SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp hợp lý cũng dẫn tới các ảnh hưởng về tâm lý, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Vì thế việc đảm bảo an toàn chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non. Mà người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này hơn ai hết chính là những giáo viên mầm non. Hơn nữa, thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển toàn diện hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề tôi đã đầu tư suy nghĩ để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp tôi phụ trách nói riêng và toàn trường nói chung. Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Trong quá trình công tác, cá nhân tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy, đồng thời mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non”. 1.2. Điểm mới của đề tài. Trên thực tế nhiều đồng nghiệp đang chú trọng quan tâm nhiều đến các nội dung, hoạt động chuyên môn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến sự an toàn tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của lớp, trường, tác động có hiệu quả rất lớn về sự an toàn cho trẻ. Với đặc điểm tâm sinh lý và sức đề kháng còn yếu, khả năng tư duy, ghi nhớ đang phát triển không bền vững. Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cần Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm y tế huyện, địa phương và phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị đồ dùng dạy học. Lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên trong lớp về việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất. 2.1.2. Khó khăn. Trẻ đông, lớp học, sân bãi chật hẹp nên việc xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là không thể không tránh khỏi. Trẻ ở độ tuổi này chưa ý thức được nguy cơ các tai nạn xảy ra, trẻ hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao. 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, bản thân tôi nhận thấy sở dĩ có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Trẻ nhỏ không có kỷ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích, chưa biết tránh xa các nơi nguy hiểm... Một số khu vực lớp khi xây dựng chưa phù hợp với độ tuổi, nhà vệ sinh chưa có chỗ thoát nước nhanh dễ dàng, phòng kho còn chật hẹp, đồ dùng nhiều, chất cao dễ gây nguy hiểm. 2.1.4. Điều tra thực tiễn. Một số trẻ hiếu động chưa điều chỉnh được hành vi đúng sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như: Chạy nhảy, nghịch với các dị vật, nước, đá, sỏi...Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ: 35% đạt yêu cầu. văn bản chỉ đạo của ngành, viết tuyên truyền phòng, tránh dịch bệnh, tự nghiên cứu học tập, tham gia các buổi tọa đàm nội dung quy chế xây dựng trường học an toàn trong nhà trường, đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra ở trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. Có rất nhiều nội dung và biện pháp về phòng tránh tai nạn thương tích mà tôi đã tìm hiểu, sưu tầm, lồng ghép thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt. Ví dụ: * Một số nội dung về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: + Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. + Tai nạn thương tích do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên + Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc dẫn đến các biến chứng khác. + Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải... + Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất). + Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống. + Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc. + Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương. + Phòng ngừa ngộ độc thức ăn: Không cho bán và mang quà bánh trong trường. Kiểm tra việc tiếp phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, lưu thực phẩm sống, chính hàng ngày. Qua những đợt tham gia bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục và Nhà trường tổ chức, đồng thời bản thân tôi sắp xếp thời gian khoa học để tự bồi dưỡng. Tôi đã hiểu và phân loại được các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ theo nhiều nguyên nhân. Hiểu được những nguyên nhân nào là trực tiếp và nguyên nhân nào là dán tiếpviệc này giúp cho tôi phòng tránh tai nạn cho trẻ một cách hiệu quả. Tất cả các nội dung trên đều được tôi áp dụng thực hiện trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, trong thời gian vừa qua trẻ lớp tôi không xảy ra các tai nạn thương tích. Trẻ được tham gia các hoạt động an toàn từ trong lớp cho đến ở gia đình trẻ. Có thể nói, việc tự học tự bồi dưỡng là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi giáo viên. 2.2.2.Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hoạt động. Đối với trẻ mầm non, trường lớp gắn bó với trẻ như gia đình của trẻ, là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tất cả mọi thứ trong ngôi nhà thứ hai ấy phải luôn luôn được tươi mới, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Từ những vật dụng như bàn, ghế, tủ, kệ, giá góc, sàn nhà, tường, không gian lớp học, các đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ...đều phải được chú ý quan tâm. Để làm tốt việc đảm bảo an toàn và xây dựng môi trường trong lớp phòng tránh được tai nạn thương tích thì mỗi giáo viên chúng ta phải phát huy hết khả năng của mình, phải làm việc bằng cái tâm, lòng yêu thương con trẻ thực sự. Là người trực tiếp gần gũi chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, nên việc tạo cho không gian lớp học gọn gàng sạch sẽ, sắp xếp lau dọn các đồ dùng đồ chơi trong lớp một cách khoa học là việc làm thường xuyên. Khi sắp xếp các kệ để đồ dùng học tập của trẻ, ngoài sách vở cần chú ý đến những đồ dùng như kéo, bút chì, hay đồ chơi ở Môi trường trong lớp học rất quan trọng, nhưng môi trường ngoài lớp học cũng quan trọng không kém. Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ, là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện.Thông qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học, trẻ được tiếp xúc trải nghiệm với sự vật hiện tượng xung quanh. Nói như vậy để khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường ngoài lớp học đối với trẻ. Môi trường ngoài lớp học ở trường tôi khá chật hẹp, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời đã sử dụng lâu năm. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy vì vậy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích. Tôi đã chủ động tham mưu với BGH nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, chậu hoa cây cảnh phù hợp, lối đi lại thuận tiện. Sân chơi luôn khô ráo, thoáng mát, không bị mốc meo trơn trượt. Cổng trường chính, cổng trường phụ luôn đóng kín. Hàng rào xây cao 120cm, phía trên có sắt nhọn tránh kẻ xấu lợi dụng trèo qua dễ dàng bắt cóc trẻ. Có thể nói, thời gian qua, nhờ áp dụng những biện pháp trong xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động có hiệu quả nên không có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra đối với trẻ trong lớp tôi. 2.2.3. Bao quát tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ Bao quát tất cả các hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường đối với giáo viên mầm non là rất quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, thích đùa nghịch, chạy nhảy nên thường dễ xảy ra các tai nạn. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải luôn bao quát, dõi theo tất cả các hoạt động của trẻ, không lơ là dù chỉ trong tích tắc để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Hoạt động đón trẻ, trả trẻ là hoạt động đầu tiên và cuối cùng trong ngày, khi nhận trẻ và trả trẻ trực tiếp từ tay phụ huynh, tôi luôn chú ý quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn hay không, tổ chức các hoạt động chơi tự do nhưng vẫn luôn chú ý bao quát, kiểm tra và đếm thường xuyên tránh trường hợp trẻ chạy theo ba mẹ bị thất lạc. tích thông qua hoạt động hàng ngày. Đây là biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp tôi. Trong một ngày ở trường của trẻ có rất nhiều hoạt động. Tôi xin chia sẽ một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả như sau: Giờ đón trẻ: Ngoài việc trò chuyện trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ, tôi luôn trò chuyện với trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm và các cách thức phòng tránh. Trong các giờ hoạt động chung: Lĩnh vực phát triển thể chất (hoạt động thể dục); Tôi luôn chú ý nhắc nhỡ các cháu xếp hàng trật tự, bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không xô đẩy bạn làm bạn ngã, không được chạy nhảy lung tung. Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ (hoạt động tạo hình): Tôi chú ý nhắc nhở trẻ không cho bút màu vào mũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa cầm kéo cắt giấy. Lĩnh vực phát triển nhận thức (hoạt động khám phá môi trường xung quanh): Chủ đề Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học “Một số đồ dùng gia đình” tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, cắm ổ điện, thiết bị dùng điện người lớn. Hay Chủ đề Giao thông tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa giữa lồng đường, phải vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy Chủ đề: “Nước và mùa hè”: Tôi lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ bằng cách giáo dục cho trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao, hồ, sông, suối khi không có người lớn đi cùng. Trong giờ ăn : Tôi chú ý nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa khi đang ăn dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai Bên cạnh đó, trong một số hoạt động rèn kĩ năng sống, hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi chú ý dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx