SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B thông qua chuyện kể ở Trường Mầm non Họa Mi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non, hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm... Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò trong việc phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và phát triển thể lực cho trẻ.
Ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “Dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “Con ơi con ngủ cho ngoan”... Đã hoà vào tâm hồn ta và ru ta khôn lớn vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể đã mang lại nguồn vốn từ vô cùng phong phú, đa dạng, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể sẽ cung cấp cho trẻ lượng vốn từ để từ đó trẻ có thể giao tiếp ứng xử một cách khéo léo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử hằng ngày. Nhưng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể trong trường Mầm non cũng đang gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống kể lại một câu truyện đã được nghe, được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Muốn phát triển kĩ năng nghe hiểu và nói của trẻ trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trò chuyện, đàm thoại kể chuyện.
Là giáo viên đứng lớp 4-5 tuổi tôi thấy quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua kể chuyện đặc biệt là kể chuyện sáng tạo và đóng kịch vẫn đang còn hạn chế. Trong khi giao tiếp trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, diển đạt chưa mạch lạc, nói chưa đủ câu. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì vậy ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò trong việc phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và phát triển thể lực cho trẻ.
Ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “Dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “Con ơi con ngủ cho ngoan”... Đã hoà vào tâm hồn ta và ru ta khôn lớn vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể đã mang lại nguồn vốn từ vô cùng phong phú, đa dạng, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể sẽ cung cấp cho trẻ lượng vốn từ để từ đó trẻ có thể giao tiếp ứng xử một cách khéo léo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử hằng ngày. Nhưng, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể trong trường Mầm non cũng đang gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống kể lại một câu truyện đã được nghe, được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Muốn phát triển kĩ năng nghe hiểu và nói của trẻ trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ trò chuyện, đàm thoại kể chuyện.
Là giáo viên đứng lớp 4-5 tuổi tôi thấy quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua kể chuyện đặc biệt là kể chuyện sáng tạo và đóng kịch vẫn đang còn hạn chế. Trong khi giao tiếp trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, diển đạt chưa mạch lạc, nói chưa đủ câu. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B thông qua chuyện kể ở Trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B thông qua chuyện kể ở Trường Mầm non Họa Mi
MỤC LỤC 1. Mở đầu ....................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................... 1-2 1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................ 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm......................................... 2 2.1. Cơ sở lí luận............................................................................. 2-3 2.2. Thực trạng sáng kiến kinh nghiệm .......................................... 3-5 2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề................... 5-15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................... 15-16 3. Kết luận, kiến nghị.............................................................................. 16 Kết luận..................................................................................................... 16 Kiến nghị.......................................................................................... 16-17 T ài liệu tham khảo.................................................................................... 18 sáng tạo, đóng kịch. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo hay đóng một vở kịch nào đó trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic và được thể hiện qua lời nói. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn tự đặt ra mục tiêu cho mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn văn học. Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những tình huống gây hứng thú, những cách thức giảng dạy mới mẻ có hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng của mình, tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các đồng chí, đồng nghiệp thông qua đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B thông qua chuyện kể ở trường mầm non Họa Mi”. Mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả vào các tiết dạy của các đồng chí. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Với mục đích để nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi đọc thơ, kể chuyện diễn cảm nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch. - Đề ra một số phương pháp, giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, kể chuyện sáng tạo và đóng kịch. - Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng trong công tác dạy trẻ 4 tuổi đọc thơ, kể chuyện diển cảm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B thông qua chuyện kể ở trường mầm non Họa Mi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trực quan - Phương pháp dùng lời - Phương pháp thực hành, trải nghiệm... - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp đánh giá kết quả. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trống, nói không đủ câu chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác 2 hoạt động vui chơi của trẻ. Tôi luôn xác định được mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua kể chuyện. Bản thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn và xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới. Một số phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc học của con em mình, luôn phối hợp cùng với giáo viên trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. * Khó khăn. Mặc dù nhà trường đã mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng còn thiếu và chưa phong phú về chủng loại. Trường chúng tôi nằm ở khu vực nông thôn, ®a sè lp con em gia đình n«ng nghiồp nan đời sống của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, có một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa các bé ở với ông bà vì thế việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Số trẻ đông vì thế gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. Khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ thì không đồng đều. Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, còn lúng túng trong giao tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp. Một số trẻ chưa phân biệt đựơc sự khác nhau trong phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung vì vậy nên trẻ chưa chú ý đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. Đa phần trẻ nói và phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh, trẻ còn nói tiếng địa phương. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm văn học thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ. Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh lớp 4 tuổi B và đây là những kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm: Kết quả khảo sát đầu năm Xếp loại Đạt Chưa đạt Nội dung Tổng Tỉ lệ số trẻ Số trẻ % Số trẻ Tỉ lệ % 4 Ví dụ: Làm rối bằng giấy lụa mềm, vỏ xốp làm đầu bọc vải gắn len làm tóc, vẽ mắt mũi miệng... sau đó cắt vải cuốn quanh làm áo, váy cho nhân vật. Làm rối ngắn tay: Lấy quả bóng làm đầu nhân vật, vẽ mắt, mũi, tai. Sau đó lấy bìa cứng cuộn lại làm thân lồng vào tay. Làm rối dẹt: Vẽ hình nhân vật vào giấy rồi tô màu, cắt dán vào bìa cứng gắn que để kết hợp kể chuyện qua rổi dẹt gây hứng thú cho trẻ. Làm rối bằng vải: Trước tiên tôi phải ke các mảng vào giấy sau đó vẽ lên vải, khâu các mảng lại với nhau, quan trọng nhất là khâu nhồi bông làm sao cho các hình khối cân đối đẹp, tiếp đến là đính mắt và vẽ thêm các chi tiết khác Làm rối que: Ghép 2 que đũa song song với nhau, dán băng dính trong vào đầu của 2 que đó cố định chúng với nhau. khía vào 1/2 đồ dài của hai que tính từ dưới lên, bẻ nhẹ 2 que tại 2 điểm khía đó về hai bên để làm chân con rối. Đặt ngang que thứ 3 ở đoạn trên để làm tay rối cố định các que này bằng dây. Làm đầu rối bằng cách gọt miếng xốp hoặc vò giấy cho thật mềm, vo thành cục tròn, bên ngoài bọc giấy hoặc vải. Gắn đầu rối vào 2 que bằng dây. Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng cho rối, trang trí con rối cho đẹp hơn làm mũ, nơ, tay, chân, quần áo... Hình ảnh: Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm * Biện pháp 2. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú đa dạng giúp trẻ học tập và rèn luyện phát triển ngôn ngữ. Môi trường giáo dục có tác dụng mạnh mẽ trực tiếp đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, trẻ được làm quen với câu chuyện ở mọi lúc, nọi nơi vì vậy mà môi trường giáo dục có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ. 6 cần tạo ra những tình huống bất ngờ để thể hiện tình tiết của câu chuyện, như thêm vào chuyện những hành động minh hoạ. Những lần sau cô cho trẻ nhập vai các nhân vật và thể hiện, khi trẻ thể hiện vai cô động viên khuyến khích trẻ. Ví dụ: Chủ điểm thế giới thực vật: Trong bài thơ “Cây dây leo” cô dùng thủ thuật gây hứng thú sau đó cho trẻ gọi tên các loại cây, phân nhóm các loại cây thân gỗ - thân mềm, cây dây leo. Thảo luận về nhu cầu sống của các loại cây, khi đọc thơ cô chú ý nhấn mạnh vào các từ, tí teo, bò ra, nghển cổ, tắm nắng gió, gội mưa rào, ngắt giọng trong câu hỏi vì sao. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt. Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa, chọn lọc. Khi đó trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. Hình ảnh: Trẻ đóng kịch Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật, câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”. + Cảnh 1: Hình ảnh bác Gấu đen đang đi trong một khu rừng có nhiều cây cối, mưa rơi như trút nước, gió thổi ào ào làm nghiêng ngả cây cối và xa xa là ngôi nhà với ánh lửa bập bùng của thỏ nâu. + Cảnh 2: Bác gấu đứng trước ngôi nhà của thỏ nâu run lên vì rét, mưa vẫn rơi lộp bộp, gió vẫn thổi ào ào bác gấy lập cập gõ cửa tiếng động cốc cốc. 8 lời, sau biết lỗi tỏ thái độ nhận lỗi, giọng trầm (Bà ơi, bà đi đâu! Bà ở lại với cháu, cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!). - Cháu Ngọc Hân A đóng vai bà: (giọng run run, rứt khoát) Bà đi đây! Bà không về nữa đâu! - Cháu Ngân Quỳnh đóng vai bà tiên: (tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng dịu dàng,nhỏ nhẹ). Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm cháu có đi được không? - Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người tốt. * Biện pháp 4. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dang và phong phú, thu hút sự tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo trước tiên tôi phải siêu tầm nhiều loại tranh ảnh gần gủi với trẻ, trẻ được xem tranh trò chuyện qua tranh ảnh ở mọi lúc mọi nơi, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm như vậy trẻ biết đánh giá nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình * Dạy trẻ kể chuỵên theo tranh vẽ: Cô cho trẻ xem tranh, giới thiệu tranh " Thỏ trắng nhổ răng cho cá sấu" Chủ đề nghề nghiệp. Mục đích giúp trẻ giúp trẻ gọi tên, nói đặc điểm của các hình ảnh trong tranh và yêu cầu trẻ nhìn vào bức tranh và kể thành một câu chuyện. Ví dụ: Ông bụt bà tiên là người tốt bụng luôn giúp đỡ người gặp khó khăn, chó sói gian ác, mụ phù thủy độc ác... Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh truyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao_4.docx