SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục đạo đức, trí tuệ. “Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục: khi tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong con người ấy tất cả những gì là tốt đẹp,tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn mỗi người.
Có thể nói trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ không thể bỏ qua giáo dục âm nhạc. Nhà sư phạm V.Xu-khôm-lin-xki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”.
Ca hát là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu hiện tình cảm cao, nó tác động tới người nghe bằng âm nhạc và lời ca, được mọi người trong cuộc sống hầu như rất yêu thích. Tại trường mầm non hoạt động âm nhạc là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất, trong mọi hoạt động đều sử dụng đến âm nhạc;
Tuy nhiên tại đơn vị tôi đang công tác, việc dạy và đưa hoạt động âm nhạc vào các hoạt động gần như mang tính hình thức. Bởi vì, trẻ hát không đúng về âm điệu, tiết tấu là một phần, ngay cả lời ca cũng nhầm rất nhiều. Trẻ chưa có kỹ năng nghe nhạc, chưa thể hiện tốt cảm xúc về nội dung bài hát, tư thế tác phong khi tham gia hoạt động còn mang tính dập khuôn, trẻ chưa tự tin khi hoạt động biểu diễn...
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
docx 22 trang skmamnon 02/08/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 MỤC LỤC
 Phần mục Trang
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/15
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2/15
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN 2/15
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2/15
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC 2/15
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3/15
1. Thuận lợi 3/15
2. Khó khăn 4/15
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 4/15
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 4/15
1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt các tiết dạy trẻ hát 4/15
2. Biện pháp 2: Luyện thanh cho trẻ để hình thành kỹ năng ca hát cơ bản 
cho trẻ 8/15
3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc phong phú
 10/15
4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua các buổi văn nghệ 
chào mừng ngày lễ hội và các buổi giao lưu văn nghệ của nhà trường, của 10/15
lớp tổ chức
5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát qua hình thức dạy trẻ vận động theo 
nhạc, nhịp, tiết tấu bài hát 11/15
6. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi 12/15
7. Biện pháp 7: Rèn kỹ năng ca hát qua việc tích hợp vào môn học khác 
một cách linh hoạt, hiêu quả 12/15
8. Biện pháp 8: Dạy trẻ kỹ năng ca hát ở mọi lúc, mọi nơi 13/15
9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh 14/15
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14/15
 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận 15/15
Kiến nghị 15/15 Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Giúp trẻ phát triển năng khiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật.
- Giúp giáo viên biết lựa chọn bài hát phù hợp, tổ chức và vận dụng linh hoạt trong thực 
tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ ca 
hát một cách tốt nhất
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- Tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 Tuổi B1
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2019 đến nay
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp điều tra, nghiên cứu
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 - Phương pháp trắc nghiệm
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( NỘI DUNG SKKN )
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
 Nhạc trưởng Xtolkovxki nói “Đối với trẻ, giọng hát là nhạc cụ âm nhạc đầu tiên và vừa 
sức nhất” Trong quá trình phát triển cơ thể, ca hát giúp cho trẻ thở sâu, phát triển giọng, 
củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, đặc biệt là sự nhạy cảm và khả 
năng tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ âm nhạc. (Trích giáo trình Phương pháp 
giáo dục âm nhạc trong trường mầm non-NXB Đại học sư phạm);
 Độ tuổi 4-5 tuổi trẻ có thể xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí 
cả hướng chuyển động của giai điệu(đi lên hay đi xuống) âm sắc, giọng hát, nhạc cụ và có 
thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịp độ nhanh chậm.. .để 
có thể tự điều tiết những vận động, giọng hát của trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa 
lớn).
 Ớ trường mầm non đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại 
hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả 
năng diễn tả hứng thú của trẻ;
 Như chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Cùng 
với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con 
người. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, giáo dục được tổ chức theo những cách khác nhau. Do 
đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ
 2/15 Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 TT Nội dung khảo sát Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ
 Chưa đạt
 Trẻ có tư thế hát đúng (đứng hoặc ngồi 
 1 10 27% 27 73%
 thẳng, tự nhiên và thoải mái)
 Trẻ biết lấy hơi (hít nhanh, sâu, không hổn 
 2 hển, thở ra từ từ để hát hết câu) 11 30% 26 70%
 Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự nhiên, âm 
 3 thanh vang sang, phát âm nhẹ nhàng không 13 35% 24 65%
 la hét căng thẳng)
 Trẻ hát rõ lời (lưỡi và môi, hàm dưới cử 
 4 10 27% 27 73%
 động tự nhiên)
 Sự chính xác (hát đúng âm điệu, nhịp điệu, 
 5 13 35% 24 65%
 )
 (Bảng khảo sát đầu năm học)
 Với tình hình khảo sát đầu năm học đối với trẻ ở lớp, tôi còn gặp nhiều khó khăn vì 
vậy tôi tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháp làm thế nào cho trẻ có kỹ năng ca hát: 
trẻ đúng giai điệu, hát đúng cường độ, nhịp phách, rõ lời và thể hiện được tình cảm qua 
bài hát. Tôi quyết định lựa chọn các biện pháp để thực hiện như sau.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt các tiết dạy trẻ hát
 Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ 
yếu. Tất cả trẻ đều được tham gia. Để to chức các tiết dạy hát có hiệu quả thì giáo viên cần 
phải thực hiện tốt những việc sau:
 Thứ nhất: Lên kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung cụ thể phù hợp với nhận thức 
của trẻ và đúng với hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi.
 Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường phù hợp với các bài hát viết ở nhịp 2/4 có 2 phách 
trong một ô nhịp phách đầu mạnh, phách sau nhẹ phù hợp với nhịp sinh học của trẻ và 
nhịp3/4 nhẹ nhàng tình cảm phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Dựa vào đặc điểm này giáo 
viên sẽ lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề và phù hợp với nhận thức của trẻ để 
dạy trẻ.
 Dạy trẻ hát là nhằm giúp trẻ cảm thụ giai điệu, lời ca và thể hiện qua giọng hát, nét 
mặt, điệu bộ, cử chỉ minh họa bài hát. Vì vậy tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui 
tươi, trong sáng, hóm hỉnh, tình cảm tha thiết, tiết tấu đơn giản,
 4/15 Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 - Để giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của mình, cô 
cho trẻ hát dưới nhiều hình thức: hát cả lớp, to nhóm, cá nhân. Trong quá trình dạy cô luôn 
khuyến khích trẻ hát và thể hiện cử chỉ động tác minh họa, lắc lư, nhún nhảy theo cảm xúc 
của mình.
 Thứ 3: Phát hiện lỗi sai trẻ thường gặp và sửa sai cho trẻ
 Lỗi sai trẻ thường gặp khi hát là: hát sai về cao độ, hát sai về trường độ, hát sai về 
cách phát âm và về cách diễn cảm bài hát;
 Biện pháp khắc phục các lỗi sai khi trẻ học hát đó là cô giải thích cho trẻ hiểu và để 
trẻ làm lại, dùng đàn, kết hợp động tác trực quan.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài “Cái mũi” trẻ thường hát sai cao độ trong câu hát “Thở làm 
sao cho cái mũi đó” thì từ “đó” là âm có độ cao nhất nhưng trẻ thường hát ở độ cao thấp 
hơn yêu cầu của bản nhạc. Lúc đó cô giải thích cho trẻ hiểu từ “đó” phải hát tròn môi, lấy 
hơi đẩy ra mạnh và cô đánh đàn lại câu hát cho trẻ nghe và hát lại câu hát đó rồi mời trẻ 
cùng hát lại cùng cô.
 Và khi hát trẻ cũng thường hát sai về cách phát âm làm cho người nghe cảm thấy 
giai điệu của bài hát rất khô khan và thiếu sự mềm mại trong giai điệu không phải lúc nào 
ta cũng hát bằng âm thật của từ, vì vậy mà cô cần phải sửa cho trẻ bằng cách giải thích 
bằng lời và hát cho trẻ nghe lại.
 Ví dụ: Trong bài hát “Cái mũi” thì trong câu hát “Thở làm sao cho cái mũi đó lớn 
nhanh như quả bóng tròn” thì từ “mũi” hát thành “mui” và luyến nhẹ và từ “quả bóng” hát 
thành “qua bong”.
 Một lỗi sai nữa mà trẻ thường hay gặp do sự thiếu bao quát và chuyên môn về về âm 
nhạc của cô mà trẻ mắc phải đó là hát không đúng tư thế, trẻ ngồi không thoải mái, hay 
đứng một cách không tự tin thoải mái, gù lưng sẽ làm cho trẻ hát không thoải mái và hát 
sai nhịp, giọng hát không tự nhiên và ở những nốt cao trẻ không hát được và phải hét lên. 
Để sửa lỗi sai này thì cô cần phải bao quát và sửa tư thế cho trẻ bằng việc giải thích bằng 
lời, làm mẫu chuẩn cho trẻ . Hướng trẻ tới bài học một cách hứng thú, không gò bó để trẻ 
thể hiện tư nhiên và hát được bằng giọng tự nhiên, theo khoa học thì khi hát đúng tư thế 
thì cơ thể mới linh hoạt hoạt động, hệ thống phát âm mới chuẩn và chính xác, trẻ lấy hơi 
dễ dàng hơn để hát các câu hát dài.
 Thứ 4: Xây dựng tiết học phong phú, lựa chọn phương pháp truyền đạt cho trẻ dễ hiểu, 
cuốn hút trẻ học một cách say mê nhẹ nhàng.
* Dạy trẻ dưới các hình thức tổ chức tiết học khác nhau.
 Âm nhạc vốn là một môn học sôi động mà trẻ yêu thích nhưng nếu tiết học nào cô 
cũng áp dụng hình thức đơn giản, dạy học một cách dập khuôn thì trẻ cũng sẽ không hứng 
thú và học hát một cách thụ động, và trẻ hát mà không có
 6/15 trẻ thì hiệu quả của tiết học sẽ tôt hơn rất nhiều. Vậy nên cô cần sử dụng thành thạo phần 
mềm làm nhạc.
 Để tiết học phong phú thì đạo cụ, đồ dùng của giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo 
phong phú, đầy đủ, bắt mắt để tập trung sự chú ý của trẻ để làm được điều này tôi chuẩn 
bị chu đáo đầy đủ đồ dùng như: đàn, tivi,hình ảnh hay video liên quan đến bài hát để trình 
chiếu, mũ múa, dụng cụ âm nhạc (trống lắc, xắc xô, thanh la, mõ,.. )
 (Hình ảnh: Bộ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo phục vụ hoạt động âm nhạc)
 Với các dụng cụ gõ khác như: Vỏ dừa, lon bia... cô cho trẻ luân phiên sử dụng giữa 
các to trong giờ học để gây hứng thú cho trẻ, đồng thời khi sử dụng các nhạc cụ đó trẻ có 
thể đưa ra những nhận xét về âm thanh của từng loại.
 Với những dụng cụ có tính sáng tạo, mới lạ sẽ giúp trẻ đến với hoạt động âm nhạc 
một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển tai nghe 
chính xác hơn, cảm thụ âm nhạc đồng bộ hơn, và thể hiện bài hát tốt hơn.
 Để dạy trẻ hát thuộc bài hát không nhầm lời đôi khi cô phải sử dụng đồ dùng trực 
quan để giúp trẻ tri giác và gợi nhớ nội dung bài hát.
 2. Biện pháp 2: Luyện thanh để hình thành kỹ năng ca hát cơ bản cho trẻ
 Để trẻ có giọng hát tốt thì mỗi ngày tôi dành cho trẻ 10 đến 15 phút tập luyện thanh 
cho trẻ để trẻ nắm được một số kỹ năng đơn giản khi học hát như: Cách lấy hơi, cách phát 
âm nhả chữ (hát bằng giọng tự nhiên) ...Mặc dù không phải một giáo viên thanh nhạc 
nhưng qua thời gian đào tạo để trở thành một giáo viên mầm non bằng sự ham học hỏi của 
mình tôi cũng tìm tòi và học hỏi được một số kinh nghiệm luyện thanh cho mình từ đó tôi 
truyền tải cho trẻ với mong muốn dành cho trẻ những những gì tốt đẹp nhất, tôi dạy trẻ 
bằng những kinh nghiệm thực tế có hiệu quả của bản thân để trẻ có kỹ năng cơ bản về âm 
nhạc như sau:
 * Tập lấy hơi cho trẻ
 Để lấy hơi cho trẻ tôi dạy trẻ lấy hơi bằng cả cánh mũi và miệng tôi và trẻ phải sử 
dụng cơ bụng để lấy hơi.Trước tiên cần tập lấy hơi từ chậm đến nhanh để tạo ra thói quen. 
Lấy hơi là bài học vô cùng quan trọng có tính quyết định đến thành quả bài hát vậy nên 
phải luyện tập cho trẻ để trẻ giũ hơi được lâu, đồng thời tập đẩy hơi liên tục từ chậm đến 
nhanh. Nhưng để trẻ tập lấy hơi cho trẻ theo yêu cầu của cô một cách hứng thú thì cô lại 
cần phải tổ chức buổi tập qua hình thức trò chơi.
 Ví dụ: Trò chơi “im lặng” để chơi được trò chơi trẻ sẽ phải hít một hơi thật sâu bằng 
cả mũi và miệng hóp cơ bụng lại và thở ra từ từ làm sao cho không
 Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non nghe thấy 
tiếng động của hơi thở khi thở ra và lưu ý khí chơi trẻ sẽ hít sâu và hóp bụng lại và thở ra 
từ từ bằng miệng.
* Dạy trẻ giữ nhịp cùng tông bài hát:
Để giữ được nhịp cùng tông bài hát thì bài học cho trẻ đó là luyện 5 âm a,l,o,e,u trong 
 8/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ca_hat_cho_tre_4_5_tuoi_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.pdf