SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

Trên thực tế nhiều đồng nghiệp đang chú trọng quan tâm nhiều đến các nội dung, hoạt động chuyên môn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến sự an toàn tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của lớp, trường, tác động có hiệu quả rất lớn về sự an toàn cho trẻ.
Với đặc điểm tâm sinh lý và sức đề kháng còn yếu, khả năng tư duy, ghi nhớ đang phát triển không bền vững. Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cần được thực hiện trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua đề tài này tôi muốn đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.
docx 14 trang skmamnon 20/06/2024 2360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
 phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục an toàn phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ trong lớp tôi phụ trách nói riêng và toàn trường nói chung.
 Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề phòng tránh 
tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Trong quá trình công 
tác, cá nhân tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến 
thức và phương pháp giảng dạy, đồng thời mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng “Một số biện 
pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
 1.2. Điểm mới của đề tài
 Trên thực tế nhiều đồng nghiệp đang chú trọng quan tâm nhiều đến các nội dung, hoạt 
động chuyên môn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến sự an toàn 
tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
 Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp 
với tình hình của lớp, trường, tác động có hiệu quả rất lớn về sự an toàn cho trẻ.
 Với đặc điểm tâm sinh lý và sức đề kháng còn yếu, khả năng tư duy, ghi nhớ đang phát 
triển không bền vững. Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cần được thực hiện trong 
xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong tổ 
chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong 
hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua đề tài này tôi muốn đề xuất 
một số kinh nghiệm để góp phần trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường 
mầm non nơi tôi đang công tác.
 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài.
 Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại lớp học nơi tôi công tác để phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy nói riêng và trong toàn trường mầm non nói chung 
trong năm học 2019-2020. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường 
mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể’ áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
 Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ 
yếu là những giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi đang giảng dạy 
nói riêng và trong toàn trường mầm non nói chung.
 2 Một số khu vực lớp khi xây dựng chưa phù hợp với độ tuổi, nhà vệ sinh chưa có chỗ 
thoát nước nhanh dễ dàng, phòng kho còn chật hẹp, đồ dùng nhiều, chất cao dễ gây nguy hiểm.
 2.1.4. Điều tra thực tiễn.
 Một số trẻ hiếu động chưa điều chỉnh được hành vi đúng sai có thể ảnh hưởng đến sức 
khỏe như: Chạy nhảy, nghịch với các dị vật, nước, đá, sỏi...Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn 
đến tai nạn thương tích cho trẻ: 35% đạt yêu cầu.
 Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, để’ công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho 
trẻ một cách hiệu quả và có tính bền vững. Với trách nhiệm của một giáo viên bản thân thấy 
được vai trò to lớn của việc phòng tránh tai nạn thương tích ở trong lớp nói riêng và nhà trường 
nói chung vô cùng quan trọng đối với người làm công tác giáo dục và đặc biệt rất quan trọng 
đối với trẻ. Và đây cũng chính là động lực để giúp tôi suy nghĩ, trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi 
thử nghiệm các biện pháp chỉ đạo nhằm hạn chế tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học và 
trường mầm non nơi tôi công tác góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ xứng 
đáng là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh trong và ngoài địa bàn.
 2.2 Các giải pháp.
 Trong quá trình thực hiện đề tài để công tác phòng tránh tai nạn thương tích ở lớp tôi 
đem lại hiệu quả thì đòi hỏi phải có thời gian nhất định không dễ dàng ngày một ngày hai mà 
đạt được. Song qua thời gian thực hiện đã có kết quả khả quan. Sau đây là những biện pháp 
mà bản thân đã lựa chọn áp dụng và đưa ra thực nghiệm.
 2.2.1. Tích cực tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức nghiệp vụ sư phạm về việc 
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường mầm non.
 Bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp nên việc chăm sóc và đảm bảo 
an toàn cho trẻ trong lớp rất quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn 
cho trẻ trong lớp, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững 
kiến thức, kỹ năng phòng, chống xử lý tình huống tai nạn xảy ra với trẻ. Tôi bam vao kê'hoạch 
cua Nhà trường đê lên kê 'hoạch cu thê cho tưng thang. Tìm hiểu kỹ và nắm vững Thông tư 
số 13/2010/TT- BGD&ĐT về thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm 
non. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích là nội dung tích hợp, lồng ghép nên ngoài 
những nội dung, kiến thức nắm được thông qua tập huấn bồi dưỡng của nhà trường, bản thân 
tôi cũng tích cực tìm hiể’u thêm qua tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, 
phòng, chống, xử trí tai nạn thương tích thường gặp, tham khảo tài liệu Trung tâm y tế, các 
 4 nguy hiểm đến trẻ. Xây dựng lớp nề nếp, giờ nào việc ấy, đoàn kết và bao quát trẻ tốt.
 + Phòng ngừa tai nạn giao thông: Trường phải có cổng, hàng rào và được đóng mở 
theo giờ giấc quy định. Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi 
khi trường ở gần đường. Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu 
vực gần trường học. Thường xuyên giáo dục trẻ thực hiện luật an toàn giao thông.
 + Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc: Phòng học, bếp ăn và các phòng chức năng khác 
phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn điện cho trẻ. Không cho trẻ tới bếp nấu nướng, 
nhà để nước máy.
 + Phòng ngừa đuối nước: Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách. 
Giếng, bể nước và các dụng cụ chứa nước trong trường, lớp phải có nắp đậy an toàn.
 + Phòng ngừa điện giật: Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để’ dây trần, 
dây điện hở, bảng điện để’ tầm cao so với trẻ.
 + Phòng ngừa ngộ độc thức ăn: Không cho bán và mang quà bánh trong trường. 
Kiể’m tra việc tiếp phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, lưu thực phẩm sống, chính 
hàng ngày.
 Qua những đợt tham gia bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục và Nhà trường tổ 
chức, đồng thời bản thân tôi sắp xếp thời gian khoa học để tự bồi dưỡng. Tôi đã hiể’u và phân 
loại được các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ theo nhiều nguyên nhân. Hiể’u được những 
nguyên nhân nao la'trực tiêp va' nguyên nhân nao la'dán tiếp...việc này giúp cho tôi phòng 
tránh tai nạn cho trẻ một cách hiệu quả. Tất cả các nội dung trên đều được tôi áp dụng thực 
hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, trong thời gian vừa qua trẻ lớp tôi không 
xảy ra các tai nạn thương tích. Trẻ được tham gia các hoạt động an toàn từ trong lớp cho đến 
ở gia đình trẻ.
 Có thể’ nói, viêc tự hoc tự bôi dương la'y 'thưc trach nhiêm, nghia vu cua môĩ giao 
viên.
 2.2.2. Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hoạt 
động.
 Đối với trẻ mầm non, trường lớp gắn bó với trẻ như gia đình của trẻ, là ngôi nhà thứ 
hai của trẻ. Tất cả mọi thứ trong ngôi nhà thứ hai ấy phải luôn luôn được tươi mới, sạch sẽ, 
gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Từ những vật dụng như bàn, 
ghế, tủ, kệ, giá góc, sàn nhà, tường, không gian lớp học, các đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ...đều 
 6 nhắc nhở trẻ những đồ vật nào, vị trí nào an toàn, đồ vật nào, vị trí nào không an toàn để’ trẻ 
tự mình phòng tránh cho bản thân.
 Môi trường trong lớp học rất quan trọng, nhưng môi trường ngoài lớp học cũng quan 
trọng không kém. Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan 
trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ, là yếu tố giúp trẻ phát triể’n toàn diện.Thông 
qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học, trẻ được tiếp xúc trải nghiệm với sự vật hiện tượng xung 
quanh. Nói như vậy để’ khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường ngoài lớp học 
đối với trẻ.
 Môi trường ngoài lớp học ở trường tôi khá chật hẹp, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời 
đã sử dụng lâu năm. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy vì vậy tiềm ẩn nguy cơ tai 
nạn thương tích. Tôi đã chủ động tham mưu với BGH nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp 
các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, chậu hoa cây cảnh phù hợp, lối đi lại thuận tiện. Sân chơi luôn 
khô ráo, thoáng mát, không bị mốc meo trơn trượt. Cổng trường chính, cổng trường phụ luôn 
đóng kín. Hàng rào xây cao 120cm, phía trên có sắt nhọn tránh kẻ xấu lợi dụng trèo qua dễ 
dàng bắt cóc trẻ.
 Có thể nói, thời gian qua, nhờ áp dụng những biện pháp trong xây dựng môi trường an 
toàn cho trẻ hoạt động có hiệu quả nên không có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra đối với trẻ trong 
lớp tôi.
 2.2.3. Bao quát tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ
 Bao quát tất cả các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường đối với giáo viên mầm 
non là rất quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, thích đùa nghịch, chạy nhảy nên thường 
dễ xảy ra các tai nạn. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải luôn bao quát, dõi theo tất cả các hoạt 
động của trẻ, không lơ là dù chỉ trong tích tắc để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
 Hoạt động đón trẻ, trả trẻ là hoạt động đầu tiên và cuối cùng trong ngày, khi nhận trẻ 
và trả trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh, tôi luôn chú ý quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn hay 
không, tổ chức các hoạt động chơi tự do nhưng vẫn luôn chú ý bao quát, kiểm tra và đếm 
thường xuyên tránh trường hợp trẻ chạy theo ba mẹ bị thất lạc.
 Hay trong các hoạt động học, nhất là các hoạt động tạo hình, các đồ dùng như bút chì 
màu, kéo, đất nặn rất dễ chọc vào mắt, nhét vào tai, mũi nếu trẻ đùa nghịch. Tôi luôn chú ý 
bao quát và nhắc nhở kịp thời.
 Đối với các hoạt động thể dục tôi chú ý nhắc nhở trẻ nên xếp hàng chờ đến lượt, không 
xô đẩy chen lấn. Các hoạt động ngoài trời là những hoạt động vui chơi chạy nhảy, đùa nghịch. 
Vì vậy, trước khi cho trẻ ra sân, tôi đã chú ý kiểm tra khu vực sân chơi khô hay ướt, tránh 
những chổ rong rêu, kiểm tra các đồ chơi. Khi trẻ chơi, tôi luôn chú ý nhắc trẻ không chơi quá 
 8 kéo, cắm ổ điện, thiết bị dùng điện người lớn. Hay Chủ đề Giao thông tôi lông ghep giao duc 
phòng tránh tai nạn thương tích băng cach giao duc tre không chơi đùa giữa lồng đường, phải 
vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi 
ngồi xe máy... Chủ đề: “Nước và mùa hè”: Tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ bằng cách giáo dục cho trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao, hồ, sông, suối khi 
không có người lớn đi cùng.
 Trong giờ ăn : Tôi chú ý nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa khi đang ăn 
dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai.
 Bên cạnh đó, trong một số hoạt động rèn kĩ năng sống, hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi 
chú ý dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích 
như không trèo cây, chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều đường dây điện.
 Nhờ vào việc rèn luyện một số kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó 
trẻ dần dần có kĩ năng biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
 Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua 
các hoạt động bước đầu hình thành cho trẻ nhận thức kĩ năng phòng tránh một số tai nạn 
thương tích thường gặp.
 2.2.5. Công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh
 Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích đối với phụ huynh là công việc 
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên 
phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu 
hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Đây là một trong những biện pháp 
mang lại hiệu quả nhất định. Nhận biết tầm quan trọng đó, tôi luôn chú ý tìm hiểu cách thức 
tuyên truyền có hiệu quả về phòng tránh tai nạn thương tích để tuyên truyền phối kết hợp phụ 
huynh mang lại kết quả tốt nhất.
 Trong các giờ đón trả trẻ, tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe trẻ để 
có biện pháp theo dõi, xử lý kịp thời. Trao đổi với phụ huynh trong việc đưa đón trẻ phải tận 
tay, không để trẻ tự đi vào lớp một mình, nhắc nhở phụ huynh tuyệt đối không chạy xe vào 
sân trường, tránh tình trạng cháu đi chạy tự do, dễ gây tai nạn giao thông. Nhắc nhở phụ huynh 
cho trẻ tham gia giao thông xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
 Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức có hiệu quả, dễ nhớ tôi làm các tờ thông báo một 
số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản dán ở góc tuyên truyền. Trang trí hình ảnh 
đẹp, dễ bắt mắt để phụ huynh lưu tâm đọc hàng ngày. Các hình ảnh xoay quanh các nội dung 
như (Đuối nước, bỏng, điện giật, ngã, hóc, sặc, vật nhọn đâm vào người, rách da, ngộ độc thực 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx