SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Giáo dục thể chất nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Vì vậy nếu không làm tốt việc chăm sóc sức khỏe trẻ trong những năm này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, trí não và khả năng làm việc của trẻ sau này.
Khi trẻ vận động thì tất cả các hệ cơ quan khác như hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp cũng tăng cường hoạt động, bởi cấu trúc con người là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy mà các hoạt động rèn luyện vận động cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ. . Gia đình và trường Mầm Non chính là cái nôi giáo dục đầu tiên của trẻ, hình thành cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
doc 26 trang skmamnon 09/10/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 1/18
 MỤC LỤC
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 1
III. Mục đích nghiên cứu 1
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở khoa học 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Cơ sở thực tiễn 2
3. Khảo sát thực trạng 3
II. Biện pháp thực hiện 4
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện 4
Biện pháp 2: Bổ xung cơ sở vật chất. 7
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ. 7
Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan. 13
Biện pháp 5: Sáng tạo một số trò chơi nhằm phát triển vận động 13
cho trẻ phù hợp với lứa tuổi.
Biện pháp 6: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh. 15
III. Kết quả thực hiện (có so sánh đối chứng) 16
 PHẦN III - KẾT THÚC VẤN ĐỀ 17
I. Kết luận 17
II. Bài học kinh nghiệm 17
III. Khuyến nghị và đề xuất 18
 Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 3/18
biết phối hợp cùng bạn khi tham gia vận động. Nhằm phát triển kỹ năng vận 
động cho trẻ. Giúp trẻ thực hiện được các bài tập theo đúng yêu cầu. 
 + Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động phát triển 
vận động. Tích cực làm đồ dùng sáng tạo và sử dụng đồ dùng, dụng cụ đó vào 
hoạt động phát triển vận động đạt hiệu quả cao.
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục thể chất nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng có 
ý nghĩa quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ khỏe mạnh, thể 
chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham 
gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận 
động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi 
mặt. Vì vậy nếu không làm tốt việc chăm sóc sức khỏe trẻ trong những năm này 
thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, trí não và khả năng làm việc của trẻ sau này. 
 Khi trẻ vận động thì tất cả các hệ cơ quan khác như hệ tuần hoàn, tiêu hóa, 
hô hấp cũng tăng cường hoạt động, bởi cấu trúc con người là một khối thống 
nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy mà 
các hoạt động rèn luyện vận động cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát 
triển toàn diện cho trẻ. . Gia đình và trường Mầm Non chính là cái nôi giáo dục 
đầu tiên của trẻ, hình thành cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
2. Cơ sở thực tiễn
 Qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ tôi thấy trong 
các nội dung giáo dục thì phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ trọng 
tâm của giáo dục mầm non có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. 
Tuy nhiên khi thực hiện tôi thấy ở trường giáo viên vẫn còn nặng về hình thức 
truyền thống, chưa có sáng tạo, ít thay đổi hình thức tập luyện, không mấy quan 
tâm đến kết quả kỹ năng vận động của trẻ. Chính vì vậy kết quả hoạt động chưa 
đạt hiệu quả cao, trẻ vẫn chưa đạt được các mục tiêu về lĩnh vực phát triển thể 
chất, nhiều trẻ chưa hứng thú tham gia vận động. Bên cạnh đó còn có một số 
phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục vận động cho con em mà 
chỉ thích con học chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông, mà sợ con em mình bị va 
chạm tổn thương khi tham gia các vận động nên hạn chế cho trẻ vận động.
 Là giáo viên mầm non tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một 
môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, 
biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt để tham gia vào mọi hoạt động. Vì 
 Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 5/18
 Trẻ có kỹ năng thực hiện tốt các bài 
 5 15/36 41,6 21/36 58,9
 tập. 
II. Một số biện pháp thực hiện
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động.
 Vì vậy ngay từ đầu năm học trong cuộc họp khối và nhất trí với các thành 
viên trong tổ để xây dựng kế hoạch phát triển vận động cho trẻ một cách rõ ràng 
cụ thể, rồi đưa ra ban giám hiệu phê duyệt.
 Trước tiên chúng tôi bám sát kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ 
vào nội dung trong chương trình và mục tiêu cũng như kết quả đạt được theo độ 
tuổi và khả năng thực tế của trẻ, để xây dựng kế hoạch nội dung các bài tập vận 
động cơ bản, các trò chơi, các bài ôn luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài 
tập và sắp xếp theo trình tự đảm bảo tính đồng tâm để đưa vào hướng dẫn trẻ 
cho phù hợp giúp củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời 
chuẩn bị những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình được 
trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, sắp 
xếp theo tháng phù hợp chủ đề sự kiện trong năm. Khi lập được kế hoạch hoạt 
động và được ban giám hiệu phê duyệt, tôi thấy yên tâm và thực hiện rất có hiệu 
quả. 
 Dưới đây là kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động lớp 4 
tuổi B4, thời gian từ 9/2022 đến 4/2023 năm học 2022 – 2023:
 Chủ đề- Nội dung vận động Yêu cầu cần đạt
 Tháng 
 sự kiện cơ bản
 -Đi khụy gối - Trẻ biết khom người, đầu gối hơi 
 Chủ đề: khuỵu xuống để đi.
 Trường - Đi trên ghế thể dục -Trẻ đi liên tục trên ghế 2 tay 
 mầm non (ĐGMT2) chống hông giữ thăng bằng, 
 9 không bị ngã xuống ghế.
 Sự kiện: - Đi thay đổi hướng - Trẻ đi đúng hướng dích dắc, 
 Khai (dích dắc) theo vật không bỏ cách vật chuẩn, không 
 giảng chuẩn. (ĐGMT 3) làm đổ vật chuẩn.
 năm học -Tung bóng lên cao -Trẻ phối hợp tay – mắt tung bóng 
 mới và bắt bóng lên cao theo hướng thẳng, đón 
 (ĐGMT4) bóng 2 tay không rơi bóng.
 Chủ đề: - Đi trên vạch kẻ -Trẻ đi hết, bàn chân trẻ bước 
 10 Bản thân thẳng trên sàn đúng trên đường kẻ và giữ được 
 (ĐGMT2) thăng bằng.
 Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 7/18
 nguyên - Nhảy hip hop - Trẻ kết hợp tay chân nhảy được 
 đán điệu nhảy cùng nhạc 
 - Chuyền và bắt - Trẻ biết chuyền bóng cho bạn ở 
 bóng qua đầu dưới qua đầu bằng 2 tay.
 -Ném trúng đích -Trẻ thể hiện sự khéo léo để ném 
 nằm ngang những bao cát trúng vào vòng 
 tròn.
 Chủ đề: -Bò trong đường -Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, 
 Thế giới dích dắc khéo léo tay và chân bò không 
 động vật chạm đường dích dắc.
 - Chạy thay đổi tốc - Trẻ biết đi thay đổi tốc độ nhanh 
 độ theo hiệu lệnh chậm theo hiệu lệnh của cô.
2
 -Chạy liên tục theo - Trẻ thể hiện sự nhanh, mạnh của 
 hướng thẳng 15 m mình chạy theo hướng thẳng 15 m 
 trong 10 giây trong 10 giây.
 (ĐGMT 5) - Trẻ biết chuyền bóng cho bạn ở 
 - Chuyền và bắt dưới qua chân bằng 2 tay.
 bóng qua chân -Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, 
 - Chạy liên hoàn khéo léo để chạy không chạm 
 theo đường dích dắc đường dích dắc.
 Chủ đề: - Trườn theo hướng -Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân nọ 
 Giao thẳng. tay kia, trườn thẳng lên phía 
 thông trước.
 - Bò bằng bàn tay - Trẻ phối hợp nhịp nhàng bàn 
 bàn chân 3-4m chân nọ, bàn tay kia để bò hết 
 Sự kiện: 
 3 chiều dài 3-4m.
 Ngày 
 - Bò chui qua cổng. -Trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia 
 quốc tế 
 nhìn thẳng, bò chui qua cổng
 phụ nữ 
 - Trẻ lắng nghe lời hô, kết hợp tay 
 8/3
 - Bé cùng tập yoga chân thực hiện tốt các tư thế cây 
 cầu, cái cây.
 4 Chủ đề: - Bật xa 35 – 40 cm - Trẻ nhún bật bằng 2 chân chạm 
 Nước và đất nhẹ nhàng và giữ được thăng 
 các hiện bằng.
 tượng tự - Bật nhảy từ trên - Trẻ nhảy được độ cao 35 – 40 
 nhiên cao xuống 30-35cm cm, 2 chân chạm đất nhẹ nhàng, 
Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 9/18
a, Phát triển kỹ năng vận động trong giờ hoạt động chung.
 Giờ hoạt động chung là giờ học được đông đảo trẻ tham gia nhất, dưới sự 
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kỹ 
năng, kỹ xảo vận động có mục đích, tổ chức, hệ thống và có kế hoạch.Chính vì 
vậy mà tiết học giúp trẻ tiếp thu có hiệu quả nhất những kỹ năng vận động cần đạt.
 Để giờ học thể dục của trẻ đạt được kết quả cao nhất, trước khi lên lớp tôi 
luôn nghiên cứu kỹ giáo án, xây dựng nội dung tiết học sao cho ngộ nghĩnh, dí 
dỏm, gắn với các sự kiện nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ đồng thời gắn liền vận 
động đó với chủ đề sự kiện đang học để trẻ hiểu sâu hơn.
 VD: Đối với vận động “Bò trong đường dích dắc”(ĐGMT 5) của tháng 2. 
Tôi chia trẻ thành 2 đội “Cua đồng” và “Cua biển”, mời trẻ tham gia chương trình 
“Họ cua đua tài”. Tôi giới thiệu với trẻ : “Họ cua mở hội tưng bừng.
 Cua đồng, cua biển ta cùng tham gia.
 Thi đua so sức đọ tài.
 Tìm người khỏe khéo nhất nhà cua đây.” 
 (Hình ảnh 1: Trẻ thực hiện vận động “Bò trong đường dích dắc”)
 Từ việc tạo hứng thú như vậy tôi thấy trẻ rất hào hứng đến với bài tập. Trẻ 
hòa mình làm những chú cua để thể hiện sự nhanh nhẹn và khéo léo của mình phối 
hợp chân tay nhịp nhàng bò không chạm đường dích dắc. Đây cũng chính là yêu 
cầu cần có ở trẻ để đạt được mục tiêu. 
 Qua việc xây dựng nội dung tiết học như vậy tôi đã khơi dậy trí tò mò của 
trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động, tôi thấy trẻ rất hào hứng, đã quên đi 
sự sợ sệt, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ cô đưa ra, trẻ nhanh nhẹn, nhẹ nhàng với 
tinh thần phấn khởi, từ đó kỹ năng vận động của trẻ đã được tăng lên rõ rệt.
 Với từng vận động, khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung tôi lựa 
chọn các động tác bổ trợ cho vận động cơ bản. 
 VD: Vận động cơ bản là “ Bật xa” nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún 
chân nên tôi lựa chọn bài tập phát triển chung có động tác bật luân phiên và tập 
động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại ( 6 lần 4 nhịp) để bổ trợ cho 
vận động cơ bản là “Bật xa”.
 Đặc biệt tôi luôn quan tâm chú ý cách làm mẫu và phân tích động tác. Đầu 
tiên tôi cho trẻ trải nghiệm và nói lên cảm nhận của mình đối với vận động mới, 
sau đó cô mới làm mẫu. Khi làm mẫu lần 2, tôi vừa làm mẫu kết hợp phân tích rõ 
ràng, chính xác, dễ nghe, dễ hiểu và hướng dẫn trẻ một cách cụ thể, chi tiết các kỹ 
năng vận động giúp trẻ có những thao tác chính xác khi thực hiện.
 Trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát kĩ và sửa sai cho trẻ để biết được 
sự tác động bài tập với cơ thể, phản ứng sức khỏe trẻ, mức độ tiếp thu, để thay đổi 
 Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_cho_tre_4_5_tuoi_o.doc