SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể

Trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có sự tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời.
Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi, nảy lộc, ra hoa thì vườn ươm đầu tiên sớm nhất đó chính là trường mầm non.
Trong trường mầm non hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và thể loại kể truyện nói riêng là một môn học trẻ vô cùng yêu thích . Qua truyện kể trẻ được mở rộng nhận thức, mở rộng vốn từ, trẻ không nói lắp, nói ngọng, trẻ được luyện kỹ năng diễn đạt nói đúng, trả lời đúng câu hỏi của cô. Thông qua thể loại truyện kể giúp trẻ biểu đạt tốt điều trẻ nghĩ từ đó vốn từ của trẻ phát triển, ở lứa tuổi mầm non trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội, về thiên nhiên.
doc 24 trang skmamnon 05/01/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động 
kể chuyện ngoài tiết học và mọi lúc mọi nơi 
5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin 
6. Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh cùng rèn ngôn ngữ 
mạch lạc cho trẻ
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I. kết quả đạt được 
 II.Bài học kinh nghiệm
 III. Khuyến nghị
 2/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 II. ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu 
 -Trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi 
 2. Phạm vi thực hiện
 - Lớp B2
 3. Thời gian thực hiện
 - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/ 2018 đến tháng 4/2019.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC
 1. Cơ sở lí luận
 Ở trường mầm non, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đang được thực hiện 
trong tất cả các hoạt động: Hoạt động vui chơi và hoạt động học của trẻ. Và hoạt 
động làm quen với tác phẩm văn học không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ mà còn 
giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt. Những trẻ 
thường xuyên được tiếp xúc với tác phẩm văn học thì vốn từ của chúng thường 
phong phú và sống động. Không chỉ thế, những trẻ này còn có khả năng diễn đạt 
các vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm do trẻ học được những 
cách diễn đạt sinh động trong tác phẩm. 
 Ảnh hưởng của những câu chuyện kể đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được 
diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hoá - bắt chước”. Trẻ bắt chước ngôn ngữ, bắt 
chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong câu 
chuyện mà trẻ được nghe. Chính vì vậy, quá trình trẻ nghe kể chuyện đặc biệt là 
khi trẻ được trực tiếp kể lại truyện chính là quá trình trẻ tích luỹ thêm được 
nhiều từ mới, đặc biệt là từ ngữ nghệ thuật: những từ tượng hình, từ tượng 
thanh, từ láy, từ so sánh, miêu tả,...và học thêm được những cách diễn đạt giàu 
hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
 2. Cơ sở thực tiễn 
 4/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 - Là một giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp luôn năng động hoạt bát, có 
chuyên môn tốt, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi sáng tạo để nâng cao trình độ 
chuyên môn. 
 - Trẻ trong lớp đều cùng lứa tuổi, số trẻ đến lớp đều.
 - Hầu hết trẻ ở lớp nhanh nhẹn, hoạt bát và hứng thú tham gia hoạt động làm 
quen văn học.
 - Trẻ đến lớp chuyên cần đạt từ 90 đến 95%.
b. Khó khăn
- Trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận 
một cách chung chung. Ví dụ : phân biệt l - n, lên - nên, lào - nào,...
 - Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên 
trẻ chưa chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói, dùng từ 
không chính xác, câu lủng củng. 
 - Trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh,trẻ nói 
tiếng địa phương.
 - Nhiều trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin và khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng 
biểu đạt còn hạn chế.
 - Giáo viên chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức 
hoạt động kể chuyện nên chưa thu hút và tạo hứng thú cho trẻ.
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động còn hạn chế, đồ dùng sáng tạo còn ít.
 - Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ 
được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. 
1. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
a. Đối với giáo viên: 
- Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng 5 tiết học, mời ban giám hiệu nhà trường dự 
giờ đánh giá kết quả như sau:
 6/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 - Việc nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động, đặc điểm tâm lý 
của trẻ là việc làm không thể thiếu được khi dạy trẻ. Do đó, tôi luôn tìm tòi 
nghiên cứu kỹ các biện pháp để dạy trẻ phù hợp. 
 - Bên cạnh đó tôi luôn có ý thức học hỏi, tự rèn luyện, tìm tòi tham khảo sách 
báo tập san về nội dung, những kiến thức kỹ năng của hoạt động làm quen văn 
học để học tập và nghiên cứu về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua 
hoạt động này. Sau đó tôi lập kế hoạch theo từng tháng, theo các chủ đề sự kiện 
liên quan phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình.
 - Ngoài ra tôi thường xuyên dự giờ các bạn đồng nghiệp, các tiết kiến tập, thao 
giảng của trường, xem các tiết dạy mẫu trên tivi, trên các phương tiện thông tin 
đại chúng để có kiến thức tốt cung cấp cho trẻ đạt kết quả cao.
 - Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách 
sử dụng tranh, sách truyện, rối, mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm 
văn học đó là một cách tốt nhất.
* Lập kế hoạch rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ:
-Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một năm học như 
sau :
Tháng Tên đề tài Chủ đề sự kiện liên quan Ghi chú
9/2018 * Truyện
 - Bạn mới - Trường mầm non của bé
 - Thỏ trắng biết lỗi -Trung thu
 - Bài học đầu năm - Lớp học của bé
10 * Truyện:
 - Câu chuyện của tay trái và - Tôi là ai
 tay phải
 - Ngày hội của bà của 
 - Cậu bé mũi dài mẹ
 8/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 - Quả bầu tiên -Một số loại hoa
 - Cây tre trăm đốt -Một số loại loại quả
 - Sự tích cây khoai lang -Một số loại rau
 - Chiếc áo mùa xuân
3 * Truyện:
 - Một phen sợ hãi - Ngày quốc tế phụ nữ 
 8/3
 - Qua đường
 - PTGT Đường bộ
 - Vì sao thỏ cụt đuôi
 - PTGT Đường thủy
 - PTGT Đường sắt
4 * Truyện:
 - Giọt nước tí xíu - Nước tác dụng của nước
 - Sơn tinh- Thủy tinh - Các hiện tượng tự nhiên
 - Cô con út của ông mặt trời - Giỗ tổ Hùng Vương
5 * Truyện:
 - Sự tích Hồ gươm - Các danh lam thắng 
 cảnh của thủ đô Hà Nội
 - Truyện Ông Gióng 
 - Mừng sinh nhật Bác 
 - Niềm vui bất ngờ
 19/5
 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập, làm đồ dùng sáng tạo phục vụ 
trẻ kể chuyện
* Tạo môi trường học tập
 10/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 (Hình ảnh mảng tường góc văn học)
- Tôi thường xuyên thay đổi làm mới góc văn học với các hình ảnh câu chuyện 
ngộ nghĩnh nhằm kích thích sự chú ý của trẻ.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi hợp lý để trẻ dễ hoạt động.
 - Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện 
cho trẻ.
* Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ trẻ kể chuyện
 - Dựa vào kế hoạch từng tháng, từng chủ đề sự kiện liên quan tôi triển khai kế 
hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề sự kiện liên quan có 
một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ. Hàng tháng 
tôi và trẻ đều sử dụng những vật liệu có sẵn: giấy vụn, các loại lá, hột hạt...để 
tạo thành những cuốn tranh truyện do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu tầm 
được gợi ý cho trẻ kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. 
 - Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối 
thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ được học được nghe hoặc làm theo các 
nhân vật theo sự sáng tạo của trẻ.
 12/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 - Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi này, nhận thức của trẻ đi từ trực 
quan cụ thể đến tư duy trừu tượng. Mọi vật xung quanh được trẻ tiếp nhận bằng 
hình ảnh cụ thể. Mặt khác trẻ nhanh nhớ nhưng cũng lại mau quên, sự chú ý của 
trẻ kém bền vững và dễ phân tán. Do vậy ở lứa tuổi này thì đồ dùng trực quan 
đóng một vai trò quan trọng giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ sâu hơn về tác phẩm. 
Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng sinh động thì trẻ càng hứng thú và hiệu quả 
giờ học được nâng lên rõ rệt. Từ thực tế đó, tôi luôn suy nghĩ để thay đổi và tạo 
ra các đồ dùng trực quan phong phú để kích thích hứng thú và niềm say mê của 
trẻ như: sa bàn, mô hình, rối,...
Ví dụ: Kể chuyện “Ba chú lợn”, tôi sẽ chuẩn bị rối tay và khung rối.
- Khi được tự mình sử dụng rối và nhập vai vào các nhân vật để đàm thoại nội 
dung với các bạn, trẻ rất hứng thú và ngôn ngữ của trẻ khi diễn đạt rất sáng tạo, 
phong phú và tự nhiên.
3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động 
kể chuyện trong tiết học
 - Để tạo hứng thú cho trẻ thì cô phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn 
đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào hoạt động học. Trước khi vào bài tôi thường 
 14/24 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua 
 hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể
 + Ba anh em lợn đã làm như thế nào để không cho sói vào nhà ? 
 + Điều gì đã xảy ra với Sói? 
 Bên cạnh đó tôi dùng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm nâng cao để giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ và kích thích tư duy của trẻ.
Ví dụ: + Các con có nhận xét gì về tính cách của ba anh em lợn? Các con sẽ học 
theo tính cách của lợn nào? Vì sao?
* Dạng câu hỏi giải thích, phỏng đoán: 
 Dạng câu hỏi này đòi hỏi trẻ phải tận dụng nhiều mẫu câu trả lời giúp trẻ phát 
triển vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú. Những câu hỏi này thường 
dùng cho một số trẻ giỏi trong lớp.
Ví dụ: + Hành động nào cho con biết lợn út rất chăm chỉ?
 + Nếu lợn út không xây nhà bằng gạch thì điều gì sẽ xảy ra?
 + Trong ba chú lợn con thích chú lợn nào nhất? Vì sao?
 + Con hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
 - Như vậy bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi đi từ đơn giản đến phức tạp, từ 
dễ đến nâng cao sẽ kích thích hứng thú và tính tích cực hoạt động của trẻ đồng 
thời tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và tinh thần học sôi nổi. Những cháu học tốt 
trả lời những câu hỏi nâng cao sẽ giúp cho những cháu yếu hơn tích cực học hỏi. 
Đây chính là cách cho trẻ học qua bạn và trẻ sẽ dần dần bắt chước bạn chịu suy 
nghĩ trả lời, giúp những trẻ yếu ngày càng phát triển ngôn ngữ, trả lời được các 
câu hỏi mạch lạc rõ ràng và ngày càng tự tin hơn. 
4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động 
kể chuyện ngoài tiết học và mọi lúc mọi nơi 
* Hoạt động ngoài trời: 
 -Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, 
những điều trẻ đã biết, tưởng tượng ,... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, 
ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể 
 16/24

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tre_4.doc