SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19
Bác Hồ kính yêu đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”và nhiều thực nghiệm đã chứng minh trẻ nhỏ có thể làm được nhiều điều hơn chúng ta nghĩ. Tuy nhiên với cách giáo dục truyền thống và yêu thương bao bọc trẻ quá mức mà nhiều gia đình đã có cách giáo dục con thiếu khoa học. Ví dụ: Khi trẻ chơi xong không thu dọn đồ chơi phụ huynh cũng làm thay mà không cần nhắc nhở chỉ dạy, khi trẻ ăn nhiều phụ huynh phải bón từng thìa cơm mà không để con tự ăn.. .Điều này ảnh hưởng đến nhận thức tâm lý và khả năng tự lập tự cường của trẻ.
Khi trẻ đến trường việc chăm sóc giáo dục và rèn các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ là trách nhiệm của giáo viên, trẻ có thể dễ dàng thực hiện tốt các quy định của lớp và tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà, được sự quan tâm nuông chiều của ông bà bố mẹ mà nhiều trẻ thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Chính vì lẽ đó với mong muốn dù ở trường hay ở nhà các con cũng cần được chăm sóc và giáo dục tốt nhất, định hướng chỉ dẫn cho các con nhận thức được hành vi đúng sai, điều nên làm và không nên làm, tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi trải nghiệm bổ ích tại nhà nên tôi luôn tìm các phương pháp hình thức khác nhau để hướng dẫn hỗ trợ phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả. Tôi cùng với các giáo viên ở trường xây dựng các video, các bài tuyên truyền gửi lên nhóm zalo của lớp, gọi điện trao đổi với phụ huynh về cách thức chăm sóc giáo dục phù hợp nhất và sau một thời gian thực hiện các biện pháp tôi nhận thấy có nhiều kết quả đáng mừng, sau một thời gian qua việc chia sẻ của phụ huynh cũng như qua các video tương tác tại nhà cho thấy nhiều trẻ đã có những kỹ năng sống tốt, thực hiện được các thói quen tự phục vụ như có thể tự mặc quần áo, đội mũ đi tất, tự ăn cơm, biết đi tiểu tiện đúng nơi quy định, tự thực hiện một số kỹ năng vệ sinh như bỏ rác đúng nơi quy định, biết rửa tay khi bị bẩn, ngoan ngoãn lễ phép và biết được những nơi có thể gây nguy hiểm như ổ điện, bếp ga, không sử dụng các vật dụng sắc nhọn, ý thức sự nguy hiểm của dịch bệnh... Từ những thành công đạt được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19”.
Khi trẻ đến trường việc chăm sóc giáo dục và rèn các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ là trách nhiệm của giáo viên, trẻ có thể dễ dàng thực hiện tốt các quy định của lớp và tuân thủ một cách nghiêm túc. Tuy nhiên trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà, được sự quan tâm nuông chiều của ông bà bố mẹ mà nhiều trẻ thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Chính vì lẽ đó với mong muốn dù ở trường hay ở nhà các con cũng cần được chăm sóc và giáo dục tốt nhất, định hướng chỉ dẫn cho các con nhận thức được hành vi đúng sai, điều nên làm và không nên làm, tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi trải nghiệm bổ ích tại nhà nên tôi luôn tìm các phương pháp hình thức khác nhau để hướng dẫn hỗ trợ phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả. Tôi cùng với các giáo viên ở trường xây dựng các video, các bài tuyên truyền gửi lên nhóm zalo của lớp, gọi điện trao đổi với phụ huynh về cách thức chăm sóc giáo dục phù hợp nhất và sau một thời gian thực hiện các biện pháp tôi nhận thấy có nhiều kết quả đáng mừng, sau một thời gian qua việc chia sẻ của phụ huynh cũng như qua các video tương tác tại nhà cho thấy nhiều trẻ đã có những kỹ năng sống tốt, thực hiện được các thói quen tự phục vụ như có thể tự mặc quần áo, đội mũ đi tất, tự ăn cơm, biết đi tiểu tiện đúng nơi quy định, tự thực hiện một số kỹ năng vệ sinh như bỏ rác đúng nơi quy định, biết rửa tay khi bị bẩn, ngoan ngoãn lễ phép và biết được những nơi có thể gây nguy hiểm như ổ điện, bếp ga, không sử dụng các vật dụng sắc nhọn, ý thức sự nguy hiểm của dịch bệnh... Từ những thành công đạt được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19
2 sai, điều nên làm và không nên làm, tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi trải nghiệm bổ ích tại nhà nên tôi luôn tìm các phương pháp hình thức khác nhau để hướng dẫn hỗ trợ phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả. Tôi cùng với các giáo viên ở trường xây dựng các video, các bài tuyên truyền gửi lên nhóm zalo của lớp, gọi điện trao đổi với phụ huynh về cách thức chăm sóc giáo dục phù hợp nhất và sau một thời gian thực hiện các biện pháp tôi nhận thấy có nhiều kết quả đáng mừng, sau một thời gian qua việc chia sẻ của phụ huynh cũng như qua các video tương tác tại nhà cho thấy nhiều trẻ đã có những kỹ năng sống tốt, thực hiện được các thói quen tự phục vụ như có thể tự mặc quần áo, đội mũ đi tất, tự ăn cơm, biết đi tiểu tiện đúng nơi quy định, tự thực hiện một số kỹ năng vệ sinh như bỏ rác đúng nơi quy định, biết rửa tay khi bị bẩn, ngoan ngoãn lễ phép và biết được những nơi có thể gây nguy hiểm như ổ điện, bếp ga, không sử dụng các vật dụng sắc nhọn, ý thức sự nguy hiểm của dịch bệnh... Từ những thành công đạt được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà do dịch covid 19”. 1.1. Cơ sở lý luận: Câu thành ngữ : “ Tiên học lễ, hậu học văn ” của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà không thưa người lớn trong gia đình... Năm học này, tôi được phân công đứng lớp 4 tuổi, hầu hết các cháu là con nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có các cháu gia đình luôn nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mầu giáo, nên thường khoán trắng cho giáo viên. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp. 4 xung quanh mình như những nguy hiểm từ lửa, điện, nước, người lạ.Từ đó trẻ biết ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Những kỹ năng về giao tiếp xã hội cũng rất cần thiết với trẻ Mầm non như những kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi. Và các tình huống trong giao tiếp.Việc dạy các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non là hành trang cần thiết cho trẻ, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý một cách nhẹ nhàng. Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa.Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện. Kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ.Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện. - Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống. - Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, tình cảm, đồng cảm với mọi người xung quanh - Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. - Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập: Sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trường Mầm non Cẩm Lĩnh A nằm trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội. Trường có khuôn viên rộng lớn, sân trường xanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ được tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lá.. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình và luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt lãnh đạo Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi - Cơ sở vật chất trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm hỗ trợ hướng dẫn kịp thời các giáo viên dạy học trong tình hình mới. - Nhà trường có đầy đủ thiết bị máy móc như máy tính, tivi.... - Ban giám hiệu luôn quan tâm sát xao trong việc hướng dẫn chỉ đạo giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao. 6 3 Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc phối 7 22% 25 78% hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tạo sự kết nổi tốt giữa cô - trò - phụ huynh qua các phần mềm Zalo, Facebook, Zoom Biện pháp 2: Xây dựng các video hướng dẫn trẻ các kỹ năng sống tốt Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ các kỹ năng sống tốt tại gia đình. a. Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với độ tuổi. b. Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh c. Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ thói quen lịch sự và lễphép d. Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ thói quen tốt thông qua các hoạt động vui chơi học tập tại nhà. e. Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Biện pháp 4: Để giáo dục trẻ kỹ năng sống tốt bố mẹ cần làm gương tốt để trẻ noi theo và lựa chọn việc khen ngợi động viên trẻ một cách khéo léo. 5. Các biện pháp thực hiện từng phần 5.1: Tạo sự kết nối tốt giữa cô-trò-phụ huynh qua các phần mềm zalo, facebook, zoom Thời đại 4.0 đa số mọi người đều sử dụng mạng internet để tiện trao đổi với bạn bè gia đình, đồng nghiệp...Đây là một lợi thế vô cùng lớn trong thời gian trẻ ở nhà, bởi khi đến trường giáo viên có thể trao đổi chia sẻ với phụ huynh những kiến thức nuôi dạy con trẻ. Tuy nhiên khi trẻ ở nhà thì việc gặp gỡ qua các kênh mạng nhóm chát zalo, messenger...là điều không thể thiếu trong việc tương tác kết nối cùng phụ huynh. Để việc tương tác, kết nối diễn ra thuận lợi tôi và giáo viên đứng lớp lập nhóm trên zalo và mời tất cả phụ huynh có số điện thoại trong danh bạ vào nhóm. Khi có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về việc họp phụ huynh đầu năm, các giáo viên trong trường đã thống nhất họp trực tuyến qua phần mềm zoom. Bởi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh thì không thể gặp trực tiếp. Tôi gửi đường link vào nhóm lớp và thông báo thời gian cụ thể để phụ huynh tiện sắp xếp công việc. Hình ảnh 1: Buổi họp phụ huynh đầu năm ở lớp học qua phần mềm Zoom Thông qua cuộc họp trực tuyến tôi trao đổi với phụ huynh về kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ học tập vui chơi tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ dịch như việc giáo viên sẽ xây dựng các video gửi lên nhóm lên để phụ huynh cho con xem và hướng dẫn 8 cũng đã lựa chọn các video hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ các kỹ năng sống tốt tại nhà như: + Video “Hướng dẫn trẻ gấp quần áo”. + Video “kỹ năng sống “chào hỏi lễ phép”. + Video “Video hướng dẫn trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. + Video kỹ năng sống “bỏ rác đúng nơi quy định”. + Video kỹ năng sống dạy trẻ tránh xa các đồ vật nguy hiểm. + Video hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định... Khi có được video giáo viên sẽ gửi lên ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. Nếu video sai xót thì cần sửa, thêm hoặc cắt bớt để gửi đến phụ huynh. Ví dụ : Với đề tài dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định tôi tiến hành xây dựng video như sau: + Mục đích yêu cầu - Hỗ trợ phụ huynh trong việc hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết. - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy đinh. Biết được việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý quan sát. - Giáo dục trẻ biết làm những việc có ích để bảo vệ môi trường. + Chuẩn bị -Video hoạt động dạy trẻ “bỏ rác đúng nơi quy định”. + Tiến hành *Hoạt động 1. - Giáo viên chào hỏi phụ huynh và trẻ. - Trò chuyện với trẻ về các hoạt động khi trẻ ở nhà, dẫn dắt việc khi ăn uống để giữ gìn vệ sinh môi trường thì cần bỏ rác vào thùng rác. - Để giúp trẻ hiểu vì sao cần bỏ rác thải vào thùng rác giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện “bỏ rác đúng nơi quy định”. * Hoạt động 2: Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. - Giáo viên kể câu chuyện cho trẻ nghe 1 lần. - Hỏi trẻ tên câu chuyện. - Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về bạn Huy khi đi chơi về thì có bịch rác từ trên cao rơi xuống trước mặt, Huy rất khó chịu nhưng cậu đã chủ động nhặt bịch rác đó bỏ vào thùng rác và nhặt luôn mấy túi bao ni lông bay ở gần đó bỏ luôn vào thùng, Huy cảm thấy rất vui vì làm được việc có ích. - Đàm thoại nội câu chuyện: +Giáo viên hỏi trẻ một số câu hỏi sau: - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? 10 tiết nào cần mang tất, mang khăn choàng, thời tiết như thế nào thì cần mặc áo dài tay áo ấm, thời tiết nào thì mặc áo phông, áo cộc tay. Để rèn cho trẻ thói quen tốt bố mẹ không nên làm thay cho trẻ, hãy để con tự làm theo khả năng của mình. Nếu công việc đó quá khó bố mẹ có thể phụ giúp một phần và tập luyện thường xuyên và theo thời gian tự nhiên trẻ cũng sẽ học được những việc làm tự phục vụ chính mình. - Xây dựng video dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo - kỹ năng cất đồ chơi đúng nơi quy định. Hình ảnh 4: Xây dựng video dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo b. Tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh Bố mẹ dạy trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Giáo dục trẻ biết được mục đích - ý nghĩa của việc vệ sinh, ích lợi của việc vệ sinh đối với bản thân và những người xung quanh. Giáo dục trẻ nắm được một số thao tác vệ sinh như biết rửa mặt, rửa tay khi bị bẩn, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, áo quần đầu tóc gọn gàng. Ví dụ: Mỗi sáng thức dậy trẻ phải biết tự đi dép và tự thực hành đánh răng rửa mặt. Thời gian đầu có thể trẻ sẽ không biết cách sử dụng kem hay bàn chải đúng cách bố mẹ có thể làm mẫu cho trẻ, làm mẫu cần chuẩn xác và giải thích kèm hành động để trẻ hiểu... Ngoài việc giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, bố mẹ cần giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh như: Bỏ rác đúng nơi quy định, cất giữ đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp... Hàng ngày phụ huynh tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, đầu tóc áo quần gọn gàng, giáo dục cho trẻ hiểu rằng nếu con sạch sẽ con sẽ được mọi người yêu mến. Giáo dục trẻ các thói quen vệ sinh tốt là giúp trẻ tự bảo vệ chính mình. Đặc biệt hiện nay khi mà xã hội xuất hiện rất nhiều các đại dịch khác nhau có dẫn đến tử vong như bệnh: "Tay chân miệng", "Bệnh da lạ", đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn virut Corona...Vì vậy việc dạy trẻ có thói quen vệ sinh là việc làm mà gia dình và nhà trường cần phải quan tâm và chú trọng để giúp trẻ có một thói quen nề nếp tốt. Hình ảnh 5: Xây dựng video dạy trẻ lau mặt, rửa tay đúng cách. c. Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ thói quen lịch sự và lễphép Ông cha ta từ lâu có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”: Ý nói con người ta phải học cách rèn luyện tính lễ phép, phải học cách làm người trước khi học văn hóa. Đức tính này cần được rèn luyện từ khi chúng ta còn nhỏ để nó trở thành hành trang gắn bó suốt cuộc đời chúng ta. Trẻ biết lễ phép kính trọng ngoan ngoãn thì được thầy cô bạn bè yêu quý, bố mẹ vui lòng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giao_duc_ky_nan.docx
- SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong thời gian tr.pdf