SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại nhà
Thực tế, qua khảo sát trao đổi với phụ huynh học sinh lớp tôi phụ trách tôi thấy, học sinh lớp tôi các con còn ỷ lại, chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân như: không tự xúc cơm ăn, không tự lấy cất đồ dùng cá nhân khi cần, không biết tự mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng…Nguyên nhân là do bố mẹ còn nuông chiều con quá mức, không tin vào khả năng của con mình. Trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vô hình tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ và không có khả năng tự lập trong cuốc sống, làm cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể không được như những bạn được rèn luyện đúng cách. Bên cạnh cha mẹ thì giáo viên cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và đặc biệt trong bối cảnh trẻ ở nhà để phòng chống dịch bệnh. Vì vậy để hình thành tính tự lập cho trẻ, giáo viên và phụ huynh cần dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tập thể giáo viên nhà trường đặc biệt chú trọng. Giáo viên và phụ huynh không chỉ cho trẻ học trên lý thuyết mà còn cho trẻ được thực hành và rèn luyện thường xuyên những kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi để giúp cho trẻ lớp tôi cũng có được có được kiến thức, kỹ năng tính tự lập tốt, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại nhà”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại nhà

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................ 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 4 1. Đặc điểm tình hình chung............................................................................ 4 2. Thuận lợi ..................................................................................................... 4 3. Khó khăn ..................................................................................................... 5 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN .............................................................. 5 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ trong việc kết nối phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà ........................................................ 5 2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá trẻ kỹ năng tự phục vụ.............................. 7 3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ..................... 9 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 -5 tuổi tại nhà....................................................................................................... 10 4.1 Hướng dẫn phụ huynh phân công công việc cho trẻ. ................................ 11 4.2 Tận dụng cơ hội, tình huống rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ .......................... 12 4.3 Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện mọi lúc, mọi nơi và duy trì tính tự phục vụ của trẻ hàng ngày............................................................................................. 16 4.4 Phụ huynh thực hiện làm gương cho trẻ.................................................... 18 5. Biện pháp 5: Xây dựng video bài giảng, khai thác tận dụng các nguồn tư liệu để phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà ................ 19 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................... 26 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 29 I. KẾT LUẬN:................................................................................................. 29 II. KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:................................................................... 30 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Với muôn vàn lý do, một số gia đình đã vô hình tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ và không có khả năng tự lập trong cuốc sống, làm cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể không được như những bạn được rèn luyện đúng cách. Bên cạnh cha mẹ thì giáo viên cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và đặc biệt trong bối cảnh trẻ ở nhà để phòng chống dịch bệnh. Vì vậy để hình thành tính tự lập cho trẻ, giáo viên và phụ huynh cần dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tập thể giáo viên nhà trường đặc biệt chú trọng. Giáo viên và phụ huynh không chỉ cho trẻ học trên lý thuyết mà còn cho trẻ được thực hành và rèn luyện thường xuyên những kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi để giúp cho trẻ lớp tôi cũng có được có được kiến thức, kỹ năng tính tự lập tốt, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại nhà”. * Mục đích của đề tài: - Bản thân đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc thiết kế video bài giảng các nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi. - Chỉ ra các biện pháp để phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà. - Giáo viên có những thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với những đổi mới của ngành trong bối cảnh hiện nay. - Trẻ có các kỹ năng tự phục vụ, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. - Trẻ được học tập, tương tác với các bài tập thông qua các video của giáo viên. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tại nhà. * Phạm vi áp dụng: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi, trong năm học 2021 - 2022. 4 Khi học ở nhà, giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục thông qua các video giáo dục trẻ tính tự lập như: Các kỹ năng tự phục vụ, chăm sóc bản thân, từ đó hình thành tính tự lập, các bài thơ, câu chuyện, thể chấtcho trẻ tập luyện tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường Mầm non nơi tôi công tác có 02 cơ sở nằm ở trung tâm thôn thuận đường đi lại. 2/2 điểm trường đều được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất theo quy mô trường chuẩn Quốc gia. Tổng số cán CBGVNV là 50 đồng chí trong đó ban giám hiệu 03 đồng chí, giáo viên 32 đồng chí, nhân viên nuôi dưỡng 09 đồng chí, nhân viên khác 6 đồng chí. Trường đã đạt kiểm định chất lượng mức độ 2 và được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 1 năm 2020, nhiều năm liền đạt tập thể lao động tiên tiến cấp Huyện. Năm học 2021 - 2022, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4-5 tuổi) với tổng số 30 trẻ . Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi gặp đề tài tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi: - Bản thân là giáo viên lâu năm, nhiệt tình, yêu nghề, có nhiều kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo nhỡ, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, có năng lực sư phạm. Có kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. - Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở GD& ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì và nhà trường, đã tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn, để tôi được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đối với nhận thức của trẻ: Trẻ thông minh, đáng yêu. Tuy chỉ gặp cô giáo qua Zoom nhưng trẻ rất hào hứng với các video, bài giảng của cô theo tuần và hoàn thành bài tập kết nối. - Đối với phụ huynh: 80% các bậc phụ huynh tham gia Zoom của lớp, một số phụ huynh đã quan tâm đến chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệt tình tương tác với giáo viên trong quá trình trao đổi, chia sẻ. 3. Khó khăn: - Bản thân sử dụng các phần mềm để thiết kế video bài giảng còn gặp khó khăn. 6 đầy đủ các công cụ hỗ trợ học tập như điện thoại & máy tính bởi đặc thù của CNTT không như những môn học khác việc ghi chép thôi là chưa đủ mà lý thuyết thường đi đôi với thực hành. Vì vậy giáo viên cần máy tính để hỗ trợ thực hiện thao tác đang học. Cá nhân tôi khi tham gia buổi tập huấn nào tôi cũng sẽ dùng phần mềm Camtasia9 để quay video ghi lại nội dung của buổi tập huấn. Sau mỗi buổi học hay thời gian rảnh tôi sẽ mở tư liệu xem nghiên cứu và thực hành lại. Bên cạnh đó, tôi còn tích cực tham gia tốt các đợt tập huấn của tổ chuyên môn nhà trường. Hăng hái tham gia chia sẻ, góp ý kiến để cùng nhau học hỏi nâng cao kinh nghiệm CNTT cho bản thân Hình ảnh: Tham gia buổi tập huấn do PGD Huyện Thanh Trì tổ chức - Học hỏi kinh nghiệm sử dụng CNTT từ nhiều nguồn khác nhau Tôi đã tích cực học hỏi kĩ năng sử dụng CNTT, kĩ năng thiết kế biên tập chỉnh sửa video từ nhiều nguồn khác nhau: *Đăng kí theo dõi các các kênh về CNTT trên youtube Tôi đã lập một tài khoản youtube để đăng kí một số kênh chuyên hướng dẫn chia sẻ về CNTT cho giáo viên như: kênh của Ths Lê Văn Hùng 131 (thầy cũng là giảng viên tập huấn online cho các lớp bồ dưỡng về CNTT cho giáo viên huyện Thanh Trì năm học 2021-2022 này), kênh E-learning TechVN, Đức 8 * Cách thực hiện Ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức họp phụ huynh qua phòng họp zoom. Để trao đổi với phụ huynh về việc hàng ngày, phụ huynh chăm sóc con, theo dõi, quan sát trẻ, phụ huynh đưa ra ý kiến xem trẻ đã có những kỹ năng gì khi tham gia các hoạt động trong ngày và đặc biệt con chưa có kiến thức, kỹ năng tính tự lập nào để tự phục vụ bản thân. Tôi xây dựng phiếu khảo sát trẻ thông qua câu hỏi trắc nghiệm, qua zalo nhóm lớp để phụ huynh cho ý kiến, nhận xét về kiến thức, kỹ năng của con mình. (Phiếu khảo sát đánh giá trẻ phần phụ lục) Trước khi gửi phiếu khảo sát đánh giá trẻ tới phụ huynh, tôi nêu rõ việc rèn kỹ năng tự phục vụ ở lứa tuổi 4 -5 tuổi là rất cần thiết giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, hình thành cho trẻ các thói quen tốt tự phục vụ bản thân. Phụ huynh đánh giá trẻ theo thực tế để có kế hoạch phối hợp với giáo viên dạy trẻ phù hợp với lứa tuổi. Tôi xây dựng bảng khảo sát đánh giá trẻ đầu năm, dựa vào các tiêu chí để đánh giá trẻ đạt hay chưa đạt, cụ thể như sau: Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm học 2021 - 2022 Đạt Chưa đạt Số Số Các tiêu chí đánh giá Tỷ lệ lượng lượng Tỷ lệ % % trẻ trẻ Kỹ năng chăm sóc bản thân như: Tự mặc, cởi quần áo; tự xúc cơm, lấy nước uống; chuẩn bị mũ áo, khẩu trang khi đi 13/30 43% 17/30 57% ra ngoài; thực hiện yêu cầu 5K của Bộ y tế; tự lấy và cất đồ chơi Kỹ năng giữ gìn vệ sinh như: Tự rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, rửa mặt, 12/30 40% 18/30 60% đánh răng, đi vệ sinh Kỹ năng hỗ trợ (giúp đỡ) người khác: Xếp bát, đũa, thìa, xếp ghế, lau nhà, bàn hoặc các đồ dùng khác trong gia 10/30 33% 20/3 67% đình, giúp cha mẹ các công việc vừa sức
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_ren_ky_nang_tu.doc