SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

Tháng 8 năm 2019 tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ dạy lớp 4-5 tuổi B3, ngay từ đầu năm tôi nhận thấy các con học sinh lớp tôi khá là ngoan. Tuy nhiên một số những kĩ năng tự phục vụ của trẻ vẫn chưa được tốt. Vẫn còn khá nhiều trẻ chưa tự giác xúc ăn, nhất là khi trẻ ở nhà thì thường để ông bà, bố mẹ xúc cơm cho . Nhiều trẻ còn chưa biết tự mặc quần áo và thường để quần áo bừa bộn. Một số trẻ khi đến lớp thường hay để bố mẹ cất balo và giầy dép hộ, khi trẻ tự cất và xếp dép thì thường không được gọn gàng... Vậy phải làm thế nào để hình thành cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ hàng ngày, các bậc cha mẹ phải làm gì và đâu là giải pháp tốt nhất cho giáo viên và nhà trường? Xuất phát từ những vấn đề trên hơn nữa là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục các trẻ 4- 5 tuổi nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non ” này với mục đích giúp trẻ có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân tốt, luôn tự giác và tích cực khi làm mọi nhiệm vụ mà người lớn giao.
docx 14 trang skmamnon 28/12/2024 821
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non
 như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và 
thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé 
nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có 
thể xảy ra. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 Tháng 8 năm 2019 tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ dạy lớp 4-5 tuổi 
B3, ngay từ đầu năm tôi nhận thấy các con học sinh lớp tôi khá là ngoan. Tuy nhiên 
một số những kĩ năng tự phục vụ của trẻ vẫn chưa được tốt. Vẫn còn khá nhiều trẻ 
chưa tự giác xúc ăn, nhất là khi trẻ ở nhà thì thường để ông bà, bố mẹ xúc cơm cho 
. Nhiều trẻ còn chưa biết tự mặc quần áo và thường để quần áo bừa bộn. Một số trẻ 
khi đến lớp thường hay để bố mẹ cất balo và giầy dép hộ, khi trẻ tự cất và xếp dép 
thì thường không được gọn gàng... Vậy phải làm thế nào để hình thành cho trẻ những 
kĩ năng tự phục vụ hàng ngày, các bậc cha mẹ phải làm gì và đâu là giải pháp tốt 
nhất cho giáo viên và nhà trường? Xuất phát từ những vấn đề trên hơn nữa là một 
giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục các trẻ 4- 5 tuổi nên tôi đã mạnh 
dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi qua việc 
tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non ” này với mục đích giúp trẻ 
có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân tốt, luôn tự giác và tích cực khi làm mọi nhiệm 
vụ mà người lớn giao.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi 
4-5 tuổi qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non” nhằm:
 - Giúp trẻ có kĩ năng tốt tự phục vụ không thụ động, không để người khác 
phục vụ, 
 - Trẻ có khả năng hòa nhập công đồng tốt, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi 
người.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Trẻ mầm non mẫu giáo nhỡ lứa tuổi 4-5 tuổi
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 - Phương pháp thu thập thông tin
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
 - Phương pháp thực hành
 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU nói ra những việc mà mình đã làm. Kĩ năng tự phục vụ này cũng kích thích sự phát 
triển tư duy, khi trẻ thực hiện những hành động
 II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
 Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 4- 5 tuổi. 
Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ chuẩn. Lớp có 24 trẻ: 13 nữ, 11 nam. Phần lớn phụ 
huynh đều làm kinh doanh, công chức và nghề nông, một số thì đi làm ở xa nên 
không có nhiều thời gian để quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục cho con em mình. 
Đa số phụ huynh là nhờ vào giáo viên để chăm sóc và giáo dục cho con em mình. 
Một số không ít phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ quá chưa cần phải học nhiều,làm 
nhiều, trẻ chỉ đến lớp vui chơi với bạn được cô chăm sóc, cho ăn là đủ. Là một giáo 
viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chăm sóc trẻ tôi càng nhận thấy tầm quan trọng 
của việc rèn những kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Việc rèn kĩ năng phục vụ cho trẻ 
không phải là những công việc to tát mà chỉ là những thao tác rất đơn giản như trẻ 
biết rửa tay, lau mặt, tự lấy thức ăn, tự thay quần áo,  Việc rèn luyện các kĩ năng 
tự phục vụ là tiền đề quan trọng cho việc học tập và phát triển toàn diện của trẻ. 
Chính việc phát triển tính độc lập, khả năng tập trung và làm theo các chỉ dẫn đơn 
giản là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Một trong 
những vấn đề quan trọng hàng đầu giúp trẻ hòa nhập trong cuộc sống và học tập là 
bảo đảm cho trẻ tự tin ở khả năng của mình.
 1. Thuận lợi
 Trường chúng tôi là trường Mầm non ở khu vực giáp Thành Phố. Chính vì vậy 
một số phụ huynh không có nhiều thời gian chăm sóc giáo dục thì bên cạnh đó có 
phụ huynh rất quan tâm tới chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Họ luôn sẵn 
sàng giúp đỡ, ủng hộ giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
để con em họ có được những gì tốt đẹp nhất. Không chỉ ủng hộ về vật chất, tinh thần 
mà còn cả thời gian nữa.
 Học sinh lớp tôi đa số rất ngoan, nhanh nhẹn, dễ hòa nhập và thích nghi với 
môi trường. Trẻ được cha mẹ trang bị đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần khi đến 
trường. Các con đi học đều.
 Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình với trẻ và tâm huyết với nghề. Ban giám 
hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn, nâng cao trình độ, chuyên 
môn nghiệp vụ và trang bị các cơ sở vật chất đầy đủ.
 2. Khó khăn
 Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ được sống trong môi 
trường quá bao bọc khiến trẻ có thói quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỉ và Ở kĩ năng xỏ tất có 54,2 % số trẻ đạt được yêu cầu, 45,8 % số trẻ chưa đạt được 
yêu cầu.
 Ở kĩ năng trực nhật có 20,8 % trẻ đạt được yêu cầu, 79,2 % trẻ chưa đạt được 
yêu cầu.
 Từ những số liệu trên cho thấy những kĩ năng tự phục vụ của các trẻ vẫn còn 
ở mức thấp. Vì vậy tôi đã mạnh dạn trang bị những kiến thức về các kĩ năng tự phục 
vụ ở trẻ và kiên trì bền bì rèn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lớp tôi thông 
qua đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4 -5 tuổi qua việc tổ 
chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non”.
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT RÈN KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO 
TRẺ 4-5 TUỔI QUA VIỆC TỔ CHỨC CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY 
Ở TRƯỜNG MẦM NON
 1. Những biện pháp
 1.1: Biện pháp 1: Đưa ra nội quy lớp học và giao nhiệm vụ cho trẻ
 1.2: Biện pháp 2: Làm mẫu các hoạt động để trẻ thực hiện theo
 1.3: Biện pháp 3: Cô sử dụng tranh ảnh, video, truyện, bài hát để rèn kĩ năng 
tự phục vụ cho trẻ
 1.4: Biện pháp 4: Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng và tuyên 
dương trẻ kịp thời
 1.5: Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
 2. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
 2.1. Biện pháp 1: Đưa ra nội quy lớp học và giao nhiệm vụ cho trẻ
 Mục đích của biện pháp này là giúp cho trẻ hiểu được những công việc mình 
cần phải làm và trẻ sẽ thực hiện những công việc này một cách tự giác.
 Nội dung của biện pháp này là giáo viên phải xây dựng nội quy lớp học và thỏa 
thuận với trẻ về những công việc mà trẻ làm hàng ngày, gợi cho trẻ tự nói ra những 
công việc mình cần làm trong ngày như rửa tay trước khi ăn, tự xúc cơm, cất bàn ghế 
sau khi đứng dậy, tự thay quần áo khi ra nhiều mồ hôi và giờ nào thì việc ấy. Giáo viên 
sẽ quy ước bằng những hình ảnh để cho trẻ dễ tri giác, hình dung ra những kĩ năng tự 
phục vụ mà trẻ phải làm. Những trẻ làm đúng sẽ được tuyên dương, nhận phần thưởng, 
những trẻ chưa làm sẽ bị nhắc nhở và phê bình.
 Để rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, cô có thể tạo tình huống rồi giao việc cho trẻ. 
 Ví dụ như cô nói với trẻ là cô cảm thấy rất khát nước, điều đó sẽ gợi cho trẻ 
những cảm xúc tích cực. Trẻ sẽ đưa ra những ý kiến và có rất nhiều trẻ sẽ xung phong 
đi rót nước để mời cô. từ trên xuống dưới để cho quần không bị nhăn, sau đó gấp từng phần lại cho gọn 
gàng.
 Đối với giờ ăn, tôi có bảng phân công nhiệm vụ bàn trưởng bê bát, xếp thìa vào 
khay cho các bạn ở bàn, lịch phân công được tôi đổi theo tuần để bạn nào trong lớp 
cũng có cơ hội được thể hiện mình. Việc dạy trẻ kĩ năng xúc cơm, trước tiên tôi dạy 
trẻ cách cầm thìa đúng, các con cầm thìa bằng tay phải, ngón trỏ và ngón cái cầm 
cán thìa, tay còn lại giữ bát, trong khi ăn cẩn thận không làm rơi vãi cơm ra bàn, khi 
ăn không nói chuyện to. Cô phân tích cho trẻ hiểu việc trẻ biết tự giác xúc ăn sẽ giúp 
trẻ có cơ thể khỏe mạnh, cao lớn và làm được nhiều việc có ích.
 2.3. Biện pháp 3: Cô sử dụng tranh ảnh, video, truyện, bài hát để rèn kĩ năng 
tự phục vụ cho trẻ.
 Mục đích của biện pháp này là tạo sự hứng thú cho trẻ, giáo dục kĩ năng tự phục 
vụ cho trẻ. Thông qua các nhân vật, các tình tiết trong câu chuyện, hay bài thơ, bài 
hát, video trẻ sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho mình những 
việc và qua đó trẻ cũng sẽ có thể hình dung ra những công việc mình cần làm.
 Nội dung của biện pháp này là lựa chọn các hình ảnh, các tác phẩm, các đoạn 
phim có nội dung về việc thực hiện những kĩ năng tự phục vụ ở trẻ. Khi trẻ xem 
xong những tác phẩm, các hình ảnh, các đoạn phim đó trẻ sẽ biết thực hiện và tự 
giác thực hiện những công việc của mình.
 Trong việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ tôi cũng đã sưu tầm một số câu 
chuyện để giúp trẻ có ý thức tự giác và chủ động khi thực hiện những công việc của 
mình.
 Tôi nhận thấy một số bạn ở lớp tôi vẫn còn chưa có ý thức tự giác khi đánh răng 
hàng ngày. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy nhiều bạn vẫn không đánh răng cho 
dù bố mẹ đã nhắc nhở. Để giúp trẻ tự giác trong việc đánh răng, tôi kể cho trẻ nghe 
câu chuyện “Gấu con bị đau răng”. Với nội dung câu chuyện là một bạn Gấu vì ăn 
nhiều kẹo ngọt và đã quên không đánh răng trước khi đi ngủ nên bạn ấy đã bị những 
chú sâu răng đục khoét các kẽ răng và bạn ý cảm thấy rất khó chịu vì bị đau răng. 
Khi bạn ý có ý thức đánh răng thường xuyên thì răng của bạn ấy đã không bị đau vì 
những chú sâu răng nữa đến đục khoét nữa. Qua câu chuyện này trẻ hiểu được tác 
dụng của việc đánh răng đều đặn hàng ngày và trẻ sẽ luôn có ý thức tự giác khi đánh 
răng lúc buổi tối chuẩn bị đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
 Để giúp trẻ có ý thức cất đồ dùng học tập và cất đồ chơi sau khi choi xong, tôi 
đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nước mắt của Gấu bông”. Câu chuyện kể về một bạn 
nhỏ được bố mẹ tặng cho một chú Gấu bông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh nhân dịp áo và đi dép xong sớm sẽ được xếp hàng đầu tiên. Điều đó đã khuyến khích trẻ sẽ 
có ý thức hơn, tự giác hơn và không cần cô phải làm hộ.
 Tôi cũng tổ chức những buổi trình diễn thời trang cho trẻ biểu diễn những trang 
phục cho chính mình tự chọn hôm trước và trao giải cho những bạn có trang phục 
đẹp và phù hợp. Qua cuộc thi này giúp trẻ cảm thấy hào hứng khi được tự tay chuẩn 
bị quần áo cho mình để dự thi biểu diễn thời trang.
 Khi trẻ làm được bất cứ việc gì tốt, giáo viên cũng nên chụp lại hình ảnh của 
trẻ, hoặc có thể nhờ gia đình của trẻ chụp lại những bức ảnh mà trẻ đã làm các công 
việc ở nhà của mình. Qua những bức ảnh đó, cô có thể giới thiệu với các trẻ khác, 
tuyên dương và khen ngợi trẻ về những kĩ năng mà trẻ đã tự làm. Trẻ sẽ cảm thấy tự 
hào khi được nhìn thấy những hình ảnh về công việc mình đã làm và sẽ cố gắng phấn 
đấu và tự giác hơn khi làm những việc khác. Các trẻ khác sẽ học tập được các kĩ năng 
của bạn mình và phấn đấu cho mình.
 Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành 
công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất. Cụ thể giáo viên 
luôn đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. Cần lưu ý hạn 
chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản. Thay vào 
đó là những lời động viên tích cực như: con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm 
vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã cất dép cho cô, cảm ơn con vì đã xách đồ cho 
cô. Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm, 
cuối tuần sẽ được những phần quà mà cô tặng, ban giám hiệu nhà trường sẽ cho đi 
công viên, cô sẽ cho đi vườn bách thú. Sau mỗi chủ đề cô lại tặng quà cho các bạn 
có kĩ năng phục vụ tốt. Không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu 
không đầy đủ về giá trị của lao động.
 2.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
 Giáo viên sẽ tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong công tác rèn các 
kĩ năng tự phục vụ của trẻ. Giáo viên có thể đề xuất những biện pháp hướng dẫn 
giúp các bậc cha mẹ dạy trẻ những kĩ năng tự phục vụ.Giáo viên đưa ra lời khuyên 
cho các bậc cha mẹ không nên làm hộ các công việc của con mình. Nếu trẻ tự làm 
mà có mất nhiều thời gian đi chăng nữa thì cũng không nên cảm thấy khó chịu mà 
làm thay trẻ, nếu trẻ làm mất nhiều thời gian và gần đến giờ đi học thì hôm đó cha 
mẹ có thể làm hộ cho trẻ nhưng hôm sau sẽ chuẩn bị sớm hơn thì trẻ sẽ không bị 
muộn giờ học nữa. Dần dần kĩ năng của trẻ sẽ tiến bộ hơn, trẻ sẽ làm nhanh hơn và 
rất tự giác làm các công việc của mình. Trong gia đình nên phân công công việc cho 
từng thành viên. Riêng đối với trẻ nhỏ, cần để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_lua_tuo.docx