SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Trẻ mầm non cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Những gì xung quanh trẻ đều mới lạ, hấp dẫn, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác nên rất dễ lây nhiễm dịch bệnh như: Bệnh thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết, … Nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp(Covi19) đang bùng phát, lây lan rộng trên khắp địa bàn cả nước và thế giới. Nó đang “Tấn công” vào các bệnh viện, gia đình, trường học mẫu giáo, nhà trẻ…
Đó là một vấn đề hết sức cấp bách được toàn đảng toàn dân hết sức quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế nơi tôi đang giảng dạy, phần lớn phụ huynh là lao động chân tay và làm nghề tự do, một số khác thì công nhân ở xa nhà gửi con cho ông bà nuôi, nên chưa chú ý, chưa hiểu biết và quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh
cho trẻ. Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng phòng dịch bệnh cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có vốn kiến thức về kỹ năng phòng bệnh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”
Đó là một vấn đề hết sức cấp bách được toàn đảng toàn dân hết sức quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế nơi tôi đang giảng dạy, phần lớn phụ huynh là lao động chân tay và làm nghề tự do, một số khác thì công nhân ở xa nhà gửi con cho ông bà nuôi, nên chưa chú ý, chưa hiểu biết và quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh
cho trẻ. Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng phòng dịch bệnh cho trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có vốn kiến thức về kỹ năng phòng bệnh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” * Điểm mới của đề tài. Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng phòng bệnh” đối với trẻ, tôi thấy việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng phòng bệnh cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Với đề tài này tôi đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Bởi đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm, tìm ra nhiều biện pháp để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nhằm tạo ra một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, đảm bảo vệ sinh, không có dịch bệnhđể trẻ có đủ sức khỏe tham gia vào mọi hoạt động vui chơi và học tập. Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết các cách phòng bệnh khác nhau trong cuộc sống . 1.2. Phạm vi áp dụng. Đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” là một nội dung tuy còn mới mẽ nhưng rất cần thiết đối với trẻ mầm non. Đề tài này có khả năng ứng dụng ở trường mầm non tôi đang công tác và các trường mầm non trong huyện trong những năm học tiếp theo. 2. Phần nội dung. 2.1. Thực trạng: Ngôi trường nơi tôi công tác có bề dày thành tích về phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, là trường gương mẫu trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động. Đội ngũ giáo viên ở đây rất tâm huyết với nghề, tận tình và chu đáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Là giáo viên giảng dạy lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi, tôi xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình phải luôn gương mẫu ở mọi nơi, mọi lúc nhằm hình thành cho trẻ những kĩ năng phòng bệnh ban đầu. Khi bước vào thực hiện tôi có những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: * Thuận lợi: Trường, lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo địa phương, của Phòng Giáo dục và đào tạo. Cơ sở vật chất trường lớp khá khang trang, đủ phòng học, phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trường có một nhân viên y tế năng động nhiệt tình và luôn quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ 2 + 50% trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh + 40% trẻ có kỹ năng tự kiểm soát bản thân + 40% trẻ biết rửa tay bằng xà bông Lyfebuoy + 70% trẻ không cắn móng tay, chân. + 70% trẻ mặc trang phục theo mùa. + 50% trẻ không ăn quà vặt. Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng kỹ năng phòng chống dịch bệnh của trẻ lớp tôi còn nhiều hạn chế, nếu chúng tôi không trang bị cho trẻ những kỹ năng phòng bệnh ban đầu thì trẻ rất dễ mắc bệnh, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển được một cách toàn diện. Từ những kết quả ban đầu trên bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 2.2. Các giải pháp Giải pháp 1. Tạo môi trường sống cho trẻ đảm bảo vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh. Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người sang người qua nhiều con đường. Dịch bệnh có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tác nhân gây bệnh trung gian (nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng). Qua đó chúng ta thấy biểu hiện của bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố: Tác nhân gây bệnh, cơ thể con người và ngoại môi (hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội, điều kiện sinh hoạt). Ba yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Trong thời kì đô thị hóa, môi trường vệ sinh kém, không đủ nguồn nước sạch, khí hậu nóng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, là nguyên nhân phát sinh bệnh tật. Nhất là ở các vùng đông dân cư, các vùng đô thị, trường học, nhà trẻ. Vì vậy, tôi nhận thấy rằng môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Muốn phòng tránh dịch bệnh việc đầu tiên là phải tạo ra một môi trường đảm bảo vệ sinh đó là việc làm quan trọng góp phần vào phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. Trẻ càng bé thì sức đề kháng càng yếu, khi đến tuổi đi mẫu giáo trẻ bắt đầu tham gia vào môi trường sinh hoạt tập thể đông người. Vì thế trẻ cần được sống trong môi trường đảm bảo vệ sinh, rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng. Trường được xây dựng trên khu đất tái định cư, có nhiều hàng quán, chợ tạm nên môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ. Hiểu được tầm quan trọng đó và hưởng ứng chương trình “Nâng cao sức khoẻ cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” hàng ngày tôi luôn thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ. Buổi sáng tôi đến trước giờ đón trẻ 15 phút để mở cửa lấy ánh sáng tăng cường lưu thông không khí, thông thoáng lớp, quét và lau nhà trước khi trẻ đến lớp để đảm bảo trẻ có một khu học tập và vui chơi sạch sẽ đảm bảo vệ sinh. Lớp học rộng rãi có nhiều phòng chức năng được vệ sinh hàng tuần, hàng ngày. Sàn nhà được lau 3 lần /1 ngày, trước giờ đón và sau 2 bữa ăn, lau nhà bằng nước lau nhà để khử trùng giữ vệ sinh khi phát hiện ra nguồn dịch. Trẻ ở lứa tuổi này rất tò mò, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh vì thế trẻ thường tự tìm hiểu đồ vật xung quanh có thể cầm chơi rồi lại đưa vào miệng 4 rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, hằng ngày nhỏ các loại thuốc: Chlorarmphenycol 0,4%, Argyrol 1% * Bệnh: Chân tay miệng: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt cao 38-39, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở miệng sau đó mọc ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả ở mông. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp. Hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc trẻ. Cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao. Trẻ cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng tránh lây lan. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da trẻ. Giặt các đồ dùng của trẻ và lau nhà bằng các dung dịch sát khuẩn có clor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch và cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. * Bệnh: Sởi: Là một bệnh sốt phát ban, rất hay lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, gây thành dịch, thường vào mùa đông xuân không khí ẩm thấp. Bệnh sởi thường để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc chu đáo. Triệu trứng của bệnh là sốt cao từ 38 – 39 độ, kèm theo mệt mỏi đau cơ khớp, đau mắt, hắt hơi, kém ăn, nôn, bị tiêu chảy. Phát ban thành những chấm đỏ hoặc hồng nhạt bằng đầu kim, mịn, ấn vào biến mất lan khắp người. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Cách ly trẻ để tránh lây lan sang trẻ khác. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng tránh lây lan. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi. Tiêm phòng vắcxin sởi là cách hữu hiệu nhất để phòng tránh sởi. * Bệnh: Sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết là do vi rút Dengue gây ra. Viruts truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedesaegypti. Bệnh phát tán và gây dịch quanh năm. Triệu trứng của bệnh là sốt, đau cơ, xuất huyết ở ra là những mảng bầm tím. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh, thì hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol tùy vào thể trọng cơ thể. Cho trẻ uống Oresol để bù nước, bổ xung vitamin C từ các loại quả tươi. Phòng bệnh bằng cách diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng cách thường xuyên thau bể nước, thả cá vào nước. Úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng nữa, phun thuốc diệt muỗi, khơi thông cống dãnh không để nước đọng. Mắc màn khi trẻ ngủ tránh muỗi đốt. 6 Do nhận thức về tác hại của vi khuẩn đối với cơ thể ở trẻ còn rất đơn giản Do trẻ không thích rửa tay. Bố mẹ không chuẩn bị xà phòng rửa tay cho trẻ. Do ở nhà bố mẹ trẻ chưa chú ý đến việc cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Từ đó tôi đã thiết kế một số hoạt động giáo dục: Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh và thực hiện hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch bằng nhiều cách, lồng ghép vào nhiều hoạt động để trẻ ghi nhớ và có hứng thú trong việc rửa tay. Cụ thể: Trong giờ hoạt động học, tôi tổ chức chơi các trò chơi, lồng ghép các bài thơ, câu chuyện vào chương trình dạy học.Các hoạt động này được lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau. Một số bài thơ, bài hát cũng được tôi sưu tầm và đưa vào chương trình dạy học để giúp trẻ luôn ghi nhớ việc vệ sinh hàng ngày như Ví dụ: Trò chơi: “Rửa tay” chỉ đơn giản là làm các động tác rửa tay trên không nhưng tôi tổ chức chơi nhiều lần cả trong và ngoài lớp học để tạo hứng thú chơi cho trẻ và nhắc trẻ luôn ghi nhớ các bước rửa tay đúng quy trình. Bài hát: Hãy giữ gìn mình sạch sẽ Một là hãy tắm với Lifebuoy thường xuyên. Hai, ba, bốn, chưa rửa tay là chưa được ăn đó nha Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối Năm, nhớ rửa kỹ hai tay sau mỗi lần vệ sinh bạn nhé! Bài hát: Giờ ăn đến rồi Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi. Trước khi ăn phải rửa tay, trước khi ăn phải rửa tay. Xoay xoay cổ tay, xoa xoa mu bàn tay, rồi đến kẽ ngón tay. Em lau bàn tay sạch, em lau bàn tay xinh, xinh xinh thật là xinh. Sau giờ hoạt động ngoài trời: Sau những giờ vui chơi ngoài trời trẻ được quan sát, sờ, khám phá, trải nghiệm các đồ dùng trực quan, cây cối, được chơi với đất, cát đôi bàn tay của trẻ có thể nhiễm rất nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với các đồ chơi, đất, cát, đã ẩn dấu rât nhiều vi khuẩn vì hầu hết trẻ em đều rất thích tự mình khám phá thế giới xung quanh. Trẻ sử dụng đôi bàn tay để cảm nhận và tìm tòi mọi điều mà chúng thắc mắc. Và ngẫu nhiên đôi bàn tay của trẻ lại là vật trung chuyển vi khuẩn gây hại vào cơ thể do tiếp xúc với các đồ chơi, đất, cát vì vậy giữ sạch đôi bàn tay cho trẻ là rất quan trọng. Vì thế nên tôi cho trẻ loại bỏ các loại vi khuẩn ngay dưới vòi nước ở sân trường bằng cách rửa tay bằng xà phòng rồi mới vào lớp chuyển hoạt động khác. Trước giờ ăn: Một số vi sinh vật hay gây bệnh là vi rút, vi khuẩn: các loại E.coli, phẩy khuẩn tả, lỵ trực khuẩn, Salmonella, kí sinh trùngCác vi khuẩn này lây nhiễm qua đường thức ăn, nước uống và các dụng cụ cho trẻ ăn, uống hoặc có thể lây qua bàn tay bẩn của người phục vụ truyền tới trẻ. Rửa tay trước giờ ăn là hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng trẻ rất hiếu động, hay nghịch, không để tay yên nên trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn tôi lau lại bàn một lần nữa để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ. Đồng thời không quên hát bài “Giờ ăn đến rồi” để nhắc trẻ việc rửa tay trước giờ ăn là rất quan trọng cho trẻ xếp hàng rửa tay sạch sẽ mới ngồi vào bàn ăn cơm. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh_cho_tre_4_5_tuoi.docx