi xin minh họa một giáo án mà tôi đã tô chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. 
 (Ở phần phụ lục 1)
 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dậy trẻ đọc thơ diễn cảm
 Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã cùng quan sát và nhận 
 thấy các con kỹ năng đọc thơ còn yếu kém nên 2 cô đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu 
 cập nhật những bài thơ mới để’ đưa vào chương trình giáo dục của lớp nhằm giúp 
 các con hứng thú hơn với hoạt động đọc thơ.
 * Cách làm:
 - 2 giáo viên cùng bàn bạc, nghiên cứu tài liệu và cập nhật những bài thơ mới
 -Lựa chọn những bài thơ phù hợp với lứa tuổi
 - Xây dựng kế hoạch phải xen kẽ những tiết thơ với truy ện.
 - Trẻ được làm quen nhiều bài thơ mới, nhiều thể’ loại khác nhau, nhiều đề tài 
 phong phú.
 -Học hỏi đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để chắt lọc những cái mới.
- Giáo viên cần phải nắm được đặc điểm về ngôn ngữ cũng như kỹ năng đọc thơ, 
diễn đạt của trẻ lớp mình. Từ đó giáo viên mới đưa ra được những biện pháp, kế 
hoạch giáo dục trẻ hiệu quả, phù hợp.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện tác 
động đến sự phát triể’n của từng trẻ và từng lứa tuổi.
* Kết quả đạt đươc:
 Tôi đã xây dựng được một kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm 
học, giúp cho giáo viên chủ động hơn trong việc dậy trẻ đọc thơ diễn cảm.
 Tôi đã lập ra một kế hoạch giáo dục trẻ như sau:
 8 3.1 Trong giờ học:
- Tôi xác định mục đích - yêu cầu dạy trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi cũng như 
những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đạt được thông qua việc đọc thơ diễn cảm.
- Tôi luôn vận dụng những kiến thức mình đã trau dồi được truyền đạt lại cho học 
sinh qua các giờ dạy trẻ đọc thơ.
- Trong quá trình tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi chú ý quan sát, sửa chữa cách 
đọc và khắc phục những khuyết điểm, động viên trẻ giúp trẻ tự tin đọc thơ một cách 
diễn cảm.
- Để thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ diễn cảm tôi đã sử dụng rất nhiều các đồ dùng 
như: Tranh, câu đố, hình ảnh, video,... giúp gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác 
giả, tác phẩm. Từ đó trẻ sẽ có cảm hứng để đọc diễn cảm các bài thơ.
- Truyền cho trẻ cảm xúc trong các giờ học
- Thường xuyên thay đổi hình thức dạy trẻ trong giờ học gây hứng thú cho trẻ:
 + Cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức: tranh thơ, xa bàn....
 + Ghi âm cá nhân hay tổ nhóm trẻ trong lớp đọc thơ và mở lại cho cả lớp nghe, 
cho trẻ đoán tên bạn, hay tổ nhóm đọc thơ.
 + Quay video cá nhân, tổ nhóm trẻ đọc thơ và mở lại cho trẻ xem lại mình và bạn 
để trẻ nhận xét, động viên khuyến khích trẻ tự tin hơn.
 3.2 Ngoài giờ học:
- Trong các giờ trò chuyện sáng, hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen với các 
bài thơ mới, lời thơ hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú vào bài 
học ở hoạt động chung hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài trời bằng 
những câu hỏi gợi mở để’ cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ và đọc 
thơ theo yêu cầu của cô.
- Trong hoạt động chiều cũng có thể cho trẻ ôn thơ hay làm quen thơ mới, việc ôn 
lại bài thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh. Việc này 
giúp trẻ nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời có thể giúp trẻ nhớ về nội dung bài 
thơ, tình tiết của bài thơ, rèn kỹ năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn trẻ có thể nhìn 
tranh và sáng tạo ra thơ.
- Hoạt động góc tôi cho trẻ đọc, xem tranh các bài thơ mà trẻ đã được học hay các 
câu chuyện mới.
- Trong hoạt động ngủ tôi cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện nhằm ôn lại những 
kiến thức mà trẻ đã được học vào buổi sáng giúp cho trẻ có thêm những kỹ năng đọc 
thơ diễn cảm và giúp cho trẻ bổ sung thêm những kiến thức mà trẻ còn thiếu hụt qua 
 10 - Giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triể’n tốt hơn, khả năng diễn đạt của trẻ trôi chảy 
hơn, giao tiếp tự tin hơn và bớt đi được tính nhút nhát của độ tuổi, đồng thời cũng 
giúp cho trẻ phát triển trí tuệ. Từ đó, trẻ trở nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, 
trở thành người tốt và là người sống có ích.
 Hình ảnh bôi dưỡng thêm cho trẻ có năng khiêu và yêu kém(Phụ lục 2)
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh
 Như chúng ta đã biết “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ”. Gia 
đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Gia đình là môi trường 
giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự 
hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ. Để rèn trẻ kỹ năng đọc thơ diễn 
cảm cho trẻ, ngoài các hoạt động do giáo viên tổ chức cho trẻ tại lớp thì rất cần có 
sự phối hợp với phụ huynh để cùng dạy dỗ và rèn luyện cho trẻ tại nhà. Chính vì 
vậy, giáo viên và phụ huynh trẻ cần có sự kết hợp chặt chẽ.
* Cách làm:
- Tôi trao đổi với phụ huynh cách dậy và chơi cùng trẻ thông qua buổi họp phụ huynh 
đầu năm.
- Trao đổi với phụ huynh bằng các bài viết nội dung phối hợp thông qua bảng tuyên 
truyền của lớp
- Tôi thường xuyên trao đổi trong giờ đón trả trẻ với phụ huynh động viên phụ huynh 
cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ 
phải rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để’ trẻ hiể’u rõ.
- Cha mẹ và người thân phải phát âm đúng để’ trẻ bắt chước.
- Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho 
trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương cho trẻ nghe.
- Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, cung cấp các bài thơ mà trẻ đã được học cho phụ 
huynh để’ phụ huynh hướng dẫn con đọc thêm ở nhà.
- Do tình hình dịch bệnh covid-19 khiến học sinh không được đến trường, tôi cũng 
đã trao đổi với phụ huynh thông qua Zalo của lớp. Gửi cho phụ huynh những bài thơ, 
câu truyện để phụ huynh dậy thêm con ở nhà, giúp trẻ không nhàn chán trong thời 
gian nghỉ dịch.
- Trao đổi với phụ huynh quay lại những video trẻ đọc thơ gửi vào Zalo nhóm lớp 
cho các bạn ở lớp cùng được xem.
- Phát động phong trào thì đua với các mẹ trong lớp quay lại video con đọc thơ đăng 
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_tho_dien_cam_cho_tre_m.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.pdf