SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho 4-5 tuổi trong trường mầm non

Để có thể thực hiện được công tác đảm bảo an tính mạng cho trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non thì điều đầu tiên chúng tôi- những cô giáo mầm non cần trang bị cho bản thân đó là những kiến thức về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích một cách có hiệu quả. Với tuổi nghề 10 năm tôi đã nghĩ bản thân cần cố gắng nhiều hơn nữa để có thể chung tay cùng đồng nghiệp cùng nhà trường, cùng các bậc phụ huynh để tìm ra và khắc phục được các vấn để về tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non , mặc dù biết việc giáo dục trẻ biết cách phòng chống tai nạn thương tích là một việc không hề dễ dàng. Nhưng chúng tôi đã đồng lòng và quyết tâm cùng nhau cố gắng và từ đó tôi đã nghiên cứu và tìm ra sáng kiến đưa ra “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Sau khi đưa ra sáng kiến bản thân tôi tự nhủ sẽ phải cố gắng hết mình để có thể xây dựng được một môi trường giáo dục thạt đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng tránh tai nạn thương tích. Với mong muốn tất cả trẻ của trường mầm non Lãng Công luôn được sống và học tập trong một môi trường an toàn ở mọi lúc mọi nơi.
docx 23 trang skmamnon 11/01/2025 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho 4-5 tuổi trong trường mầm non
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu :
 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình và cũng 
chính là mầm non tương lai của đất nước ta. Là thế hệ nối dõi thông văn hóa dân tộc 
của đất nước ta.
“Trẻ em hôm nay
 Thế giới ngày mai"
 Trẻ em chính là những mầm non bé nhỏ đầy tiềm năng chính vì vậy việc chăm 
sóc nuôi dưỡng và bảo vệ các mầm non này là rất quan trọng và đầy thiết thực. 
Chúng ta luôn luôn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho các con để giúp các con 
có tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này. Tuy nhiên với tình trạng xã hội phát 
triển, khoa học kĩ thuật được nâng cao dẫn đến nhiều hệ lụy sảy ra khiến các trẻ em 
chịu ảnh hưởng không ít. Đó chính là vấn nạn mang tên “ tai nạn thương tích” với 
trẻ nhỏ. 
 Vì vậy trong công tác giáo dục trẻ hiện nay ngoài việc chăm sóc, giáo dục trẻ 
với các biện pháp tốt nhất hữu hiệu nhất thì việc quan trọng nữa chúng ta cần quan 
tâm và hành động luôn đó là cùng nhau chung tay bảo vệ trẻ phòng tránh tai nạn 
thương tích.
Chúng ta có định nghĩa về tai nạn thương tích như sau:
 Tai nạn là gì ? 
 Tai nạn là một sự việc mà chúng ta không ai có thể biết trước được và gây ra 
thương tích có thể nhận thấy được.
Ví dụ: một đứa trẻ trèo cây hái quả bị ngã gãy tay 
Một bạn nhỏ chạy vấp vào bàn và bị chảy máu đầu. 
 Thương tích là gì ? 
 Thương tích là: tổn thương của cơ thể do có sự va đập, có sự cọ sát, chạm vào 
những vùng nguy hiểm, hay do bị các đồ dùng, đồ vật sắc nhọn đâm vào gây hậu 
quả như gãy tay, chân, sưng đầu, chảy máu....
 Trong các nguyên nhân dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng của trẻ thì tại tai 
nạn thương tích chính là nguyên nhân hàng đầu.Tai nạn thương tích sảy ra và để lại 
rất nhiều biến chứng nguy hiểm về cả tinh thần và cơ thể của trẻ, nặng hơn nữa đó 
chính là nhưng ca tử vong do tai nạn thương tích. Chính vì vậy chúng ta cần quan 
tâm và chú trọng hơn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ cũng như việc 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Hãy coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng 
đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
 Là giáo viên tại trường mầm non Lãng Công được 10 năm tôi luôn luôn đặt 
hết tâm huyết của mình vào công việc và vào việc quan tâm chăm sóc cho trẻ. và tôi 
cũng và tôi cũng được biết đến nhiều câu chuyện đầy thương cảm của các bé gặp tai 
nạn thương tích tại các trường khác. 
 2 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Lãng Công – Xã Lãng Công- Huyện 
 Sông Lô - Vĩnh phúc.
- Số điện thoại: 0365883226
- E-mail: nguyenthikimdoan.gvc0langcong@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Đồng tác giả
- Họ và tên: 
 Lưu Thị Tuyết 
 Nguyễn Thị Kim Doan
 - Đơn vị : Trường mầm non Lãng Công - Sông Lô – Vĩnh Phúc
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 Ngày 07 tháng 09 năm 2021.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
 Năm học 2020-2021 được sự quan tâm và ủng hộ của Đảng ủy UBND Xã 
Lãng Công cùng toàn thể nhân dân trong xã nhà trường đã có được một ngôi trường 
khang trang và sạch đẹp.
 Đội ngũ Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết với công việc. Có trình đọ 
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
 Và năm học 2020-2021 Tôi nhận được sự phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi A2 
với số trẻ là 34 trẻ, trẻ lớp tôi đều rất ngoan ngoãn, hồn nhiên và đạt yêu cầu về thể 
chất, biết cảm nhận cái đẹp và trải nghiệm tốt với cuộc sống tươi đẹp ở quê hương 
mình. Đó là một thuận lợi lớn để tôi có thể hoàn thành được việc rèn luyện phát triển 
mục tiêu giáo dục. 
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên 
môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường luôn luôn tạo 
những điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn do Phòng Giáo 
Dục huyện Sông Lô và Tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức. 
 Nhận được sự ủng hộ và quan tâm của các bậc phụ huynh phối hợp với giáo 
viên và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp.
 b. Khó khăn:
Trẻ Mầm Non với đặc tính là hiếu động, vui chơi hết mình, thích tìm tòi và khám 
phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh, tuy nhiên sức đề kháng của trẻ còn yếu , nên 
rất dễ dẫn đến nguy cơ gây tại nạn thương tích.
Đồ dùng dạy học, đồ chơi của trẻ còn thiếu thốn. 
-Vì là vùng nông thôn nên việc phụ huynh nhận thức về kĩ năng phòng chống tai nạn 
thương tích cho trẻ chưa được cao và còn hạn chế.
- Do tình hình dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh nên các buổi gặp gỡ để tuyên 
truyền với phụ huynh chưa được nhiều.
-Trẻ hay nghỉ học, sỹ số trẻ ra lớp chưa cao.
Do đặc thù của vùng miền cũng như bản chất công việc ( nhà nông, công nhân) nên 
phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
 4 Trong lớp học của chúng ta có rất nhiều đồ vật, đồ chơi nên cũng ẩn chứa 
rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm với trẻ. Vì vậy việc chúng tôi cần làm đầu tiên 
trong môi trường lớp học đó là bố trí các khu vực chơi, góc chơi thật gọn gàng, ngăn 
nắp và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi hoạt động và chơi ở các góc. 
 Cần sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi một cách khoa học, các đồ vật sắc nhọn : 
kéo, bút chì, hay đồ chơi sắc nhọn chúng ta cần để trên cao , xa tầm với của trẻ. Vì 
như chúng ta biết đặc thù của trẻ mầm non là sự hiếu động và đặc biệt trẻ ở độ tuổi 
4-5. Với sự thích tìm tòi khám phá đồ vật của trẻ 4-5 thì trong quá trình học tập cũng 
như vui chơi rất dễ có thể sảy ra tai nạn thương tích. 
 Ví dụ như : giờ hoạt động : cắt dán ngôi nhà: trẻ sẽ rất dễ cắt vào tay trong 
quá trình sử dụng kéo để cắt, hoặc vô tình trẻ nghịch và cắt vào tay bạn...
Hay như: Giờ mĩ thuật: trẻ có thể dùng bút màu và vô tình chọc vào mũi bạn, mắt 
bạn, hoặc dùng đất nặn nhét vào tai, mũi mình cũng như vào mũi và tai bạn...
 Tất cả những sự vô tình đó đều có thể gây ra những tai nạn thương tích 
không mong muốn cho trẻ.
 Trên đây là về các đồ dùng học tập của trẻ, tiếp theo chúng ta cần chú ý đến 
cả đồ chơi hàng ngày của, với đò chơi của trẻ chúng ta cần rà soát thương xuyên để 
loại bỏ những đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng tạo thành những vật sắc nhọn nguy 
hiểm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.
 Ví dụ như: đồ chơi gạch xây nhà trong góc xây dựng của trẻ, do chất liệu là 
nhựa cứng nên trong quá trình chơi trẻ có thể làm vỡ từ đó tạo ra những góc cạnh 
sắc, nhọn.
Hay những đồ chơi lắp ghép cũ, bị vỡ hoặc sứt mẻ, cũng tạo thành những cạnh, góc 
sắc nhọn từ đó trong quá trình trẻ chơi có thể bị đâm vào tay, chân trẻ hoặc vô tình 
chọc vào bạn bên cạnh.....
 Tiếp nữa đó là những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, đồ chơi lego 
của trẻ có thẻ bị đứt, bị rơi ra khi cô chưa kịp thấy và trẻ sẽ lấy đó làm đồ chơi để 
chơi mà các con không thể lường trước được nguy hiểm, có thể sẽ nuốt hoặc nhét 
vào mũi, vào tai bản thân mình cũng như vào bạn trong lớp..... như vậy sẽ rất nguy 
hiểm cho tính mạng của trẻ.
 6 như sắp xếp các đồ dùng đồ chơi một cách khoa học và an toàn cho trẻ ở mọi lúc 
mọi nơi.
 Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ ngoài lớp học.
 Song song với việc xây dựng môi trường an toàn bên trong lớp học thì chúng 
ta cũng cần phải xây dựng môi trường bên ngoài lớp học một cách phù hợp để đảm 
bảo an toàn cho trẻ. Như chúng ta đã biết thì các hoạt động ở môi trường bên ngoài 
lớp học cũng là nơi trẻ mầm non thích thú và muốn được hoạt động nhất. 
 Và môi trường hoạt động bên ngoài lớp học cũng góp phần quan trọng trong 
quá trình học tập và phát triển các kĩ năng của trẻ một cách toàn diện. Các hoạt động 
ở môi trường bên ngoài lớp học giúp trẻ được trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng, 
xung quanh, giúp trẻ thỏa mãn niềm đam mê khám phá thiên nhiên cũng như phát 
triển hoàn thiện các giác quan và tư duy của mình.
 Như vậy chúng ta có thể biết được hoạt động môi truờng ngoài lớp học đối 
với trẻ là rất quan trọng, vì vậy các nhà trường cần xây dựng một môi trường hoạt 
động ngoài trời phù hợp với trẻ để có thể giúp trẻ vừa được thỏa mãn đam mê vừa 
được phát triển toàn diện.
 Được sự quan tâm của Đảng Bộ Xã, UBND xã cùng nhân dân địa phương, 
trường mầm non Lãng Công đã được xây dựng mới vào năm học 2018-2019. Từ lớp 
học cho đến khuôn viên trong và ngoài trường học đã được làm mới và phù hợp với 
lứa tuổi trẻ mầm non để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 
 Tuy nhiên số đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi bên ngoài sân trường chưa có 
nhiều và số trẻ của toàn trường thì đông nên các đồ dùng đồ chơi cũng đang dần có 
sự xuống cấp dẫn đến có nhiều tiềm ẩn gây nên nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi hoạt 
động ngoài lớp học như: cầu trượt bị vỡ
 8 cao để kẻ xấu không thể lợi dụng vào bắt cóc trẻ.Tất cả các lan can trong trường phải 
được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ. 
 Ở trừờng tôi hiện đang xây dựng thêm phòng học mới nên có rất nhiều nguy 
cơ gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên Ban giám hiệu nhà trường đã rất sát sao và cẩn 
thận trong việc khoanh vùng khu vực thi công và cũng như bao bọc, che chắn khu 
vực thi công một cách đảm bảo và an toàn cho trẻ.
 Hình ảnh công trình của nhà trường được bao bọc đảm bảo an toàn
 Đối với khu vực nhà bếp cũng cần được xây dựng cách xa khu vực nhớm 
lớp để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ. Khí gas là 
một khí không tốt đối với sức khỏe của trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây 
ô nhiễm không khí (như hơi than tổ ong, khí ga ...) trẻ sẽ rất dễ bị ngộ độc không 
khí. 
 Với các bể nước cũng cần để ở xa khu sân chơi và lớp học, phải luôn được 
đậy nắp, khóa cẩn thận.
 10 bản thân mình trước những nguy hiểm đó. Điều phụ huynh nên làm lúc này đó chính 
là phối hợp cùng cco giáo để hướng dẫn trẻ và giúp trẻ hình thành các kĩ năng cần 
thiết để phòng tránh các tai nạn thương tích.
 Hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn. Nguồn điện là một trong số 
những mối nguy hiểm mà dễ lấy đi tính mạng của trẻ nhất. Hàng năm nước ta có rất 
nhiều các vụ việc thương tâm sảy ra với các trẻ nhỏ liên quan đến nguồn điện. Và 
nguồn điện cũng là nơi trẻ bắt gặp và dễ dàng tiếp cận nhất trong gia đình, trẻ có thể 
chơi với các thiết bị sử dụng điện hàng ngày một cách vô tư mà nếu không có sự 
kiểm soát của người lớn thì vô cùng nguy hiểm.
Ví dụ 1: Như trường hợp của bé H-T-TR tại trường mầm non Bình Phục – Huyện 
Thăng Bình – Tỉnh Quảng Nam bé đã tử vong khi vô tình chạm tay vào ổ điện. Để 
lại nỗi đau, mất mát quá lớn cho gia đình, nhà trường và người thân của bé. 
Ví dụ 2 : Trường hợp của bé H.T.A thôn Niêm Phò, Xã Quảng Thọ bé cũng bị tử 
vong do bị điện giật.
Và còn rất rất nhiều những vụ việc thương tâm nữa sảy ra. đây chính là lời cảnh tỉnh 
cho tất cả chúng ta.
 Từ đây chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ cách sử 
dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách, đặc biệt là đồ điện. Điều quan trọng đầu tiên khi 
dạy trẻ sử dụng điện mà cần lưu ý, đó là dạy trẻ biết cẩn thận khi sử dụng điện, chứ 
không phải sợ hãi hay tránh xa hoàn toàn. Hãy nói với con rằng, điện chỉ có thể làm 
tổn thương con nếu như con sử dụng sai cách. Và đừng quên chỉ cụ thể cho con sử 
dụng đúng cách là như thế nào:
 - Chúng ta cần dạy cho trẻ hiểu, điện không phải là một món đồ chơi, đừng chơi 
với nó. 
 - Trẻ không được tự ý rút phích cắm từ bất kỳ vị trí nào nếu như không có sự 
cho phép của cô giáo, cha mẹ người lớn.
 - Khi rút điện, không cầm nắm vào sợi dây điện để rút mà phải dùng ngón tay 
để rút phích cắm ra khỏi ổ cắm;
 - Khi tay đang ướt không được chạm vào các thiết bị điện;
 - Không dùng bất cứ thứ gì chọc vào, cắm vào ổ điện, kể cả ngón tay, ngón 
chân. 
 Để trẻ nhớ hết tất cả các nguyên tắc khi hoạt động với điện không phải dễ dàng 
nhất là khi các bé mải chơi. Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý việc dạy trẻ phải được diễn 
ra liên tục và thường xuyên để có thể trở thành những kỹ năng cho trẻ. Nếu có thể 
chúng ta có thể cùng trẻ xem những clip liên quan đến việc sử dụng điện an toàn, sử 
dụng hình ảnh trực quan sinh động các bé sẽ nhớ lâu hơn.
 VD: Qua tiết học KPKH: Trò chuyện về một số đồ dùng có sử dụng điện tôi 
dạy trẻ kỹ năng sau: Kỹ năng không được sờ vào những đồ dùng đang cắm điện, 
biết một số kiến thức tiết kiệm điện hiệu quả. Biết trao đổi về những lợi ích và những 
mối nguy hiểm của nguồn điện từ đó trẻ có được một số kỹ năng bảo vệ mình tránh 
xa những nơi có nguồn điện nguy hiểm. Giáo dục cho trẻ biết được các mối nguy 
hiểm như : bàn là, nước nóng, ổ điện các loại và những vật sắc nhọn
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_4.docx