SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Dạy trẻ đo lường giúp trẻ có kỹ năng nhận biết, phân biệt được các chiều đo kích thước của vật, có kỹ năng đếm và có biểu tượng con số để có thể kết hợp giữa phép đếm và phép đo trong quá trình đo các vật khác nhau, có khả năng khái quát kết quả đo từ đó trẻ có thể xác định kích thước của vật chính xác hơn.
Để giúp trẻ hình thành kỹ năng đo lường không còn trẻ nhầm lẫn chiều dài và chiều rộng, hoặc gặp khó khăn trong thao tác đo và diễn đạt kết quả đo. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn“Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” để thực hiện tại lớp mình.
Việc nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” là quá trình giảng dạy và tiếp thu của trẻ. Để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ 4-5 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ.
docx 19 trang skmamnon 04/06/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán
 2
 Dạy trẻ đo lường giúp trẻ có kỹ năng nhận biết, phân biệt được các chiều 
đo kích thước của vật, có kỹ năng đếm và có biểu tượng con số để có thể kết hợp 
giữa phép đếm và phép đo trong quá trình đo các vật khác nhau, có khả năng khái 
quát kết quả đo từ đó trẻ có thể xác định kích thước của vật chính xác hơn.
 Để giúp trẻ hình thành kỹ năng đo lường không còn trẻ nhầm lẫn chiều dài 
và chiều rộng, hoặc gặp khó khăn trong thao tác đo và diễn đạt kết quả đo. Tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn“Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho 
trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” để thực hiện tại lớp mình.
II. Mục đích nghiên cứu: 
 Việc nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 
4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” là quá trình giảng dạy và tiếp thu 
của trẻ. Để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học 
cho trẻ 4-5 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó 
khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số biện pháp rèn kỹ năng đo lường cho trẻ 4-5tuổi trong hoạt động làm 
quen với toán
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp mẫu giáo 4 tuổi - B3 
V. Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm thu thập sử lý thông tin lý thuyết:
 - Tìm tài liệu 
 - Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận
 - Phương pháp thực nghiện khảo sát
* Nhóm thu hập sử lý thông tin thực tiễn:
 - phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trao đổi và trò chuyện 
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp phối kết hợp
VI. Phạm vi nghiên cứu:
 - Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi B3
 - Thời gian : Đề tài được thực hiện trong một năm học từ tháng 9 năm 2022 
đến tháng 4 năm 2023. 4
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên dự giờ 
thăm lớp, góp ý kiến để nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ.
- Bản thân nắm vững các phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ. Thường xuyên 
tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi có ứng dụng công 
nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức. 
2. Khó khăn:
 Ngoài những thuận lợi nêu trên thì tôi cũng gặp 1 số khó khăn như sau:
- Do trẻ mới ở độ tuổi 3 tuổi lên 4 tuổi nên khả năng nhận thức của trẻ về đo 
lường còn mơ hồ và rất hạn chế.
- Khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ không đồng đều .
- Một số cháu còn nhút nhát, tự ti, sức khoẻ còn chưa được tốt nên phần nào còn 
hạn chế ở hoạt động làm quen với toán.
- Lớp có một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập, một số 
cháu nói ngọng nói lắp nên ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa chú ý đến việc học của con, chưa nhận thức hết được 
yêu cầu và tầm quan trọng việc rèn trẻ kỹ năng đo lường.
- Ngay từ khi nghiên cứu đề tài tôi đã kết hợp với giáo viên ở lớp mình đã khảo 
sát thực tế trên tổng số trẻ được khảo sát là 25 trẻ
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 TỔNG SỐ TRẺ ĐƯỢC KHẢO SÁT LÀ: 25 TRẺ
 Kết quả khảo sát
 Nội dung khảo 
 STT Tốt Khá Trung bình Yếu
 sát
 tỷ lệ tỷ lệ tỷ lệ tỷ lệ
 SL SL SL SL 
 (%) (%) (%) (%)
 Trẻ có thao tác 
 1 5 20% 8 32% 11 44% 2 8% 
 đo 
 Khả năng diễn 
 2 4 16% 7 28% 11 44% 2
 đạt kết quả đo. 8% 
 Khả năng khái 
 3 4 16% 6 24% 14 56% 1 4%
 quát kết quả đo 6
 Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ 
chơi đồ dùng cho trẻ như vỏ chai, hộp nhựa , bình đựng nước, cát, hột hạt .....
 Tích cực làm đồ dùng tận dụng từ nguyên liệu thiên nhiên phục vụ cô và 
trẻ. Cụ thể là ngoài những dụng cụ mua sẵn tôi còn làm thêm một số đồ 
dùng tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên và phế thải như, bìa giấy, xốp, vải 
vụn, vỏ hộp sữa, ruy băng, ống nước để làm một số đồ dùng ,dụng cụ cho 
trẻ hoạt động giúp trẻ hứng thú ,tích cực tham gia vào hoạt động
 Hình ảnh 1: Những hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo
 Qua việc bổ xung đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ đầy đủ, phong phú, đa 
dạng tôi thấy trẻ rất hứng thú thực hiện các nhiệm vụ, có ý thức trong học tập, tích 
cực chủ động hơn trong các hoạt động hình thành được các kỹ năng cho trẻ nhanh 
hơn.
3. Biện pháp 3: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong hoạt động học
 Cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động học có vai trò quan trọng 
trong việc cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức, kỹ năng chính xác, đảm bảo tính 
khoa học góp phần hình thành các năng lực cảm giác, hình thành các thao tác tư 
duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển hứng thú nhận biết ... cho trẻ 
 Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao thì thay đổi 
và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quan trọng. Một 
hoạt động học mà chỉ tiến hành theo đầy đủ các bước như trong hướng dẫn thì 
không thể mang lại hiệu quả cao. Hơn thế nữa, dạy trẻ kỹ năng đo lường là một 
nội dung rất khó đối với trẻ. Để trẻ có thể nắm được kiến thức theo yêu cầu cô 
đặt ra một cách tích cực, hứng thú và ghi nhớ được lâu thì cô càng phải linh hoạt 
trong tổ chức hoạt động. Nắm bắt được đặc điểm đó, tôi đã chú trọng đến việc 
sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ kỹ năng 
đo lường ở một số nội dung.
3.1. Gây hứng thú ôn luyện:
 Gây hứng thú vào tiết học đóng vai trò quan trọng để thu hút trẻ tích cực 
tham gia vòa các hoạt động tiếp theo, ngoài ra còn nhằm mục đích để ôn luyện 
kiến thức đã học. Bên cạnh thủ thuật đơn giản và hiệu quả như: Sử dụng những 
câu gợi sự chú ý của trẻ: Xúm xít, xúm xít; lắng nghe, lắng nghe; cô đâu, cô đâu 
hay sử dụng đồ chơi, câu đố, bài hát để thu hút trẻ, tôi còn tích cực sử dụng các 
câu chuyện, các tình huốn hoặc các trò chơi để gây sự chú ý của trẻ, đồng thời 
cũng để ôn luyện giúp trẻ nhớ lại kiến thức đã được học ở bài trước. 
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài đo đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau 
 Ở phần giới thiệu và ôn luyện thao tác đo tôi chuẩn bị 1 vườn cây và 1 thanh 
gỗ nhỏ tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách: Cho trẻ đến nhà bạn chơi, cho trẻ quan 
sát vườn cây nhà bạn, tạo tình huống muốn biết chiều cao của các cây trong vườn 8
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau 
tôi lựa chọn:
*Trò chơi nhanh và đúng 
Chuẩn bị cho mỗi đội 1bức tranh và 3 đơn vị đo khác nhau (Thước đo màu xanh, 
màu đỏ màu vàng) các thẻ số1-5
 Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội có nhiệm vụ đo độ dài của 
bức tranh bằng 3 đơn vị đo khác nhau và đặt thẻ số tương ứng với kết quả đo 
được. Khi có hiệu lệnh bắt đầu của cô bạn đầu hàng sẽ chạy lên đo sau đó chạy 
về đưa dụng cụ đo cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến khi đo xong hết 3 đơn 
vị đo trong thời gian 1 bản nhạc đội nào đo đúng và chính xác đội đó chiến thắng. 
 Hình ảnh 2: Trẻ đo độ dài bức tranh bằng các thước đo khác nhau
*Trò chơi ai thông minh hơn 
 Chuẩn bị: Máy tính, các hình ảnh đo độ dài của các đồ vật, các thẻ số 
 Cách chơi: Cho trẻ quan sát trên màn hình, có đồ vật cô đã đo chiều dài của 
đồ vật bằng các thước đo khác nhau nhưng chưa có thẻ số tương ứng với kết quả 
đo nhiệm vụ của các con là đếm số lần đo của thước đo và chọn thẻ số tương ứng, 
cho trẻ lên di chuột chọn thẻ số bạn nào chọn đúng sẽ là người thông minh nhất.
 Việc lồng ghép nội dung chủ đề, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, các 
trò chơi sáng tạo, hình thức tổ chức phong phú, thu hút trẻ tích cực tham gia vào 
hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức cần truyền đạt trong hoạt động học có 
hiệu quả cao từ đó trẻ nắm được các thao tác đo, cách diễn đạt kết quả đo và hình 
thành kỹ năng đo lường ở trẻ tốt nhất.
4. Biện Pháp 4: Rèn kỹ năng đo lường cho trẻ trong các hoạt động khác.
 Cho trẻ làm quen với toán mọi nơi mọi lúc góp phần hình thành cho trẻ kỹ 
năng và thói quen vận dụng những điều đã học vào các tình huống, hoàn cảnh 
khác nhau của cuộc sống. Đồng thời giúp trẻ thấy được ý nghĩa của những kiến 
thức toán học trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu được điều đó nên tôi tận dụng các 
hoạt động trong ngày để rèn kỹ năng đo cho trẻ.
 Đối với trẻ mầm non, đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh 
quên. Để trẻ khắc sâu và nhớ lâu những kiến thức cô dạy thì cô phải thường xuyên 
củng cố, luyện tập cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi với những thời điểm thích hợp trong 
ngày. Hiểu được điều đó nên tôi tận dụng các hoạt động trong ngày để rèn kỹ năng 
đo lường cho trẻ.
 Với hoạt động đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ về các thao tác đo lường, 
tôi đặt các câu hỏi như: muốn đo chiều dài và chiều rộng của cái bàn con sẽ làm 
gì? Con làm như thế nào? Ngoài sử dụng thước đo bằng gang tay con còn có thể 
sử dụng gì để đo? Khi đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau thì kết quả 
đo sẽ như thế nào? Vì sao? Việc trò chuyện thường xuyên với trẻ như vậy sẽ giúp 10
đã học và hình thành những kỹ năng kỹ xảo cho trẻ, qua biện pháp này tôi thấy 
trẻ trong lớp mình rất hứng thú hoạt động và có thao tác đo, diễn đạt kết quả đo 
rất tốt.
5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học:
 Ngày nay việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy không còn là điều mới mẻ với chúng ta. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên 
máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động 
hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các 
hiệu ứng mới là hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước 
những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn. 
 Vì vậy, Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng dạy của mình 
trong các hoạt động để rèn trẻ kỹ năng đo lường, tôi thường sử dụng những trò 
chơi hấp dẫn từ chương trình kidsmart, giáo án điện tử, phần mềm vui học mầm 
non , canvasia, filmora, powerpoint Áp dụng được các trò chơi trong các phần 
mềm sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cô giáo chuẩn bị các đồ dùng trong phần 
ôn và phần luyện.
 Ngoài ra tôi còn nghiên cứu các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử như: 
trình chiếu Powerpoint để thiết kế các tiết dạy toán:
Ví dụ: Trong tiết dạy toán thay vì cô giáo xếp trên bảng các đối tượng tôi sử dụng 
các hình đã được vẽ trên máy vi tính và cho các đối tượng lần lượt xuất hiện sau 
mỗi lần ấn chuột. Trong các trò chơi củng cố tôi cũng có thể dùng các hiệu ứng 
trong Power point để ấn chuột để các đối tượng và thước đo xuất hiện và có một 
dãy số cho trẻ lên di chuột chọn số tương ứng với số lần thước đo, nhờ vậy vừa 
tiết kiệm được đồ dùng phải chuẩn bị trong tiết học vừa có thể cho trẻ làm quen 
với các cách ấn chuột, các thao tác cơ bản của máy tính, phát huy tính tích cực 
của trẻ. Đồng thời mỗi lần trẻ lên chọn tôi lại cho hiệu ứng giọng nói đúng rồi 
hoặc sai rồi tương ứng với các con số làm cho trẻ vô cùng ngạc nhiên và thích 
thú đem lại hiệu quả cao cho hoạt động.
 Hình ảnh7 : Hình ảnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
 Qua việc sử dụng biện pháp , tôi thấy hình thức ứng dụng công nghệ thông tin 
vào trong các hoạt động rèn kỹ năng đo cho trẻ là hình thức rất cơ bản giúp người 
giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy theo nội dung của 
từng hoạt động mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù 
hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống 
thực,“học bằng chơi, chơi mà học”
6. Biện pháp 6 : Phối kết hợp với phụ huynh .
 Với đặc điểm tư duy trực quan hành động- hành động và trực quan- hình 
tượng chiếm ưu thế ,những kiến thức trẻ nắm được mới chỉ dừng lại ở mức biểu 
tượng, Do đó trẻ rất cấn có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ ba mẹ và cô giáo trong việc 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_do_luong_cho_tre_4_5_tuoi.docx