SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại vẽ) ở Trường Mầm non Minh Lộc

Giáo dục thẩm mĩ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. Cùng với hoạt động âm nhạc, kịch... hoạt động tạo hình trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mĩ rất cao đặc biệt là thể loại vẽ nó giúp trẻ thể hiện được tình cảm,suy nghĩ giống như giao tiếp bằng lời hay cử chỉ. Chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết. Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc,hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng quan sát,cảm thụ cái đẹp và hình thành khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình mà cụ thể là thể loại vẽ trẻ có cơ hội tìm hiểu,nghiên cứu các đối tượng, miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng từ đó kích thích ở trẻ khả năng phân tích tổng hợp, kỹ năng so sánh,ghi nhớ, phát triển trí tưởng tượng,tư duy sáng tạo và thể hiện cảm xúc, sự hiểu biết của bản thân trẻ về thế giới xung quanh. Đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi, hoạt động tạo hình thể loại vẽ là một trong những hoạt động nghệ thuật giúp trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác,tri giác,giúp trẻ nhận ra màu sắc,hình dạng,đường nét,tỷ lệ... nhận thấy cái đặc trưng và đường nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Đồng thời thông qua hoạt động vẽ giúp phát triển thể chất: giúp cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo, linh hoạt hơn, phát triển khả năng kết
hợp của đôi tay và đôi mắt. Mặt khác hoạt động tạo hình thể loại vẽ còn tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo. Khi vẽ trẻ được thỏa sức khai phá và thể hiện mình, những suy nghĩ, ý tưởng đầy mới mẻ của trẻ gửi gắm vào tác phẩm chính là lúc trẻ thể hiện niềm thích thú,sự say mê. Khi trẻ được tự tay làm ra những sản phẩm của mình, khi được cô giáo khen thể hiện niềm vui sướng tự hào từ đó kích thích trẻ hứng thú sáng tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động,yêu cuộc sống, có ý thức trân trọng và bảo vệ thành quả lao động của mình.
docx 16 trang skmamnon 18/07/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại vẽ) ở Trường Mầm non Minh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại vẽ) ở Trường Mầm non Minh Lộc

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại vẽ) ở Trường Mầm non Minh Lộc
 giúp cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo, linh hoạt hơn, phát triển khả năng kết 
hợp của đôi tay và đôi mắt. Mặt khác hoạt động tạo hình thể loại vẽ còn tác 
động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo. Khi vẽ trẻ được thỏa 
sức khai phá và thể hiện mình, những suy nghĩ, ý tưởng đầy mới mẻ của trẻ 
gửi gắm vào tác phẩm chính là lúc trẻ thể hiện niềm thích thú,sự say mê. Khi 
trẻ được tự tay làm ra những sản phẩm của mình, khi được cô giáo khen thể 
hiện niềm vui sướng tự hào từ đó kích thích trẻ hứng thú sáng tạo ra cái đẹp, 
biết yêu lao động,yêu cuộc sống, có ý thức trân trọng và bảo vệ thành quả lao 
động của mình.
 Mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nhưng trong thực tế việc 
tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mĩ mà cụ thể là hoạt động tạo hình thể 
loại vẽ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non nói chung và lớp 4-5 tuổi do tôi phụ 
trách nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là 
phương pháp tổ chức vẫn còn mang tính áp đặt,việc xây dựng môi trường giáo 
dục bên trong và bên ngoài để phục vụ cho hoạt động tạo hình thể loại vẽ còn 
chưa được quan tâm đúng mức, khả năng tập trung chú ý, kỹ năng của trẻ còn 
kém. Phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 
đặc biệt là thể loại vẽ mà chỉ chú ý coi trọng đến việc học đếm, con số, học 
hát, đọc thơ kể chuyện, trong thực tế trẻ lại rất muốn được thể hiện những cảm 
xúc, những sáng tạo của mình qua thể loại vẽ. Điều này khiến cho những sản 
phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế cả về nội dung lẫn hình thức. Xuất phát từ 
những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thẩm mĩ cho 
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, chính vì vậy bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ và lựa 
chọn để nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 45 
tuổi thông qua hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ ) ở trường mầm non Minh 
Lộc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề ra: Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua hoạt động tạo hình( thể loại vẽ) ở trường mầm non Minh Lộc
 2/28 năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho 
lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn,mặt khác hoạt động 
này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ,những phương 
thức hoạt động mới,giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích,có tổ 
chức,biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động vẽ đối với sự hình thành 
cảm xúc của trẻ,trẻ tỏ ra hài lòng khi được làm quen với bút chì, bút dạ,sáp 
màu,màu nước... Trẻ có thể sử dụng những phương tiện đó để vẽ những gì trẻ 
muốn và trẻ thích. Thật thú vị quyết định mình sẽ làm gì,sử dụng phương tiện 
gì,có thể coi là cơ hội đầu tiên hình thành tính độc lập quyết định của trẻ. Hoạt 
động vẽ với sự phát triển tư duy của trẻ,với trẻ mầm non hoạt động nghệ thuật 
đồng nghĩa với thể nghiệm cảm giác. Bút sáp trườn trên giấy, màu tô cứ đầy 
dần lên,rồi lượn cổ tay sao cho khéo để vẽ ra hình ảnh. Khám phá vật liệu rất 
quan trọng vì nó đem lại cho trẻ kiến thức về vật liệu. Trẻ biết tính chất của 
vật liệu màu thể hiện trên giấy ra sao,tô cho đẹp với sáp màu dạ hay màu 
nước. Thông qua hoạt động tạo hình nói chung hoạt động vẽ nói riêng trẻ hiểu 
được cách lập kế hoạch hoạt động,biết đánh giá sản phẩm của mình bằng cách 
đưa ra hoặc nói ra những gì mình thích và nghe người khác nói họ thích những 
gì ở sản phẩm của trẻ. Và quan trọng hơn nữa trẻ dần dần sử dụng các ký 
hiệu,dấu hiệu đặc trưng khi vẽ. Đặc biệt đối với trẻ về ngôn ngữ,chậm 
nói,chậm viết,vốn từ ít thì hoạt động vẽ lại càng quan trọng vì đó là phương 
tiện thỏa mãn tâm hồn trẻ,cách luyện tập và khắc phục những khiếm khuyết 
trên. Hoạt động vẽ phối hợp tay với mắt trẻ,mắt nhìn hướng dẫn hoạt động của 
tay rất cần thiết cho hoạt động sau này của trẻ trong đó có viết chữ đẹp,thực 
hiện các thao tác toán học sơ đẳng.
Trong hoạt động vẽ có nhiều các hoạt động đó là: Hoạt động vẽ theo mẫu,vẽ 
theo đề tài,vẽ theo ý thích.
Vẽ theo mẫu: Đây là thể loại vẽ trẻ được hướng dẫn chức năng mới,các bài 
mẫu dành cho trẻ là những bài phối hợp các kỹ năng đã học ở các lớp dưới. Ở 
thể loại này tôi cần nắm kỹ yêu cầu của từng bài mẫu để chuẩn bị mẫu và giới 
 4/28 rất nhiều vào sự nhiệt tình sáng tạo của bản thân giáo viên.
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
 - Trường mầm non Minh Lộc là trường đạt chuẩn quốc gia,trường khang 
trang sạch đẹp,có nhiều đồ chơi ngoài trời,phòng học rộng thông thoáng đảm 
bảo diện tích.
 - Năm học .........tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi
B7,phụ huynh quan tâm đưa đón con đúng giờ,đa phần phụ huynh đều thực 
hiện tốt nội quy của trường lớp.
 - Có sự quan tâm,chỉ đạo,hướng dẫn của ban giám hiệu về tổ chức hoạt 
động tạo hình thể loại vẽ cho trẻ.
* Khó khăn:
 - Minh Lộc là một xã ven biển,điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
 - Số trẻ trong lớp đông so với quy định (37 trẻ).Trường đang còn thiếu 
giáo viên,hiên nay là 1,5 cô/lớp.Chính vì thế thời gian cô bao quát trẻ chiếm 
nhiều,thời gian làm đồ dùng đồ chơi còn ít.
 - Bản thân tôi vì chưa được qua trường họa chỉ được học cơ bản về giáo 
trình hướng dẫn hoạt động tạo hình nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác 
hướng dẫn trẻ,mặt khác sự khéo tay chỉ đạt mức bình thường nên gặp nhiều 
bất cập.
 - Trẻ cùng lứa tuổi nhưng phát triển không đồng đều. Một số trẻ còn 
nhút nhát,chưa mạnh dạn tự tin. Các kỹ năng trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 
của trẻ còn hạn chế.
 - Nhiều phụ huynh chưa hiểu hết vai trò của hoạt động tạo hình đối với 
sự phát triển toàn diện của trẻ.
 - Một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên các cháu phải ở lại với ông bà 
vì thế công tác phối kết hợp trao đổi thông tin còn gặp nhiều khó khăn.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
 6/28 + Trẻ trong lớp đông nên khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. + Trẻ 
chưa hứng thú tích cực chủ động tham gia hoạt động vẽ của lớp. + Kỹ năng vẽ 
cơ bản,cách sắp xếp bố cục,sử dụng và phối hợp màu sắc còn yếu.
+ Trẻ còn nhút nhát,thiếu tự tin nên việc nhận xét và nói lên ý tưởng của mình 
còn nhiều hạn chế.
 - về phía phụ huynh:
+ Nhận thức của một số phụ huynh về lĩnh vực phát triển thẩm mĩ đặc biệt là tạo 
hình thể loại vẽ còn chưa được coi trọng.
+ Đa số trẻ ở nhà với ông bà nên việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh và giáo 
viên chưa được thường xuyên và kịp thời.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ hoạt động tạo hình:
 Có thể nói nề nếp của trẻ trong lớp quyết định sự thành công hay thất bại 
của giờ dạy. Nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học sẽ không đạt kết 
quả cao còn nếu trẻ có nền nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay 
từ ban đầu thì trẻ sẽ say mê với giờ học. Chính vì vậy mà ngay từ ngày đầu vào 
năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp và thói quen cho trẻ. Để 
chuẩn bị cho một tiết dạy tôi tạo môi trường học tập thoải mái,thỏa mãn nhu cầu 
phát triển về nhiều mặt của trẻ: Nhận thức tình cảm,ngôn ngữ, tính kỹ năng,thao 
tác. Dựa vào số lượng trẻ tôi sắp xếp chỗ ngồi,cách ngồi sao cho hợp lý,trao đổi 
với phụ huynh để nắm bắt tâm lý,cá tính của từng trẻ,có biện pháp rèn cho trẻ 
thói quen chú ý lắng nghe ý kiến của cô,tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ 
được giao,thực hiện tốt giờ nào việc nấy,có tính tích cực,sáng tạo nhưng mang 
tính kỷ luật cao. Cô giáo tổ chức các hoạt động cắm cờ bé ngoan và nêu gương 
cuối tuần để tạo tinh thần thi đua giữa các trẻ. Tôi tập cho trẻ sự mạnh dạn,tự tin 
trước cô và bạn,giúp trẻ biết cởi mở chia sẻ kinh nghiệm,thích đặt câu hỏi,thích 
tìm tòi khám phá. Bên cạnh đó tôi phân loại nhóm trẻ,chia lớp thành 3 tổ,mỗi tổ 
xen kẽ cháu khá và cháu yếu để trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,với những trẻ 
nhút nhát ít hoạt động tôi xếp cạnh những cháu mạnh dạn,tự tin,hoạt động tốt,với 
 8/28 đó cho trẻ vẽ tranh,tô tranh hoặc sưu tầm hình ảnh từ họa báo cắt ra để làm 
album ảnh,những quyển sách từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện 
kể cho cô và các bạn nghe. Khi làm tôi khuyến khích trẻ làm cùng cách làm này 
còn có tác dụng rất tích cực trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát 
triển ngôn ngữ của trẻ.
 - Cách sử dụng:
 Tận dụng làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn đã khó 
nhưng sử dụng những đồ dùng đồ chơi đó như thế nào để phát huy được hết 
những ưu điểm của đồ dùng cũng là một điều hết sức quan trọng. Mục đích của 
việc sử dụng đồ dùng là giúp cho việc truyền tải nội dung lôi cuốn trẻ, kích thích 
trẻ tập trung chú ý để thực hiện nhiệm vụ,tạo nên tác phẩm nghệ thuật tạo hình,vì 
vậy khi đưa đồ dùng đồ chơi giáo viên phải khéo léo linh hoạt,không đưa nhiều 
loại đồ dùng ra một lúc mà phải từ từ tạo cho trẻ sự tò mò. Tùy vào từng thể loại 
tạo hình mà thao tác đưa và cất đồ dùng trực quan hợp lý.
 Ví dụ: Đối với hoạt động mà đề tài vẽ theo mẫu thì tranh mẫu,vật mẫu tôi 
đưa luôn rõ ràng,chính xác về hình dạng màu sắc.
 Ví dụ: Đề tài “Vẽ hoa tặng co’” tôi cho trẻ quan sát những bức tranh hoa 
được làm từ những vật liệu và hình dáng khác nhau như: hoa được làm từ vải 
vụn,len,báo với những cánh hoa tròn dài khác nhau cho trẻ quan sát trò chuyện. 
Sau đó tôi mới dẫn dắt trẻ vào xem tranh đề tài để khám phá nhận xét và thực 
hiện đề tài.
 Ví dụ: Ở chủ đề Thế giới động vật đề tài: “Vẽ con vật trẻ yêu thích””,tôi 
trò chuyện với trẻ về những con vật trẻ biết tiếp đó tôi sử dụng ngôi nhà kỳ diệu 
đưa từng con vật ra cho trẻ quan sát,đàm thoại về con vật và dùng thủ thuật để 
trẻ phát hiện ra con vật nào xuất hiện con vật nào biến mất. Cuối cùng hỏi trẻ về 
con vật trẻ thích và muốn vẽ và cho trẻ thực hiện.
 Tôi đặt đồ dùng đồ chơi ở các góc,nơi trưng bày sản phẩm của trẻ tôi đặt ở 
khoảng không,đầy đủ ánh sáng và vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể tự tay treo 
sản phẩm của mình.
 10/28 Đối với môi trường bên trong,bước vào cửa lớp tôi xây dựng góc tuyên 
truyền có hình ảnh sinh động,màu sắc nổi bật cho trẻ hiểu được ý nghĩa của 
những hình ảnh trang trí. Cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp khi có những hình ảnh trang 
trí,nhận xét đường nét,màu sắc,bố cục của hình ảnh.
 Ví dụ: Góc tuyên truyền dinh dưỡng của bé yêu,tôi để tiêu đề “bé ăn gì hôm 
nay” hình ảnh những quả táo chín mang đến những món ăn đầy dinh dưỡng đến 
cho trẻ,trẻ như những chú chim non đang vui vầy quanh cành táo chín để thưởng 
thức vị ngọt từ những trái táo. Bên trong lớp tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo 
từng góc phù hợp với chủ đề một cách gọn gàng ngăn nắp và tiện sử dụng,ở 
những góc chơi tôi tạo điều kiện cho trẻ tham gia trang trí cùng cô để trẻ thấy 
được vai trò của mình trong lớp học,cho trẻ nhận thấy sự thay đổi từng ngày 
trong lớp học từ việc sắp xếp đồ dùng,bài trí các góc hoạt động, hình ảnh trang 
trí.
 Ngoài ra,những đồ chơi làm được,những nguyên vật liệu kiếm được tôi sắp 
xếp chúng theo từng loại vào từng rổ gọn gàng đẹp mắt và ở góc tạo hình treo 
những bức tranh được làm từ lá cây,rơm rạ... tạo cho trẻ cảm giác thích thú mới 
lạ và mong muốn được tái tạo đồng thời giáo dục trẻ biết được những phế liệu ấy 
rất có ích trong hoạt động tạo hình của trẻ và góp phần bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: Ở góc tạo hình tôi treo một số bức tranh với nhiều màu sắc,chất liệu 
khác nhau cùng với những bức tranh trẻ vẽ từ đó tạo cho trẻ cảm giác thích 
thú,quan sát so sánh và gây cảm xúc mong muốn được thể hiện khả năng của 
mình. Trong không gian nghệ thuật đó trẻ sẽ được hòa mình vào môi trường 
nghệ thuật thực thụ,những hình ảnh trang trí khi có bàn tay trẻ góp sức tôi thấy 
trẻ rất phấn khởi,trẻ quan sát,nhận xét và mong muốn được cùng cô làm tranh 
trang trí,trẻ tự tin hơn khi đến lớp,ý thức bảo vệ lớp sạch đẹp cũng tăng lên và 
hứng thú mong muốn tham gia tạo hình của trẻ cũng tăng lên rõ rệt.
 Việc xây dựng môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài này tôi thấy đã 
mang lại kết quả rất cao trong việc phát triển thẩm mĩ của trẻ,sản phẩm tạo hình 
mà cụ thể là thể loại vẽ của trẻ có sự đa dạng hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
 12/28

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_mi_cho_tre_4_5_tuoi_th.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Thể loại vẽ).pdf