SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
Trẻ lứa tuổi mầm non không có nhiều kiến thức, kỹ năng ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Theo thống kê gần đây trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng nước sôi, thức ăn nóng, ngã, ngộ độc, nuốt phải dị vật, tai nạn giao thông, đuối nước, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ.
Vì vậy, bản thân là một giáo viên mầm non luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tôi cho rằng để tránh được những nguy cơ này thì “Nhà trường và cha mẹ cần dạy trẻ, trang bị cho trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ cần thiết ngay từ sớm là hết sức quan trọng” để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh những nguy hiểm ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động ở lớp, ở nhà. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023.
Vì vậy, bản thân là một giáo viên mầm non luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tôi cho rằng để tránh được những nguy cơ này thì “Nhà trường và cha mẹ cần dạy trẻ, trang bị cho trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ cần thiết ngay từ sớm là hết sức quan trọng” để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh những nguy hiểm ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động ở lớp, ở nhà. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B

1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ” Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của xã hội, vì vậy công tác chăm sóc giáo dục để phát triển toàn diện cho trẻ về Đức - Trí - Thể - Mỹ là nhiệm vụ hàng đầu của bậc học mầm non. Trong đó chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trường. Đối với trẻ mầm non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và một trong những nội dung trọng tâm đó chính là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các con khi đến trường, đến lớp. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà của toàn xã hội nói chung và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non nói riêng. Nói đến trường mầm non người ta sẽ nghĩ ngay đến việc chăm sóc và an toàn là trên hết, sau đó mới quan tâm đến chất lượng giáo dục. Sở dĩ như vậy, vì trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham học hỏi, muốn hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh mình. Đây là giai đoạn vàng để trẻ phát triển kỹ năng nhận thức, khả năng tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, từ đó hình thành kỹ năng vốn sống cần thiết cho trẻ sau này. Cũng chính bởi sự hiếu động, tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh, nhưng vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ còn quá ít, trẻ còn non nớt chưa có kiến thức, kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn, bảo vệ cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là sự thờ ơ, bất cẩn, thiếu sự quan tâm cần thiết của một bộ phận nhỏ người lớn, đồng thời cũng thiếu về điều kiện chăm sóc, cơ sở vật chất chưa đồng bộ đảm bảo vệ sinh, an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích cho trẻ. Hàng ngày chúng ta nghe không ít thông tin truyền thông nói về những vụ tai nạn thương tích ở trẻ em lứa tuổi mầm non, thậm chí những tai nạn dẫn đến tử vong ở trẻ. Hiện nay, các trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích phần lớn đều xảy ra trong trường học và tại gia đình do bất cẩn của người lớn. cơ sở vật chất, một số khác do môi trường sống xung quanh tác động, không ít trẻ phải đánh đổi tính mạng, không ít trong số đó phải chịu tàn tật suốt đời, đây là một vấn đề nhức nhối, đáng lưu tâm của các cấp các ngành và đặc biệt nỗi đau của chính gia đình những trẻ bị tai nạn thương tích. 3 + Phương pháp thực hành, trải nghiệm. + Phương pháp thống kê toán học. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tại trường mầm non Tả Thanh Oai B. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023. Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên toàn Thành phố Hà Nội. 5 thường xuyên tiềm ẩn nhiều tai nạn bất thường, đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Tai nạn xảy ra có khi trẻ ở nhà, trên đường phố, ngay trong trường học, ngoài sân chơi. Trẻ lại chưa đủ sức khỏe và kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đối phó với những nguy hiểm xung quanh mình. Chính vì vậy, việc giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là việc làm rất quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân. Tôi hi vọng với đề tài này sẽ góp phần nào đó giúp giáo viên, các bậc phụ huynh và cả cộng đồng nêu cao hơn trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn trẻ biết tự phòng chống tai nạn thương tích, có những biện pháp hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để trẻ luôn được sống, vui chơi và học tập trong môi trường an toàn, hạnh phúc. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung: Nhà trường có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445.7 m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, có đầy đủ các phòng chức năng, các khu vui chơi vận động, vui chơi sáng tạo, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường giao phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B3 với tổng số trẻ là 34 trẻ, trong đó lớp có 14 cháu nam và 20 cháu nữ. Lớp có 02 giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, 60% phụ huynh làm nông nghiệp, 10% phụ huynh làm công nhân viên chức, 30% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Lớp học rộng, thoáng mát, đảm bảo số trẻ/lớp theo quy định, được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo thông tư số 01 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Lớp học được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, hiện đại. Số trẻ đảm bảo số trẻ/lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Ban giám hiệu luôn quan tâm, sát sao trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống. Tạo điều kiện cho 100% giáo viên tham gia các buổi tập huấn, kiến tập giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, xây dựng môi trường lớp học theo hướng hiện đại xanh, an toàn, hạnh phúc. Bản thân có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn nhiệt tình, ham học hỏi, yên nghề mến trẻ, sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục theo hướng hiện đại. Nhận thức của trẻ khá đồng đều, đa số trẻ khoẻ mạnh và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Đa số cha mẹ học sinh lớp tôi đều rất nhiệt tình, ủng hộ, phối hợp với giáo viên 7 Nói được số điện thoại của bố 3 34 10 30% 24 70% mẹ Nhận biết các số điện thoại khẩn 4 34 10 30% 24 70% cấp: 113, 114, 115 Có kỹ năng phòng chống tai nạn 5 34 9 27% 21 73% thương tích Biết xử lý tình huống có thể gây 6 tai nạn thương tích cho mình 34 9 27% 23 73% Khảo sát kiến thức của phụ huynh về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tháng 9/2022 TS Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ STT Nội dung khảo sát giáo Đạt % đạt % viên Hiểu biết về kiến thức nguy cơ, yếu 1 34 14 41% 20 59% tố không an toàn với trẻ Có kỹ năng xử lý một số tai nạn 2 34 13 38% 21 62% thương tích cho trẻ khi ở nhà Thường xuyên ra soát, loại bỏ 3 những nguy cơ không an toàn với 34 14 41% 20 59% trẻ ở nhà Việc hướng dẫn trẻ kỹ năng tự bảo 4 vệ bản thân, kỹ năng sống cần thiết 34 15 44% 19 56% Qua khảo sát, tôi thấy kĩ năng phòng tránh tai nạn thương của trẻ lớp tôi là không đồng đều, phần lớn trẻ chưa có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc, bảo vệ của cô giáo và phụ huynh, hơn 75% trẻ chưa kỹ năng phòng chống tại nạn thương tích, kỹ năng xử lý tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân của, 60% phụ huynh lớp tôi có nhận thức chưa cao về kiến thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ qua bảng khảo sát. Qua đó tôi nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện biện pháp này. III. Biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc cho trẻ ở trường mầm non. Môi trường giáo dục trong trường mầm non có vai trò vô cùng quan trọng, đó là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Là yếu tố quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu 9 số trẻ hoạt động thoải mái, màu sắc hài hòa. Kết hợp các góc chơi với nhau một cách linh hoạt, dễ thay đổi, sử dụng hiệu quả phù hợp với kế hoạch giáo dục trẻ theo tháng, tuần, ngày. Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ, phù hợp với tầm với của trẻ, đảm bảo an toàn. (Hình ảnh: Các góc chơi trong lớp sắp xếp khoa học, hợp lý, an toàn) Lựa chọn các nguyên vật liệu, học liệu mở, vật liệu tái chế cho trẻ hoạt động ở các góc phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không độc hại về chất liệu, màu sắc. (Hình ảnh: Giáo viên sắp xếp nguyên vật liệu, học liệu an toàn ở góc chơi) Xây dựng các bảng chỉ dẫn, quy tắc về cách sử dụng các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: Dao, kéo, vặn xoáy bu lông ốc vít, ký hiệu an toàn với các thiết bị trong lớp như: Ổ điện, máy sấy tay, vòi nước rửa tay nóng, lạnh, bình nước nóng, lạnh để phòng tránh nguy cơ không an toàn có thể xảy ra với trẻ. (Hình ảnh: Ký hiệu an toàn trong lớp về ổ điện, bình nước nóng lạnh) Thiết kế làm các biển chỉ dẫn cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày như: Không sờ vào ổ điện, cảnh báo tránh trơn trượt trong nhà vệ sinh, cách xếp dép, cách rửa tay với bình nóng lạnh, treo và đặt để các chậu cây xanh chắc chắn an toàn ở các khu vực trong lớp. (Hình ảnh: Ký hiệu cảnh báo trơn trượt, sử dụng máy sấy tay trong nhà vệ sinh.) Để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện ngoài việc là các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Nơi trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng, ân cần, niềm nở của cô giáo, nơi trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng khởi, thích đi học để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hạnh phúc. Trò chuyện với trẻ xây dựng nội quy an toàn trong lớp học, xây dựng nội quy, bảng chỉ dẫn hoạt động an toàn tại các góc chơi, các khu vực chơi trong lớp. (Hình ảnh: Giáo viên trò chuyện với trẻ xây dựng môi trường của lớp) Bên cạnh đó, để tạo môi trường lớp học an toàn, hạnh phúc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo hướng hiện đại, ứng dụng các yếu tố STEAM vào các góc chơi trong lớp để tạo sự mới lạ, hiện đại cho lớp học nhằm thu hút trẻ đến lớp vui vẻ, ấm áp. Tôi nhận thấy việc xây dựng nhà vệ sinh thân thiện, gần gũi với trẻ cũng rất quan trọng sẽ tạo cảm giác an tâm, thoải mái cho trẻ hơn khi đến lớp. Chính vì vậy, với chủ đề năm học của nhà trường cũng như tiêu chí của lớp, tôi phối hợp với giáo viên trong lớp xây dựng mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện” cũng được tôi và giáo viên trong lớp kết hợp sắp đặt lại đồ dùng, các khu vực khoa học, bổ sung trang trí hệ thống các chậu cây xanh trong nhà vệ sinh an toàn, chắc chắn. Tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường trang bị hệ thống âm thanh tự động với những bản nhạc không lời có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng tình cảm giúp trẻ có cảm giác thoải mái và dễ chịu mỗi khi đi vào nhà vệ sinh, bố trí các biển chỉ dẫn, nội quy hướng dẫn trẻ hành vi văn minh
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx
SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.pdf