SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Là giáo viên công tác trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày trong trường Mầm non, tôi nhận thấy trong những năm học trước giáo viên chưa thực sự nghiên cứu để tìm hiểu tinh thần đổi mới giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động các lĩnh vực trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non nói chung và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói riêng. Trong hoạt động làm quen văn học, phương pháp, hình thức, địa điểm tổ chức, tiến trình hoạt động, còn dập khuôn cố định theo truyền thống, giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi hình thức, vẫn đang lấy cô làm trung tâm - chưa lấy trẻ làm trung tâm, chưa bổ sung các câu chuyện mới, sáng tạo có giá trị nghệ thuật gần gũi với cuộc sống, một số giáo viên chưa chọn lọc các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, chưa nghiên cứu kỹ “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ” tác phẩm trước khi cho trẻ làm quen. Với trẻ: nhận thức của trẻ chưa đồng đều và đây cũng là hoạt động phụ thuộc vào khả năng tập trung, chú ý của từng cháu nên sự hứng thú với hoạt động của mỗi trẻ khác nhau. Tôi nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ trong trường Mầm non, đây là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Qua các các hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ phát triển được năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến kể về sự vật, hay sự kiện nào đó... bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Qua quá trình thực hiện tại lớp, tôi đã hiểu rõ được thực trạng trên và nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, đã thôi thúc tôi suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên để tổ chức các hoạt động văn học tạo hứng thú cho trẻ trên lớp tôi đạt kết quả tốt nhất, mang đến nhiều cảm xúc hứng thú cho trẻ nhất; từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuôi” để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng trong việc tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
docx 20 trang skmamnon 28/10/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 2/14
tác phẩm trước khi cho trẻ làm quen. Với trẻ: nhận thức của trẻ chưa đồng đều và đây 
cũng là hoạt động phụ thuộc vào khả năng tập trung, chú ý của từng cháu nên sự hứng 
thú với hoạt động của mỗi trẻ khác nhau. Tôi nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan 
trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ trong trường Mầm non, đây là mục tiêu quan 
trọng nhất của giáo dục mầm non. Qua các các hoạt động làm quen với văn học giúp 
trẻ phát triển được năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, trẻ 
phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến kể về sự vật, hay 
sự kiện nào đó... bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
 Qua quá trình thực hiện tại lớp, tôi đã hiểu rõ được thực trạng trên và nhận thấy 
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho 
trẻ, đã thôi thúc tôi suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để khắc phục những tồn 
tại, hạn chế trên để tổ chức các hoạt động văn học tạo hứng thú cho trẻ trên lớp tôi đạt 
kết quả tốt nhất, mang đến nhiều cảm xúc hứng thú cho trẻ nhất; từ đó tôi đã đi sâu 
nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác 
phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuôi” để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo và 
áp dụng trong việc tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi.
2. Phạm vi: Lớp 4 tuổi B2 trong trường mầm non tôi đang công tác.
3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 
2022 đến tháng 3 năm 2023.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 1. Đối với giáo viên:
 Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp ,chủ động tìm tòi những tác phẩm gần gũi 
với đời sống của trẻ, thể hiện được sự kết hợp các mặt giáo dục: Đức - Trí - Thể - mĩ, 
ưu tiên tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật đổi mới về nội dung phù hợp với trẻ với điều 
kiện của lớp, của trường. Hướng dẫn các nội dung đổi mới hiện đại cho trẻ tiếp cận.
 Giúp cho giáo viên nâng cao kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, linh hoạt 
sáng tạo trong hoạt động, tích cực đổi mới làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo; lựa chọn nội 
dung mới hơn, mở hơn, hình thức tổ chức đa dạng, lấy trẻ làm trung tâm, . để tạo cho 
trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học.
 2. Đối với trẻ:
 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, 
khả năng trình bày có lôgíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Trẻ được 
lựa chọn sáng tạo trong hoạt động không bó hẹp. Từ đó, phát triển ở trẻ khả năng quan 
sát, trí tưởng tượng tình huống sẽ sảy ra trong tác phẩm văn học, sáng tạo ra cái kết 
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ
 mẫu giáo 4-5 tuổi ” 4/14
hạn chế, còn e ngại chưa đổi mới hình thức tổ chức chưa đưa những nội dung đổi mới 
vào bài dạy, lựa chọn bài dạy còn chưa hấp dẫn, tình tiết trong câu chuyện bài thơ khó 
nhớ,... gây nhàm chán, gò bó, khả năng của trẻ lại không đồng đều,.. .dẫn đến những 
bất cập trong quá trình giảng dạy.
 Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy mình cần phải cố gắng học hỏi, tìm tòi, 
nghiên cứu đổi mới từ việc xây dựng kế hoạch giáo dục, môi trường giáo dục, cập nhật 
những tác phẩm văn học có nội dung gần gũi dễ nghe, dễ nhớ, có nội dung giáo dục 
sâu sắc, đa dạng về thể loại, phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ,...tuyên truyền đến 
các bậc phụ huynh để từ đó trẻ hăng say vào hoạt động nhằm góp phần tích cực nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ mạch lạc.
 3. Khảo sát thực trạng.
 a. Thuận lợi:
 Trường lớp khang trang, sạch sẽ thoáng mát. Nhà trường đã trang bị đầy đủ máy 
tính, ti vi, máy chiếu đồ dùng dạy học, đồ dùng học liệu có đủ các trang thiết bị nghe 
nhìn đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
 Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn. 
Luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng giáo viên và tạo mọi điều kiện xây dựng môi 
trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức,. Tạo điều kiện cho 
giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
tiết dạy của mình.
 Trẻ đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao. Trẻ ham học hỏi, chăm ngoan, nhanh nhẹn 
thích khám phá điều thú vị mới lạ. Các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và 
trẻ hoạt động dễ tìm kiếm ở địa phương và cũng được một số quan tâm phụ huynh ủng 
hộ.
 Lớp được bố trí 3 giáo viên, 2 giáo viên đều có trình độ chuyên môn Đại Học, 1 
giáo viên đang học lớp Đại học
 b. Khó khăn:
 Trong lớp một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, có cháu 
còn nói ngọng, nói lắp, chưa đi lớp 3 tuổi gây khó khăn cho quá trình tổ chức hoạt 
động. Đồ chơi, đồ dùng trực quan chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là đồ dùng đồ 
chơi tự tạo, thiếu hình ảnh đẹp sinh động để trẻ quan sát. Trẻ là con em ở địa phương 
nên khi giao tiếp còn sử dụng tiếng địa phương nhiều.
 Đa số phụ huynh là nông dân làm nông nghiệp, trình độ hiểu biết về vệc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ qua văn học còn thấp, một số phụ huynh còn chưa quan tâm 
giáo dục trẻ tại gia đình.
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ
 mẫu giáo 4-5 tuổi ” 6/14
mong đợi về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi là hết sức cần thiết. Vì nắm vững 
hệ thống đầy đủ nội dung thì mới có thể xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục mầm 
non đảm bảo đủ và đúng yêu cầu.
 Trước hết, để đảm bảo nắm vững yêu cầu giáo dục trẻ, cơ sở chủ đạo quan trọng 
để giáo viên cần học tập nắm vững đó là các yêu cầu trong Chương trình giáo dục mầm 
non, được ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 
2009 và Thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo Dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục 
mầm non ban hành kèm theo Thông Tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở đây nghiên cứu trong phạm vi giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi xác định các nội dung yêu cầu và kết quả mong đợi cần 
nắm vững để thể chế hóa trong việc thực hiện chương trình giáo dục đó là:
- Nội dung nghe:
 Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. Hiểu và làm 
theo được 2-3 yêu cầu. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. Nghe 
hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. Nghe các bài hát, bài thơ, ca 
dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Nội dung nói:
 Phát âm các tiếng có chứa các âm khó; Bày tỏ tình cảm và hiểu biết của bản thân 
bằng các câu đơn, câu ghép; Trả lời và đặt các câu hỏi: “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”, 
“Khi nào?”, “Để làm gì?”; Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép; Nói và thể hiện cử chỉ, 
điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp; Đọc thơ, ca dao, đồng dao, 
tục ngữ, hò vè; Kể lại chuyện đã được nghe; Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh; Kể 
lại sự việc có nhiều tình tiết; Đóng kịch.
- Nội dung làm quen với đọc, viết.
 Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, 
nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ...); Nhận dạng 1 số chữ 
cái; Tập tô, đồ các nét chữ; Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau; Làm quen với 
cách đọc và viết Tiếng Việt: Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống 
dòng dưới - Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu; Phân biệt phần mở 
đầu, kết thúc của sách; “Đọc” truyện qua các tranh vẽ; Giữ gìn bảo vệ sách.
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ
 mẫu giáo 4-5 tuổi ” 8/14
 Hình ảnh góc văn học
- Sưu tầm, làm đồ dùng tự tạo: Ngoài việc trang trí trên các mảng tường tôi còn đi sâu 
vào làm đồ dùng trực quan cho trẻ. Tôi luôn cố gắng sưu tầm và làm đồ dùng thật sống 
động, nghộ nghĩnh, có sự di chuyển được gắn với thực tế, với đời sống hàng ngày.
 Hình ảnh về con rối
 Hay những sản phẩm vẽ, cắt, dán bằng bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể theo tranh hoặc 
cắt dời từng con vật đó ra để trẻ tự kể chuyện theo ý tưởng của mình. Tôi còn làm các 
nhân vật trong các câu chuyện thay đổi theo từng chủ đề để dán, trang trí cho góc văn 
học và những nhân vật đó được ứng dụng vào trong các câu chuyện theo từng chủ đề 
nhánh. Ví dụ: Với chủ đề “Động vật ” tôi đã làm hình ảnh tranh về con vật: Gấu, thỏ, 
cáo, dê,... trang trí vào góc văn học. Qua hình ảnh tranh đó tôi đã giúp trẻ kể được 
những câu chuyện sáng tạo về chủ đề động vật.
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ
 mẫu giáo 4-5 tuổi ” 10/14
thiết vì công nghệ thông tin giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy, đồ dùng trực 
quan sinh động giúp hứng thú hơn khi được tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. 
Thông qua câu chuyện và cách kể chuyện như trên đã kích thích tư duy của trẻ phát 
triển đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cáh rõ ràng, mạch lạc.
 - Xây dựng phát triển ngôn ngữ dưới hình thức trò chơi vận động:
Đây chính là lúc giáo viên phát huy vai trò của mình dưới nhiều hình thức: Học mà 
chơi, chơi mà học. Tôi đưa các trò chơi dân gian có bài đồng dao có nhịp- âm vần nhịp 
điệu vui vẻ vào nhằm khai thác tích cực vốn từ, cách phát âm mạch lạc, rõ ràng cho trẻ 
thông qua giờ chơi của trẻ.
Ví dụ: Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” : Mời bạn ra đây/ Tay nắm chặt tay/ Đứng thành 
vòng rộng/ Chuột luồn lỗ hổng/ Mèo đuổi đằng sau/ Chuột cố chạy mau/ Trốn đâu cho 
thoát/ Thế rồi chú chuột/ Lại hóa vai mèo/ Co cẳng đuổi theo/ Bắt mèo hóa chuột.
 Ảnh trẻ vừa đọc vừa chơi Mèo đuổi chuột
+ Với trò chơi vận động tôi cũng lồng phát triển ngôn ngữ cho trẻ . Ví dụ như trong trò 
chơi : “Mèo và chim sẻ” thì bạn vào vai Mèo thì kêu “Meo, meo, meo”, còn các bạn 
vào vai chim sẻ thì kêu “Chích, chích, chích”.
 Có thể nói đây cũng là hình thức rất hiệu quả với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ bởi 
trẻ vừa được đọc vừa được chơi. Như vậy sẽ khắc sâu vào não giúp trẻ biết những thông 
tin chính xác, cùng đó vốn từ của trẻ sẽ tăng lên.
3. Biện pháp 3: Đổi mới sáng tạo hình thức tổ chức, gây hứng thú cho trẻ tích cực 
tham gia hoạt động làm quen với văn học.
 Trước hết giáo viên phải hiểu được sáng tạo hình thức tổ chức có nghĩa là: trong 
mỗi hoạt động cho trẻ làm quen văn học giáo viên phải nghĩ ra được các hình thức hoạt 
động sinh động để chuyển tải nội dung yêu cầu của bài dạy đến với trẻ. Hình thức đó 
phải phù hợp với hoạt động của trẻ, có tính mới lạ với trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động 
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ
 mẫu giáo 4-5 tuổi ”

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_cac_tac.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.pdf