SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy được đặc điểm của bộ môn văn học phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn học giúp trẻ tích lũy được vốn từ ngữ phong phú, đa dạng giúp trẻ nói rõ ràng, nói chuẩn tiếng Việt, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng hơn. Các tác phẩm văn học được giáo viên lựa chọn trong chương trình giáo dục trẻ đều ngắn gọn, giản dị, trong sáng, hình ảnh so sánh hết sức sinh động, dễ đọc, dễ nhớ tạo hứng thú cho trẻ. Qua điều tra thực trạng tìm những nguyên nhân, hạn chế nhằm tìm biện pháp phát huy và khắc phục khó khăn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tượng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Chính vì vậy mà tôi đi sâu vào nghiên cứu: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học” để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
doc 23 trang skmamnon 12/08/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu:
 Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát 
triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh 
nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến 
thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là 
phương tiện giúp trẻ điều chỉnh lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn 
mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta càng thấy rõ vai 
trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ngôn ngữ là tài 
sản quý báu, là công cụ để giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò 
quyết định sự phát triển tâm lí trẻ. Ngôn ngữ luyện phát âm, phát triển vốn từ, sử 
dụng câu đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát triển ngôn ngữ 
nghệ thuật. Ngôn ngữ chính là một phương tiện thúc đẩy để trẻ trở thành một 
thành viên của xã hội. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ 
nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc giáo dục 
trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ. 
Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ 
thông qua nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính 
xác. Trong phát triển thẩm mĩ ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác 
động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp 
trong tự nhiên, đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái 
đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
 Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức 
quan trọng giúp trẻ nói mạch lạc, tăng vốn từ, phát âm chuẩn. Người giáo viên 
mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi 
ngay từ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào do đó nhiệm 
vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt 
động để trẻ được nghe, được nói một cách chuẩn mực nhất.
 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng: 
 Từ ngày 15 tháng 9 năm 2019 đến ngày 20 tháng 06 năm 2020.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Ngôn ngữ thành tựu lớn nhất của con người là hệ thống tín hiệu đặc biệt. 
Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài 
người nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, 
truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý 
muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.
 Khả năng về sự phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ 4- 5 
tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của 
trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ. Trẻ 
có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các 
sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được. Trẻ đã định vị được 
các âm có cấu tạo đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, 
xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ đều có khả năng định vị được các âm 
vị của tiếng việt.
 Đặc điểm vốn từ của trẻ 4-5 tuổi với trẻ mầm non: trẻ rất nhạy cảm với 
vốn từ, âm điệu, hình tượng của bào thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào 
tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt 
động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt 
nhất, hiệu quả nhất.
 Trẻ ở lứa tuổi này rất thích sử dụng các từ mới biết hoặc với từ trẻ tự nghĩ 
ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng 
kịch, chơi trò chơi đóng vai.
 Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc 
tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện 
ngôn ngữ cho trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc ngôn ngữ phong phú. 
Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một sự vật, sự kiện bằng chính ngôn ngữ của
 3 chuyện theo trí nhớ.
4 Trẻ đọc thơ diễn cảm. 12 38% 19 62%
 Trẻ biết đặt các câu hỏi giải thích, 
5 10 32% 21 68%
 phỏng đoán, suy luận.
 * Các biện pháp thực hiện:
 Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy khả năng phát âm, từ 
ngữ diễn đạt của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ chưa được linh hoạt, phong 
phú trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ trong các 
tiết học làm quen với tác phẩm văn học còn nghèo nàn. Chính điều này giúp tôi 
thấy mình cần phải cố gắng hơn trong việc giúp trẻ phát âm và phát triển ngôn 
ngữ một cách tốt nhất.
 Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
 Tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện 
tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục 
trẻ ở trường mầm non. Tạo môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu 
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và 
phát triển toàn diện. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách 
tốt nhất và có hiệu quả nhất thì tạo môi trường hoạt động làm quen văn học 
trong các trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
 Cách thực hiện:
 Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “Góc văn học” ở đây trẻ 
được xem tranh truyện, tạp chí, họa báo, các hình ảnh của các nhân vật trong 
chuyện mà trẻ yêu thích. Khi xây dựng “Góc văn học” tôi muốn giới thiệu thêm 
thật nhiều các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục đến trẻ, bởi trong 
tiết học thì việc được tiếp xúc với tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp 
ứng đủ nhu cầu ham học của trẻ ở lứa tuổi này. Qua “Góc văn học” tôi tổ chức 
các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những 
 5 phim đó kết hợp với nhạc đệm trẻ rất hứng thú. Ngoài ra tôi còn tạo các câu hỏi 
trên máy cho trẻ trả lời.
 Mục đích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là trẻ 
được trực tiếp xem các hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đó trẻ được 
tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách của các 
nhân vật. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm 
tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Bên cạnh việc kể 
chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ 
ghi nhớ cốt truyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của 
câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ logic của câu chuyện mối quan 
hệ và tác động của các nhân vật.
 Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính, lời ghi âm 
của cô tôi còn ghi âm giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện. Sau đó tôi dùng dây kết 
nối giữa điện thoại với loa để bật lại cho trẻ nghe. Ngoài ghi âm giọng kể của trẻ 
bằng điện thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở 
kịch mà các nhân vật đã đóng. Qua việc sử dụng điện thoại để quay phim và ghi 
âm giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia tập kể 
và đóng kịch hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. 
Sau đó tôi mở cho trẻ xem lại vở kịch mà trẻ đóng trẻ được nhận xét các giọng 
điệu của các nhân vật từ đó trẻ có thể chỉnh sửa lại giọng điệu của mình hay 
hơn, phù hợp hơn.
 * Phát triển ngôn ngữ qua hình thức kể chuyện theo rối tay, rối ngón tay
 Việc sử dụng rối tay, rối ngón tay trong tiết học gây được sự hứng thú, tò 
mò của trẻ việc này tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Ngoài 
ra việc sử dụng rối tay, rối ngón tay khi cho trẻ kể lại truyện không chỉ phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kể chuyện mà còn giúp trẻ biết các cử chỉ, điệu 
bộ trong giao tiếp để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao tiếp.
 Ví dụ: Với câu chuyện “Cáo Thỏ và Gà trống” tôi sử dụng khung rối kể 
chuyện. Nhân vật trong truyện được cách điệu. Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối 
 7 Đây là một hình thức kể chuyện mới với hình thức kể chuyện sáng tạo 
giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt,Bên cạnh đó trẻ còn phát triển 
khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng giao tiếp nhận thức tốt hơn.
 Ví dụ: Tôi vẽ 4 bức tranh minh họa cho một câu chuyện
+ Tranh 1: Thỏ mẹ và thỏ con
+ Tranh 2: Thỏ mẹ cho thỏ con kẹo
+ Tranh 3: Thỏ ngồi ăn kẹo
+ Tranh 4: Thỏ cho sóc kẹo.
 Sau đó tôi cho trẻ về nhóm thảo luận. Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 bạn nhóm 
trưởng, trong nhóm sẽ sắp xếp các bức tranh theo câu chuyện của nhóm mình và 
nghĩ ra nội dung lời thoại cho 4 bức tranh đó.
 Lúc này trẻ được hoạt động nhóm khả năng trình bày, khả năng tưởng 
tượng, xử lý tình huống của trẻ cũng sẽ tốt hơn.
* Phát triển ngôn ngữ qua trò chơi đóng kịch cho trẻ
 Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. 
Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm sống động 
lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện. Khi 
đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được nội 
dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp 
phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu 
sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch tôi cho trẻ ôn 
luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện để từ đó 
trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của 
các nhân vật trong truyện. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân 
vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm.
 Ví dụ: Truyện “ Chú dê đen” Tôi cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, 
tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của các nhân vật cho quen, 
thành thạo sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_4_5_tuoi_t.doc