SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Đồng Tĩnh

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các hình thức, biện pháp giúp trẻ có những giờ học sao cho có chất lượng nhất bổ ích nhất giúp trẻ phát triển tư duy cũng như thể chất của trẻ một cách tự nhiên và thoải mái. Muốn trẻ tiếp thu các kiến thức của cô cần cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú ý của trẻ là vô cùng quan trọng, chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”
docx 20 trang skmamnon 09/08/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Đồng Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Đồng Tĩnh

SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Đồng Tĩnh
 trong những nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển 
trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. 
 GDTC ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động 
nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động. Sự tổng hợp những hình thức 
đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể 
chất và củng cố sức khỏe cho trẻ nên ở trường mầm non thường sử dụng hình thức 
GDTC qua các tiết học thể dục. 
 Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng 
trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và 
phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng 
đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu 
được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện 
trong hoạt động của mình. 
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các hình thức, 
biện pháp giúp trẻ có những giờ học sao cho có chất lượng nhất bổ ích nhất giúp trẻ 
phát triển tư duy cũng như thể chất của trẻ một cách tự nhiên và thoải mái. Muốn trẻ 
tiếp thu các kiến thức của cô cần cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền 
đạt gây sự chú ý của trẻ là vô cùng quan trọng, chính vì nhận thức được tầm quan 
trọng của bộ môn này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển thể 
chất cho trẻ lớp 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” 
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp 4 – 5 tuổi 
trong trường mầm non”.
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hảo.
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương – 
tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 01697902802
 - Email: nguyenminhhaomndt@gmail.com.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 - Nguyễn Thị Minh Hảo
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Lĩnh vực phát triển thể chất.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 - Tháng 8/2015 – tháng 2/2016.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Về nội dung của sáng kiến:
 7.1.1. Cơ sở lí luận:
 * Những chủ trương về giáo dục phát triển thể chất:
 2 7.1.2. Thực trạng:
 Trường Mầm non Đồng Tĩnh nằm trên địa bàn của xã Đồng Tĩnh – huyện Tam 
Dương thuộc khu vực miền núi. Cơ sở vật chất cũng như chất lượng của đội ngũ 
CBGV còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. 
 Năm học 2015 - 2016, trường có tổng số CBGV-NV trong trường là : 26 .
 Tổng số nhóm, lớp: 14 lớp
 Trong đó tổng số trẻ là : 431 trẻ.
 Số phòng học: 11 phòng ( trong đó có 6 phòng học tạm, học nhờ).
 * Thuận lợi: 
 - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
 - Cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè chúng tôi 
được đi học bồi dưỡng bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo. Dự các 
buổi chuyên đề về hoạt động tạo hình của phòng, của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo 
điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.
 - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm.
 - Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian 
cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và phương pháp bộ môn có chuẩn bị đủ và sử 
dụng cho cô và trẻ trong hoạt động.
 - Đa số trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp ( 20/20 cháu). Tỉ lệ chuyên cần đạt 98%.
 - Bản thân tôi là giáo viên mới vào nghề chưa lâu vì vậy mà tôi đã dày công suy 
nghĩ về các phương thức và cách thức làm sao dạy trẻ tốt nhất và mang lại sự vui vẻ 
hòa đồng, tự tin cho trẻ khi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.
 - Phía học sinh : năm 2015 – 2016 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi A:
 - Tổng số học sinh trong lớp có 20 cháu: Nam : 10 Nữ : 10
 - 100 % số trẻ ăn ở bán trú tại trường.
 - Phụ huynh luôn quan tâm đến con và các hoạt động ở lớp.
 * Khó khăn:
 - Sân tập hẹp không bằng phẳng, không có khu tập riêng biệt.
 - Lớp phải học nhờ nhà dân nên gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động thể 
chất.
 - Trang thiết bị đồ dùng học chưa phong phú, chua hấp dẫn trẻ.
 - Một số dụng cụ thể dục chưa đầy đủ, phong phú vàphù hợp với đội tuổi.
 - Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ là 
môn phụ nên không cần quan tâm.
 4 Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung 
trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở 
vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng 
thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác 
định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho 
phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, 
đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình 
đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, 
đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các 
sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. 
VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất:
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 LỚP 4 TUỔI A NĂM HỌC 2015 – 2016
 STT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - - Đập bắt bóng tại chỗ 8. - Trẻ biết đập và bắt bóng bằng hai tay, 
 bắt bóng khi bóng nảy lên.
 9. – Trẻ đi đúng trong đường hẹp không 
 1 Trường - - Đi trong đường hẹp.
 dẫm vào vạch.
 mầm non
 - - Bò thấp chui qua cổng10. – Bò bằng bàn tay và cẳng chân không 
 chạm vào cổng.
 - - Trèo lên xuống ghế. - - Trẻ trèo một chân lên rồi tiếp tục trèo 
 chân tiếp theo và bước xuống từng 
 chân một.
 - - Ném xa bằng 1 tay, - - Trẻ biết đưa tay từ trước ra sau, lên 
 chạy nhanh 10m. cao rồi ném đi xa ở điểm tay đưa cao 
 2 Bản thân nhất, rồi chạy nhanh 10m.
 - - Bật chụm tách chân vào - - Trẻ thực hiện bước nhảy liên tục và 
 các ô. không dẫm vào vạch
 - - Ném trúng đích thẳng - - Hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, 
 đứng hơi ngả người ra sau dùng sức của thân 
 và tay để ném bóng trúng đích.
 3 Gia đình
 - - Trẻ đi đúng trong đường hẹp không 
 - - Đi theo đường hẹp, trèo 
 dẫm vào vạch, trèo lên xuống ghế kết 
 lên xuống ghế.
 hợp chân nọ tay kia.
 -
 - - Trẻ khéo léo giữ thăng bằng khi đi 
 - - Đi trên ghế băng đầu đội 
 trên ghế băng và giữ túi cát không rơi.
 túi cát.
 6 7 - - Bò theo đường zic zắc . - Trẻ bò theo đường zíc zắc phối hợp tay 
 Phương vượt chướng ngại vật. nọ chân kia vượt qua chướng ngại vật.
 tiện và luật - - Trẻ đứng chân trước chân sau, tay 
 lệ giao - - Ném xa bằng 1 tay, chạy cầm vật ném cùng phía với chân sau, 
 thông nhanh 12 m. đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, 
 lên cao rồi ném và chạy nhanh 12m.
 - - Đi trong đường hẹp đầu - - Trẻ đi đúng theo đường hẹp không 
 đội túi cát. dẫm vào vạch, giữ thăng bằng không 
 - làm rơi túi cát.
 - - Tung bắt bóng với người- - Tung và bắt bóng bằng 2 tay với 
 đối diện. người đối diện.
 8 Nước và - - Trườn sấp kết hợp bò - Trẻ nằm sấp, trườn sát bụng xuống sàn 
 hiện tượng qua ghế thể dục. một tay đưa về phía truwowvs một 
 tự nhiên chân co đạp để đẩy người về phía 
 trước.
 Quê hương - - Bật chụm tách chân qua - - Bật chụm tách chân qua 5 ô không 
 9 - Đất nước 5 ô. chạm vào ô.
 – Bác Hồ. - - Bò theo đường zíc zắc - Trẻ bò theo đường zíc zắc phối hợp tay 
 vượt chướng ngại vật (VĐ nọ chân kia vượt qua chướng ngại vật.
 cũ)
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục 
xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và 
tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp 
các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đến mỗi hoạt động như thể dục 
sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp 
với vận động mà giáo viên yêu cầu. 
 Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược 
bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng 
đã học cho bố mẹ xem. 
 Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham 
gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn 
tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình 
có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng 
bằng không
 8 Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau 
giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, 
quả bông, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập 
giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của 
trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi 
đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động 
khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình 
độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 
lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4 - 6 lần. Chọn động tác 
và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp 
và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, 
ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, 
tuần hoàn, các nhóm cơ
 Hình ảnh 3: Trẻ đang tập thể dục sáng cùng nơ và quả bông.
 - Biện pháp 4: Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.
 Giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không 
những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận 
động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà 
tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, đoàn kết, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung 
ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi 
hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động 
thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, 
khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. 
Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng 
nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự 
giác tích cực, đoàn kết trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải 
tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợpvới đặc điểm tâm sinh lý lứa 
tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_cho_tre_lop_4_5_tu.docx