SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non

Tuổi mầm non hoạt động tạo hình chưa thể là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo lên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới xung quanh mà kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là sự biến đổi, phát triển của chính bản thân trẻ. Trong hoạt động tạo hình của trẻ có tính không chủ định là một đặc điểm tâm lí rất đặc trưng tạo cho sản phẩm tạo hình của trẻ một vẻ hấp dẫn riêng. Do tính không chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả thường nảy sinh một cách tình cờ. Khi thực hiện trẻ khó phân biệt được sự vật, nhân vật chính, chưa biết cách làm cho chúng nổi bật những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ còn chưa mạch lạc của mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ phần nhiều là những gì nó nhìn thấy, nó biết, nó nghĩ, theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, vận động tinh của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
doc 19 trang skmamnon 30/06/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 2
III. Đối tượng, 2
IV. phương pháp nghiên cứu 2
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
 I Cơ sở lí luận 3
II Thực trạng 4
III Các biện pháp 4
 1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập tạo hình để trẻ 4
 phát huy tính tích cực khả năng tạo hình của trẻ.
 2 Biện pháp 2: Sưu tầm nguyên vật liệu. 6
 3 Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và làm 6
 giàu biểu tượng tạo hình cho trẻ.
 4 Biện pháp 4: Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ thông 7
 qua các hoạt động trong trường mầm non
 5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. 10
IV Kết quả 11
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 PHỤ LỤC: Một số hình ảnh trong tổ chức hoạt động tạo 16
 hình của lớp Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
giáo lớn mà chưa tự hoàn thành được sản phẩm của mình. Trong hoạt động tạo 
hình trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tạo ra sản phẩm theo ý nghĩ của mình 
mà là sự bắt chước sản phẩm của người khác.Tuổi mầm non trẻ ham thích được 
hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của 
trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, vò theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 
sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu 
thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những 
gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là 
yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn đề 
tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm ra một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện 
một số kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ 
năng tạo hình cho trẻ Mầm non. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC 
NGHIỆM:
 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông 
qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non.
 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Giáo viên, học sinh các nhóm lớp mẫu 
giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
IV. PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp trực quan, gợi mở.
 - Phương pháp phân tích sản phẩm: Thu thập sản phẩm xem xét, phân tích 
và đánh giá.
 - Phương pháp khảo sát.
 - Phương pháp thống kê số liệu: Xử lí các số liệu thu thập được.
 2. Thời gian nghiên cứu
 - Nghiên cứu từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 02 năm 2020.
 2/17 Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
xã hội; tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực; cảm 
nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó.
- Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng 
lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
- Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái 
đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử.
- Có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ 
trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối 
với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
 1. Về phía giáo viên: Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô 
chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ. Khi triển khai thực hiện chuyên đề theo 
lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế 
hoạch và thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển 
nghệ thuật tạo hình ở trẻ. Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo 
hình. Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho 
trẻ. 
 2. Về phía trẻ: Một số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ, mẫu giáo bé nên kỹ 
năng cầm bút, tô vẽ chưa có. Trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. Ngôn 
ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình 
đối với người khác.
 3. Về điều kiện môi trường: Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong 
phú chưa tân dụng được hết cơ hội cho trẻ hoạt động.
 Đứng trước những thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ, học hỏi tìm tòi và đã 
đúc rút được một số kinh nghiệm để giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt tạo hình.
 III. CÁC BIỆN PHÁP 
1.Biện pháp1: Tạo môi trường học tập tạo hình để trẻ phát huy tính tích 
cực khả năng tạo hình của trẻ.
 Môi trường hoạt động là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Nó kích 
thích, tạo điều kiện trẻ được tìm tòi khám phá và phát hiện ra những điều mới lạ 
hấp dẫn từ đó mang lại cho trẻ cảm giác thích thú, đam mê với hoạt động tạo 
hình. Qua đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng, những kiến thức cơ bản nhất 
định trong môn tạo hình. Vì vậy tôi luôn luôn chú ý tạo môi trường tạo hình cho 
trẻ cả trong và ngoài lớp học. 
 Khi tạo môi trường tạo hình cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ: đẹp, màu sắc 
sặc sỡ, các hình ảnh ngộ nghĩnh, đa dạng về chủng loại, tạo ra một “ Môi trường 
mở” nó tạo nên các tác động tích cực tới trẻ, nhờ sự phong phú , sinh động mang 
 4/17 Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 Có thể nói môi trường hoạt động tạo hình chính là kết quả hoạt động sáng 
tạo của người giáo viên và của chính trẻ.
2.Biện pháp 2: Sưu tầm nguyên vật liệu.
 Sưu tầm vật liệu có sẵn ở địa phương, ở thiên nhiên: Tôi tìm hiểu viết 
thông báo trên bảng thông báo của lớp tới phụ huynh học sinh mang các nguyên 
vật liệu có sẵn, dễ tìm, phế liệu bỏ của gia đình như: giấy vụn, vải vụn, vỏ hộp, 
chai, lọĐiều này góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: nhận thức, 
thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Sự đa dạng của các nguyên 
vật liệu để khích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
 Để dảm bảo khi sử dụng nguyên liệu tạo hình tôi luôn chú ý những điểm sau:
 + Bảo đảm tính giáo dục, tính thẩm mỹ.
 + Bảo đảm an toàn, vệ sinh.
 + Dễ làm, phù hợp khả năng của trẻ.
 + Nguyên liệu dễ kiếm.
 Khi đã có nguyên vật liệu tôi luôn nghiên cứu xem sẽ tạo ra sản phẩm gì 
từ nguyên vật liệu đó và sẽ thực hiện như thế nào để từ đó tôi hướng dẫn trẻ tạo 
ra sản phẩm tạo hình phù hợp với chủ đề. Tôi luôn tôn trọng ý tưởng và sản 
phẩm trẻ tạo ra tuyệt đối không chê sản phẩm của trẻ. Những chai lọ nhựa, thủy 
tinh trẻ mang tới giáo viên đều hướng dẫn trẻ cách tận dụng để làm các sản 
phẩm cho phù hợp và có thể dùng được làm đồ trang trí.
 Tổ chức cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đã sưu tầm được tạo ra các sản 
phẩm theo ý thích của mình: Từ các các nguyên vật liệu sưu tầm được từ phụ 
huynh học sinh. Tôi phân loại các nguyên vật liệu theo từng dạng để dễ lấy sau 
đó cô phân tích, gợi mở, định hướng cho trẻ có thể tìm ra ý tưởng của mình. Từ 
đó trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm đẹp do chính mình làm ra để trưng bầy và phục 
vụ cho các hoạt động
3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và làm giàu biểu tượng 
tạo hình cho trẻ.
 Để có được kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động 
tạo hình và thể hiện sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên 
cần phải giúp trẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về đối tượng 
mà trẻ cần phải tái tạo.Tôi thường xuyên tận dụng mọi cơ hội cho trẻ tiếp xúc, 
tìm tòi, khám phá để cung cấp biểu tượng về các sự vật xung quanh trẻ. 
 Ví dụ: Trong khi dạo chơi tôi thường trò chuyện với trẻ về những sự vật 
hiện tượng bắt gặp trên đường đi như chiếc máy bay, ô tô, ao cá, con chim ,con 
bướmtôi đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ nhận ra được đặc điểm về màu sắc, 
hình dạng , các bộ phận của những đồ vật đó.
 6/17 Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò ý tưởng của trẻ. Trong giờ tạo hình tôi 
luôn chuẩn bị các loại màu khác nhau như(màu nước, màu dạ, màu sáp, nhũ.) 
để trẻ lựa chọn tạo ra những sản phẩm đẹp với nhiều màu sắc.
 Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo 
hình, thì có một điiều không thể thiếu được đó chính là sự khích lệ động viện kịp thời 
của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt 
hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố 
gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối 
với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm 
để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá 
tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ hoạt động tạo hình 
tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn 
chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thỏa mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp 
tục cố gắng hơn nữa. Trong các giờ hoạt động tạo hình tôi luôn đặt ra những câu hỏi: 
Con vừa được làm gì? Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó 
nhất? Để làm được sản phẩm này con phải làm như thế nào? .. Để hình thành ở trẻ tiền 
đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần 
chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với 
tác phẩm nghệ thuật của mình. Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi 
giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng. Tóm lại từ các 
việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng 
lên rõ rệt.
4.2 Thông qua các giờ học khác
 Thông qua các môn học khác tôi cũng lồng ghép nhẹ nhàng nhằm cung 
cấp cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng.
 Ví dụ: Trong tiết văn học đề tài: Thơ “Họ nhà cam quýt” tôi cung cấp cho 
trẻ hình ảnh, biểu tượng về cây cam, cây quýt qua việc cho trẻ quan sát tranh 
minh họa, qua một vài câu hỏi đàm thoại về màu sắc lồng ghép khi giúp trẻ hiểu 
nội dung bài thơ từ đó biểu tượng cây cam, cây quýt đã hiện lên trong suy nghĩ 
của trẻ.
 Cho trẻ được quan sát, tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thông qua các 
giờ học khác như giờ khám phá khoa học. Có thể cho khám phá về con rô bốt, 
cô cho xem các hình ảnh về rô bốt hoạt động, sau đó xem những chi tiết tạo 
thành rô bốt. Từ đó cho trẻ tập làm những con rô bốt như đã được khám phá.
 Như trong một buổi dạo chơi quanh sân trường cô và trẻ ngắm vườn hoa 
và cô hỏi trẻ “Con thấy những bông hoa này như thế nào? Đây là hoa gì? Con 
nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa ra sao? Khi có gió thì 
 8/17

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_thong_qua_h.doc