SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non

Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ nghe được, được thấy được trải nghiệm. Hoạt động này giúp trẻ trải nghiệm vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến ngôn ngữ của mình, hoặc cách thể hiện văn hóa nói, phát triển các thói quen hội thoại. Cho trẻ kể chuyện sáng tạo cũng là làm giàu nhân cách của trẻ.
Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ tiếp cận với hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non, tôi nhận thấy trẻ vẫn còn hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến với bạn và cô giáo trong hoạt động hàng ngày dẫn tới sự hứng thú của trẻ với hoạt động này chưa nhiều, trẻ mất tập trung và làm việc riêng, kể chuyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ những hạn chế trên của trẻ, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non”.
docx 23 trang skmamnon 05/08/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non
 2
 1.2 Cơ sở thực tiễn
 Trong cuộc sống, chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi 
người và tư duy. Trẻ mầm non bắt đầu học ngôn ngữ, mà chủ yếu là hình thành 
và phát triển kỹ năng nghe, nói, hiểu.Song qua thực tế, tôi thấy đặc điểm tâm sinh 
lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ 
máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ nói ngọng, nói chưa đúng, chưa 
đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc, trẻ hiếu 
động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe 
cô kể chuyện. Nên việc tổ chức các hình thức gây hứng thú trẻ vào kể chuyện 
sáng tạo ngay từ đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng trong 
hoạt động kể chuyện sáng tạo.
 Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về 
câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ nghe 
được, được thấy được trải nghiệm. Hoạt động này giúp trẻ trải nghiệm vốn từ một 
cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến 
ngôn ngữ của mình, hoặc cách thể hiện văn hóa nói, phát triển các thói quen hội 
thoại. Cho trẻ kể chuyện sáng tạo cũng là làm giàu nhân cách của trẻ.
 Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ tiếp cận với hoạt động kể chuyện sáng 
tạo ở trường mầm non, tôi nhận thấy trẻ vẫn còn hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ 
vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến với bạn và cô giáo trong 
hoạt động hàng ngày dẫn tới sự hứng thú của trẻ với hoạt động này chưa nhiều, 
trẻ mất tập trung và làm việc riêng, kể chuyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ 
những hạn chế trên của trẻ, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và 
làm như thế nào để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường 
mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn 
ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Tìm mọi biện pháp kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ 
nói rõ câu, rõ ràng, giao tiếp mạnh dạn tự tin với mọi người.
 - Từ đó có thể khảo sát việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt 
động hàng ngày ở Trường Mầm Non.
 3. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng việc nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non.
- Tiến hành một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non. 4
 - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công 
tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Bản thân tôi có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm, nắm 
vững phương pháp giảng dạy, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập 
tại các lớp chuyên đề do Sở, Phòng tổ chức. 
 * Đối với trẻ:
 -Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định.
 - Trẻ khỏe mạnh, đi học đầy đủ, chuyên cần.
 * Về phụ huynh:
 - Phần lớn phụ huynh trong độ tuổi trẻ, quan tâm đến con em mình.
 - Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 b) Khó khăn:
 Ngoài những thuận lợi trên khi thực hiện đề tài, tôi cũng gặp không ít 
những khó khăn sau:
 * Cơ sở vật chất:
 - Các trang thiết bị còn đơn giản chưa đáp ứng hết được yêu cầu thời đại: 
chưa có máy chiếu, 
 - Đồ dùng sáng tạo chưa nhiều, chưa sinh động, hấp dẫn.
 * Giáo viên: 
 - Giáo viên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức 
hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đôi khi còn dập khuôn, máy móc.
 - Khả năng truyền thụ tác phẩm văn học của giáo viên còn gặp khó khăn như 
giọng kể, biểu cảm
 - Giáo viên vẫn còn dạy trẻ theo hướng thụ động đa phần vẫn là sự truyền 
đạt ở cô nên chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ trong quá trình tổ chức, 
hướng dẫn trẻ. Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo và cứng 
nhắc. Sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa khoa học.
 * Đối với trẻ:
 - Đặc điểm của trẻ khác nhau: Trẻ hộ nghèo, cận nghèo, suy dinh 
dưỡng...nên ít nhiều có ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
 - Nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sáng tạo của trẻ còn nhiều 
hạn chế. Kĩ năng diễn đạt của trẻ chưa được cao, còn nhiều trẻ nói trống không, 
không đủ câu, nên rất khó khăn trong việc tiếp cận với các tác phẩm văn học.
 - Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn nên ảnh hưởng tới sự tiếp 
thu kiến thức và giao tiếp của trẻ. Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, 
vốn từ của trẻ chưa phong phú, quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường bên 
ngoài còn có những hạn chế nhất định. 6
 3.5 Biện pháp thứ năm: Lồng ghép hoạt động kể chuyện vào các hoạt động 
khác để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 3.6 Biện pháp sáu: Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 4. Biện pháp thực hiện cụ thể:
 4.1 Biện pháp thứ nhất: Tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao 
trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và xây dựng kế 
hoạch nhóm lớp.
* Tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn 
nghiệp vụ cho bản thân:
 Dù ở lĩnh vục nào dù ở cương vị nào muốn cho công việc của mình được 
thuận lợi và ngày càng phát triển tới sự thành công thì chúng ta phải học tập, học 
hỏi để nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho chính bản thân mình. Vì vậy 
bản thân tôi luôn coi trọng việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức.
 Mặc dù có 2 con nhỏ nhưng tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian tham gia 
đầy đủ các buổi kiến tập, chuyên đề do nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức để học 
tập chị em đồng nghiệp. Ví dụ như :chuyên để đổi mới hình thức phát triển ngôn, 
Chuyên đề về trang trí môi trường lớp học “ lớp học hạnh phúc”  nhằm từng 
bước nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, dần dần khắc 
phục những hạn chế của một giáo viên trẻ, còn thiếu sót kinh nghiệm.
 (Hình ảnh 1: Tham gia chuyên đề phát triển ngôn ngữ tại trường)
 Luôn có tinh thần học hỏi, dự giờ đồng nghiệp và chuẩn bị bài dạy để đồng 
nghiệp Ban Giám Hiệu dự giờ của bản thân.Tham gia đầy đủ các cuộc thi, thao 
giảng, chuyên đề của trường, không chỉ tham gia đầy đủ mà tôi còn luôn chú ý ở 
lại để nghe những ý kiến đóng góp của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp. Học hỏi 
các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường và bạn bè đồng nghiệp ở trường 
bạn.Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo quy chế, cùng với các chị 
em giáo viên khác tôi luôn tích cực tham gia để chia sẻ những vấn đề phát sinh 
trong quá trình thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là những vấn đề khó 
khăn mà tôi thường gặp trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ như: kích 
thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ nói ngọng, cách thu hút trẻ hào hứng 
tham gia vào hoạt động, nghệ thuật khai thác tính tích cực, sáng tạo của trẻ  từ 
đó cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ nói riêng và phát triển toàn diện nói chung.
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin, sự đa dạng của 
các phương tiện thông tin đại chúng và sự rộng lớn của nguồn tài nguyên từ mạng 
internet nên tôi có thể khai thác được những kiến thức mới, các phương thức tổ 
chức hoạt động cho trẻ. Ngoài ra tôi còn dành thời gian dỗi của mình để xem 8
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội 
hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.
 Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại chuyện kể mà trọng 
tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học, mảng 
tường làm góc bé yêu kể chuyệnđể thu hút trẻ, giá đồ chơi trưng bày các dụng cụ 
kể chuyện, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, kích thích 
trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Hình ảnh 3: Góc văn học
 Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách 
sử dụng tranh, sử dụng rối tay, sa bàn mô hình truyện, cho linh hoạt, thuần thục, 
sau đó mới dạy trẻ... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách 
tốt nhất.
* Với môi trường ngoài lớp: 
 Tôi đã không ngừng tận dụng không gian bên ngoài để cho trẻ được thực hành 
trải nghiệm. Môi trường ngoài lớp cần đảm bảo tính xanh- sạch- đẹp. Hoạt động 
kể chuyện sáng tạo được thể hiện ở mọi nơi. Qua góc thiên nhiên lớp tôi, mỗi loài 
cây, mỗi loài hoa đều mang trong mình một câu truyện. Như bông hoa cúc có thể 
liên tưởng đến câu truyện “ Bông hoa cúc trắng”, hay hoa hồng lại giúp trẻ liên 
tưởng đến câu truyện “ Giọt sương và hoa hồng”...Hơn nữa mỗi trẻ lại có thể tự 
tạo ra một câu truyện khác nhau theo ý của riêng mình.Tôi còn gợi ý cho trẻ xem 
tranh ảnh vẽ trên tường trong vườn cổ tích, chân cầu thang, trên tường xung 
quanh trường .... cho trẻ gọi tên các nhân vật, con vật có trong các câu chuyện, 
gợi hỏi trẻ con nhớ nhân vật đó trong chuyện nào, nhân vật đó làm gì? động tác 
thế nào? Con làm lại cho các bạn xem .....
 Hình ảnh 4: Truyện vẽ trên tường
 Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng 
dạy, Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to 
đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ 
biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. 
Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to 
tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con 
rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những 
sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo 
hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo 
theo ý tưởng của mình. Như vậy, việc trang trí này không chỉ làm đẹp thêm cho 
cảnh quan môi trường mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức bổ ích. Trẻ đã có 
thể tự kể lại các câu truyện qua các hình ảnh, có thể tự sáng tạo thêm những cái 
kết hay hơn, đặc sắc hơn. Như đã nói, đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo thì 
mỗi một đồ vật, một đối tượng thì đều có thể trở thành nhiều câu truyện qua trí 10
cho trẻ chọn những bức tranh trẻ thích nghép lại và kể chuyện theo ý tưởng của 
mình. Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể chuyện theo nhóm. Trẻ tự thảo luận, bàn bạc 
với nhau để sáng tạo ra một câu chuyện hay một đoạn kết của câu chuyện. Sau 
những lần như thế tôi lại khen ngợi động viên, khuyến khích để trẻ có động lực 
cho những lần sau.
 Hình ảnh 6: Trẻ kể chuyện theo nhóm
 4.4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động trong hoạt 
động kể chuyện sáng tạo.
 Trong hoạt động kể chuyện sáng tạo việc dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù 
hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo là rất cần thiết.Trẻ kể chuyện theo nội dung câu 
truyện đã được học, cô sẽ rèn giọng kể cho trẻ sao cho phù hợp với nhân vật 
trong truyện.Ví dụtrong truyện “Tích Chu” có đoạn “bà tiên nói vọng: đường đến 
suối tiên xa lắm, cháu có đi được không?”. Ở đoạn này thì trẻ phải sử dụng độ 
vang để thể hiện cường độ của giọng.Việc kết hợp giữa lời kể và nét mặt, cử chỉ, 
điệu bộ cũng rất quan trọng. Giọng kể phải phù hợp với cử chỉ điệu bộ để trẻ nhìn 
vào người kể mà thấy được nhân vật trong đó.
 Sau khi đã rèn được giọng kể cho trẻ cô cần dạy trẻ kể kết hợp với các đồ 
dùng hỗ trợ để cho câu truyện hấp dẫn hơn. Các hình thức tôi thường tổ chức là:
 + Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành 
một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua 
các nhân vật trong tranh.
 + Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp 
di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể 
đi theo nhân vật sử dụng.
 + Dạy trẻ sử dụng rối nước: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời 
nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.
 Hình ảnh 7: Kể chuyện qua sân khấu rối nước
 Thông qua các câu truyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu,ngắt nghỉ 
để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước giọng 
kể diễn cảm của cô,trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào 
các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được 
làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ mẹ đẻ.
 Dựa vào từng chủ đề tôi thực hiện kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ 
thể, mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi 
tôi cho các cháu vào hoạt đông chơi góc để trẻ tạo ra những đồ chơi làm bằng lá 
cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm 
gợi mở cho trẻ tưởng tượng để kể chuyện. 
 Từ những quần áo, vải vụn, cốc giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con 
rối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật 
trẻ thích.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_nha_tre_4.docx