SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non

Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ lớp mình thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện, thơ, âm nhạc... để trẻ có khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt, trẻ diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc, nói đầy đủ câu, khi tham gia kể chuyện trẻ có thể bắt chước giọng điệu phù hợp với tính cách nhân vật, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Xuất phát từ thực trạng chung của nhà trường tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để thực hiện tốt các hoạt động trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình phụ trách để từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện của lớp mình phụ trách đạt hiệu quả cao.
docx 15 trang skmamnon 23/12/2024 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non
 Áp dụng từ thực tế yêu cầu cần đạt trên trẻ, và yêu cầu đổi mới về phương pháp 
và hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ để giúp trẻ học nhẹ nhàng và đạt kết quả cao 
hơn. Ngay từ đầu năm khi biết được kết quả của lớp mình chưa cao tôi đã mạnh dạn tìm 
tòi, áp dụng kịp thời những phương pháp mà ngành chỉ đạo, từ đó áp dụng vào thực tế 
của lớp mình 
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường 
xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, 
hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày 
càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
 Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để trẻ học tập, giao tiếp và vui chơi mà ngôn ngữ 
còn giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là 
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về Thẩm mỹ, Đạo đức, Trí tuệ và lao 
động. Chính vì vậy tôi mạnh dạn cải tiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi” tại trường mầm non.
 Trên thực tế trẻ lớp tôi được phân công phụ trách, tôi thấy đặc điểm tâm sinh lý 
nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm chưa hoàn thiện, 
trẻ nói ngọng, nói chưa đúng chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt câu từ chưa rõ ràng 
mạch lạc, trẻ lại hiếu động, có trẻ lại nhút nhát, chưa có sự tập trung chú ý trong học tập. 
Trẻ chưa bắt trước được giọng kể của các nhân vật trong chuyện, do đó ngôn ngữ của 
trẻ chưa phong phú, trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn.
 6. Mục đích của biện pháp sáng kiến (Nêu rõ mục đích khắc phục các nhược 
điểm của giải pháp cũ hoặc mục đích của giái pháp mới do mình tạo ra):
 Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ lớp 
mình thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể 
chuyện, thơ, âm nhạc... để trẻ có khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt, trẻ diễn đạt câu rõ 
ràng, mạch lạc, nói đầy đủ câu, khi tham gia kể chuyện trẻ có thể bắt chước giọng điệu 
phù hợp với tính cách nhân vật, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người 
xung quanh. Xuất phát từ thực trạng chung của nhà trường tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu 
và đưa ra một số biện pháp để thực hiện tốt các hoạt động trong quá trình chăm sóc giáo 
dục trẻ tại lớp mình phụ trách để từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, góp phần nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện của lớp mình phụ trách đạt hiệu quả cao. 
 - Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
 Đây không phải là biện pháp mới hẳn nhưng đó là sự tổng hợp giữa kinh nghiệm 
đã có và được tích lũy trong quá trình giảng dạy, có sự linh hoạt sáng tạo và có sự cải 
tiến thúc đẩy, bổ sung các biện pháp mà tôi đã đưa ra. - Các biện pháp thực hiện:
 + Lập kế hoạch.
 Bám sát kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, kế hoạch năm học của lớp, kế hoạch 
thực hiện chủ đề, kế hoạch ngày và trong mỗi kế hoạch phải có sự điều chỉnh cụ thể 
cho phù hợp với thời điểm thực hiện. Từ đó tôi lồng ghép hoạt động phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ theo tuần, ngày...bản thân luôn nghiêm túc thực hiện đảm bảo mục tiêu của 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
 Xác định rõ mục tiêu cần xây dựng, để xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tổ 
chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ học tập, vui chơi phù hợp theo chủ đề.
 Ví dụ: Chủ đề bản thân thì phải xây dựng chủ đề chính, và sưu tầm nhiều tranh 
ảnh, viên đá sỏi, thơ, truyện và gợi mở cho trẻ tham gia và cùng làm chủ đề nhánh 
bằng cách cắt dán các hình mình cô và trẻ đã sưu tầm để từ đó trẻ có thể đọc qua hình 
ảnh, kể chuyện ... xếp hình bằng viên đá sỏi để rèn phát triển ngôn ngữ cho mình.
 Thiết kế mảng tường theo hướng gợi mở để tất cả mọi trẻ được tham gia vào hoạt 
động
 Môi trường trong lớp thì giáo viên tạo các góc như góc đọc sách truyện, dán chữ 
cho các góc 
 Môi trường bên ngoài thì cùng phải phù hợp, an toàn, đẹp hấp dẫn trẻ và thường 
xuyên thay đổi góc chơi cho trẻ chơi, đảm bảo nhu cầu chơi.
 Xây dựng môi trường(Góc tuyên truyền, góc kể truyện, góc âm nhạc ...) môi 
trường cho trẻ hoạt động là nơi các nguồn thông tin phong phú khuyến khích trẻ độc lập 
và hoạt động tích cực
 Xây dựng góc tuyên truyền nhằm tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đưa con 
em đến lớp đầy đủ đúng thời gian quy định
 - Thông qua các hoạt động hàng ngày:
 Trong lớp tôi thì tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của trẻ đa số rất chậm, mau quên 
nhưng khi đã nhớ được thì lại nhớ rất lâu nên tôi tiến hành cho trẻ tiếp xúc với vốn tiếng 
Việt bằng phương châm “mưa dầm thấm lâu” cho nên việc cung cấp ngôn ngữ tiếng Việt 
cho trẻ số ở mọi lúc mọi nơi vô cùng hiệu quả. phương tiện gì? Nhà con có bao nhiêu người? Mẹ con làm gì? Con có mấy anh chị em? 
Qua trò chuyện với trẻ như vậy tôi nắm được khả năng phát âm của mỗi trẻ để có biện 
pháp và giành nhiều thời gian hơn giúp trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn.
Giờ chơi tự do: Tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có trong 
tranh, từ ở mỗi góc, tôi dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ, phát âm chữ cái đã học 
qua nhiều lần, như vậy trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn. Và mạnh dạn hơn trong giao tiếp 
với cô, với bạn, bạn biết thì chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, trẻ lớp 
tôi giờ không còn nhút nhát như hồi đầu năm 
nữa. 
 Giờ vui chơi tôi cho trẻ đóng các vai khác nhau như trẻ được “Đóng vai” búp 
bê và khi chơi trẻ sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày, trẻ được giao lưu 
trao đổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình, bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để 
kịp thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời không trọng tâm hay trẻ dùng tiếng 
mẹ đẻ.
 Giờ 
hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, 
chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ 
phát âm thàn thạo hơn, lưu loát hơn. Qua trò chơi kết hợp được phát triền ngôn ngữ khi đọc thơ, cung cấp vốn từ cho 
trẻ đồng thời trẻ phát triển được thể chất qua cử chỉ, hành động minh họa. Lời thơ kết 
hợp trên nền nhạc khiến trẻ cảm thấy trất thích thú khi tham gia trò chơi cùng cô.
 - Thông qua hoạt động học.
 + Thông qua giờ thơ, truyện:
 - Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ 
nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc hơn, mà muốn làm 
được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học 
thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
 Đển giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ 
dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo 
tính an toàn và vệ sinh. Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới 
phải có chữ to (Hình ảnh: Trẻ nghe kể chuyện giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ 
được thuận lợi. Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, 
giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. con thật để cuối giờ học cho trẻ quan sát, trẻ được trải nghiệm qua vật thật bằng cách 
chăn gà trẻ sẽ thấy con chạy xúm vào nhau tôi sẽ giải thích cho trẻ từ “Chạy vòng 
quanh”.
 Tôi giải thích cho trẻ: Các con nhìn này đây là con gà con được nuôi trong lồng 
đấy. Các con nhìn xem con gà đang làm gì nào? và khi xúm xít với nhau. Bên cạnh đó 
tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời:
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Thăm nhà bà)
 + Nhà bà có con gì? (Đàn gà con)
 + Gà con đang ở đâu? (Ngoài nắng)
 - Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới 
cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
 - 
Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng 
quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và 
đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
Ví dụ 3: Trong câu truyện “Gấu (Hình ảnh: Trẻ cùng nhau kể chuyện) + Câu cuối: Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong.
 ( Hay tay giang rộng ra 2 bên)
 + Thông qua giờ vận động:
 Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu
hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi 
vừa kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào ga”..vận dụng vào phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ.
 Trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường cô phải tích cực trò chuyện 
với trẻ, hỏi trẻ để trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời được cô phải nhắc nhở trẻ. có như vậy, 
vốn từ của trẻ mới tăng lên, trẻ mới hiều được nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong các 
tình huống giao tiếp.
 -Tuyên truyền với phụ huynh về phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 Đề vốn từ của trẻ phát triển tốt đó là không thể thiếu sự đóng góp của gia đình, 
việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao 
đổi và thông nhất cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch sinh hoạt hàng ngày, từng 
tuần, từng tháng cho phụ huynh.
 Trao đổi với phụ huynh những trẻ phát âm còn ngọng, trẻ còn nhút nhát để phối 
hợp cùng phụ huynh rèn trẻ phát âm, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp Việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua các giờ học, 
giờ chơi trong ngày của trẻ đã giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, thẳng thắn bày 
tỏ quan điểm của mình bằng những suy nghĩ riêng của trẻ.
 Trẻ nói tròn câu rõ tiếng đạt mức 96% so với biện pháp cũ vượt 37,7%.
 Khả năng nói đúng ngữ pháp đạt mức 95% so với biện pháp cũ vượt 41,8%.
 Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ đạt mức 91,7% so với biện pháp cũ vượt 41,7%.
 Khả năng mạnh dạn giao tiếp đạt mức 96% so với biện pháp cũ vượt 34%.
 Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản 
phẩm (nếu có)).
 7.2. Thuyết minh về phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng sáng kiến (Nêu rõ 
về việc giải pháp đã được áp dụng, kể các áp dụng thử trong điều kiên kinh tế - kỹ thuật 
tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn khả năng 
áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào, ở đâu):
 Qua một năm thực hiện “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 
4 -5 tuổi” tại trường mầm non đã được tôi áp dụng tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi phụ 
trách. Sáng kiến đã mang lại những kết quả khả quan, qua đó cho thấy có khả năng áp 
dụng sáng kiến trên vào tất cả các lớp mẫu giáo trong trường Mầm non Bình yên nói 
riêng và các lớp mẫu giáo trong toàn huyện nói chung, có điệu kiện kinh tế, cơ sở vật 
chất của trường, lớp, nhận thức của phụ huynh và nhận thức của trẻ giống như trường 
tôi đều thực hiện được. Qua thực tiễn cho thấy “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi” tại trường mầm non, có một vai trò vô cùng quan trọng trong 
việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đóng góp một phần không thể thiếu trong 
việc phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (Đánh giá lợi ích thu 
được hoặc dự kiến lợi ích có thể du được do áp dụng giải pháp trong đơn kể cả áp dụng 
thử tại cơ sở):
 Qua áp dụng những biện pháp về nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ lớp mẫu 
giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non tôi thấy thu được kết quả rất tốt. Sau khi áp dụng tại 
nhóm lớp có kết quả tôi đã phổ biễn cho các thành viên trong tổ cùng thử nghiệm, tiến 
hành và áp dụng: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi”tại 
trường mầm non. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trường có nhiều tiến bộ.
 Các thành viên trong tổ nhận xét chung việc áp dụng “Một số biện pháp phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi” tại trường Mầm non, đã đưa chất lượng giáo dục 
của nhà trường ngày một đi lên như: 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_4.docx