SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất
Những nghiên cứu của N.M Selovano và M.IU.Kitxchacovxkaia đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính thận trọng, trung thực.... Mục đích của việc tổ chức hoạt động phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất là hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa vận động, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở các trường mầm non chưa được thực hiện có hiệu quả do điều kiện diện tích cho trẻ vận động còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú. dẫn đến tính tích cực vận động của trẻ chưa cao. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất” với mong muốn trẻ được khỏe mạnh, có thể lực tốt, đáp ứng được các nhu cầu học tập và sinh hoạt của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói : “... Môi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, môi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh ” Người luôn mong muốn tất cả mọi người dân phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng,tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao. Hơn nữa với thực trạng tầm vóc của người Việt Nam chúng ta còn hạn chế hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy để cải thiện tầm vóc của người Việt Nam chúng ta, cần chú trọng rèn luyện thể chất ngay từ bậc học mầm non. Phát triển giáo dục thể chất là 1 trong những nhiệm vụ phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, nó có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tác động, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Những nghiên cứu của N.M Selovano và M.IU.Kitxchacovxkaia đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính thận trọng, trung thực.... Mục đích của việc tổ chức hoạt động phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất là hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa vận động, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở các trường mầm non chưa được thực hiện có hiệu quả do điều kiện diện tích cho trẻ vận động còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú. dẫn đến tính tích cực vận động của trẻ chưa cao. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất” với mong muốn trẻ được khỏe mạnh, có thể lực tốt, đáp ứng được các nhu cầu học tập và sinh hoạt của trẻ. PHẦN II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận : Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên 1/10 - Sĩ số trẻ của lớp vừa phải : 34 trẻ, nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ vận động thuận lợi hơn các lớp khác. - Lớp không có trẻ bị khuyết tật nên việc tổ chức hoạt động cho trẻ cũng thuận lợi. - Trường có khuôn viên sạch sẽ, rộng rãi, có nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn thu hút được sự tham gia của trẻ. Trường có phong thể chất riêng biệt. - Ban giám hiệu nhà trường luôn bám sát chuyên đề, có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả. Nhà trường có sự phối hợp với giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với cô và trẻ của từng lớp. - Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của từng trẻ trong lớp. - Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, có sự ủng hộ và phối hợp với giáo viên. 2.2. Khó khăn: - Khu vực sân trường dành cho trẻ vận động còn thiếu bóng mát. Do trường mới được xây dựng chưa lâu nên cây xanh còn nhỏ và ít, ảnh hưởng đến hoạt động vận động ngoài trời của trẻ những ngày có nắng. - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện các vận động cơ bản của trẻ còn thiếu, chưa phù hợp. - Ban đầu một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ nên không mong muốn con tham gia vận động nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động học tập khác. - Một số trẻ trong lớp ban đầu rất nhút nhát nên tôi phải dành nhiều thời gian cho những trẻ đó. - Lớp có một số trẻ nam hiếu động nên khi tổ chức rèn ý thức kỷ luật còn gặp khó khăn. * Khảo sát tình hình : - Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát các cháu với những nội dung cụ thể như sau: 3/10 sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. * Biên pháp 2 : Biên pháp sử dụng trò chơi Trò chơi được sử dụng ở tất cả các hoạt động vì nó mang lại hiệu quả rất cao. Khi tổ chức các hoạt động có sử dụng trò chơi thì khả năng thu hút sự tham gia của trẻ là rất lớn. Đối với hoạt động phát triển thể chất nói riêng biện pháp trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động, trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán. Khi trẻ vận động thì giống như trẻ đang đóng vai chơi và làm các động tác của vai chơi đó, chứ không phải trẻ đang bắt buộc phải tập vận động đó. Khi trẻ tham gia “trò chơi” đó xong thì các kỹ năng vận động cũng được hình thành một cách rất tự nhiên. Quan trọng hơn, người giáo viên vẫn có thể đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Biện pháp này được tôi tiến hành dưới hai dạng : + Dạng thứ nhất: Đưa yếu tố chơi vào bài tập. Ví dụ : Với bài tập “ Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật” Tôi cho trẻ đóng vai những bác nông dân thực hiện vận động. Khi trẻ tập tôi gọi trẻ là Bác A, cô B ........Khiến trẻ rất thích được vận động thể hiện mình. Hay với bài tập “ Bò chui qua cổng ” tôi cho trẻ chơi trò chơi bò như các chú chuột vào hang khiến cho trẻ khi tập luôn nghĩ mình là các chú chuột nhỏ nhắn, nhanh nhẹn mà khéo léo. Khi đưa yếu tố chơi vào bài tập tôi nhận thấy trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái Ảnh 1: Trẻ tập bài tập: Đi trên ghế băng, bước qua chướng ngại vật +Dạng thứ hai : Sử dụng trò chơi vận động để củng cố vận động Trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi có luật, có vai trò giáo dục nổi trội là rèn luyện, củng cố các vận động cơ bản như : đi, chạy, nhảy, ném.. và các tố chất vận động( nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ). Mỗi trò chơi thường đòi hỏi trẻ phải thực hiện 1-2 loại vận động cùng với những tố chất nhất định. Ví dụ trong trò chơi “ Đi xe qua chướng ngại vật” trẻ phải khéo léo, nhanh nhẹn mà lại phải định hướng khi đi xe.. ..Như vậy, khi sử dụng trò chơi tôi hoàn toàn có thể chủ động giúp trẻ củng cố những vận động mà trẻ chưa đạt. Tuy nhiên khi sử dụng trò chơi để dạt được hiệu quả tôi phải xác định kỹ giá trị giáo dục của trò chơi và khả năng của trẻ để chọn lựa trò chơi 5/10 trẻ. Với lứa trẻ mẫu giáo lớn, trẻ có hiểu biết tốt hơn trẻ ở các nhóm bé nên đời sống tinh thần của trẻ cũng phong phú hơn. Trẻ đã biết tự hào, hãnh diện về bản thân khi được tuyên dương, khen thưởng. Chính vì vậy sau mỗi buổi thi đua tôi thường “ phong tặng” một số danh hiệu cho trẻ như : Nhà vô địch, lực sĩ của ngày hôm nay, hoặc vận động viên tài ba nhất. và có một số phần thưởng nhỏ khích lệ trẻ như tặng cờ , tặng truyện tranh, tặng thêm bé ngoan..khiến trẻ rất tích cực tham gia vận động Ảnh 3: Trẻ thi đua qua bài tập lăn bóng bằng 2 tay * Biên pháp 4 : Theo dõi, đánh giá trẻ. - Nếu tất cả các hoạt động giáo dục trẻ dù được áp dụng các biện pháp trên mà không có sự theo dõi, đánh giá thì không thể nào nhận biết được chính xác mức độ đạt được của từng trẻ, sự tiến bộ của từng trẻ và không thể đưa ra được giá trị của các biện pháp mà người giáo viên áp dụng. Chính vì vậy, khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tiến hành theo dõi và đánh giá mức độ đạt được của từng trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất để có sự linh hoạt khi áp dụng những biện pháp nêu trên. - Theo dõi chính là việc tôi quan sát những biểu hiện của trẻ khi tham gia vận động về thái độ tham gia có hứng thú hay không, thái độ học hỏi,quan sát của trẻ ra sao, theo dõi việc thực hiện các vận động của trẻ có chính xác không.. - Đáng giá trẻ là việc đánh giá kỹ năng, kỹ xảo vận động của trẻ, các tố chất như nhanh, mạnh, khéo, bền bỉ của trẻ có đạt không. Việc theo dõi đánh giá trẻ được tôi thực hiện hàng ngày sau mỗi buổi tập luyện. Theo dõi để biết được những điểm đạt và chưa đạt của từng trẻ để có hướng điều chỉnh, bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi đồng thời có sự tuyên dương, nêu gương khen thưởng kịp thời gây hứng thú cho trẻ. Việc theo dõi và đánh giá trẻ được ghi chép cẩn thận, có sổ theo dõi riêng như sau : Tên trẻ Tên vận động Hứng thú Thực hiện vận động Những điểm lưu ý khác Bò theo đường Đạt Chưa đạt Thực hiện zic zăc nội quy chưa tốt Trần Tâm An X X 7/10 - Thực hiện thành thạo các - 100% trẻ trong lớp - Tăng 15% vận động cơ bản - Có kỹ năng kỹ xảo khi thực - 97 % trẻ trong lớp - Tăng 15% hiện vận động - Đạt được các chỉ số phát -100% trẻ trong lớp - Tăng 10 % triển thể chất theo chuẩn của đạt bộ - Thực hiện tốt nội quy của -100% trẻ trong lớp - Tăng 10 % hoạt động đạt * Đối với giáo viên : - Nắm bắt được đặc điểm vận động của từng cá nhân trẻ. - Biết cách tổ chức hoạt động giáo dục thể chất thu hút học sinh tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau và đạt hiệu quả cao. - Có kinh nghiệm trong việc tạo môi trường cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. - Giáo viên có thêm sự sáng tạo trong cách làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động thể chất, tận dụng được những nguyên liệu trong sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường. * Đối với phụ huynh : - Đa số các bậc phụ huynh phấn khởi trước những kết quả vận động mà trẻ đã đạt được qua sự thông báo kết quả của tôi. - Phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, xóa bỏ được nhận thức : trẻ vận động nhiều sẽ tinh nghịch, khó bảo, sẽ mệt không học được các môn học khác và từ đó có sự phối hợp cùng giáo viên trong việc rèn trẻ. - Phụ huynh dã quan tâm, ủng hộ cho nhà trường khi thực hiện chuyên đề như kinh phí, các nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho trẻ vận động... PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Muốn cho trẻ tích cực tham gia vận động, trước tiên giáo viên cũng phải là người tích cực trong việc chuẩn bị đồ dùng, các phương tiện hỗ trợ và tích cực trong việc tổ chức cho trẻ tham gia, tích cực quan sát, bao quát trẻ và truyền thụ kiến thức cho trẻ. 9/10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich_cuc_van_dong_cho.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động Gi.pdf