SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa của tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách và kỹ năng sống chuẩn mực.
Thông qua việc trẻ trả lời được các câu hỏi của cô giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ trả lời, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
doc 22 trang skmamnon 26/11/2024 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài: 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Cũng bởi vậy mà Bác đã có lời dặn dò với ngành học Mầm non :
“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế nào trước hết phải 
yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các 
cháu. Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu 
thành người tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.
Ngày nay giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một 
cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý 
nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.
 Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non - 
những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của 
toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này, cấp học mầm non 
đã có những bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người 
phát triển toàn diện. Và để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên 
mầm non phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự bằng tất cả những 
gì mình có được cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ, công sức lên 
mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án.
 Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến 
hành theo phương châm "Chơi mà học".Và cho trẻ làm quen tác phẩm văn học 
là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.
 Rất nhiều năm qua, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng 
cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm nquen tác phẩm văn học 
(LQTPVH) đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại 
chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú.Bên cạnh đó 
vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện 
còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa 
bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh 
hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử 
dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý 
hiệu quả trên tiết học chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ 
chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn 
trong các giờ chơi, các hoạt động khác thì hầu như chưa có.
 Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua 
các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách 
nhẹ nhàng , gần gũi hơn.Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc 
sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng 
tạo nghệ thuật. 
 Khi ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, nó sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt 
góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc 
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận 
 2/22 - Tìm tài liệu
 - Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận
 - Phương pháp thực nghiệm ( khảo sát)
 2. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn 
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp tuyên truyền. 
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 5 năm 2017
 4/22 - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu 
nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe, tạo được môi trường 
hoạt động ở lớp tương đối phong phú.
 - Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về 
cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
 - Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các 
đợt chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập 
và rút kinh nghiệm.
 - Được sự tin yêu và ủng hộ của phụ huynh học sinh.
 b. Khó khăn: 
 * Về phía bản thân và đồng nghiệp: Khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn 
học, nhiều giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và chưa đầu 
tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình để đưa vào kế hoạch giáo dục.
 * Về phía trẻ : Một số phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục trẻ, nhất là 
xã Chu Minh đất trật người đông, bố mẹ các cháu thường đi làm ăn xa vắng nhà 
chưa quan tâm đến trẻ dẫn đến các mặt phát triển của trẻ còn hạn chế.
 - Lớp có một số cháu nói ngọng do cấu tạo của bộ phận phát âm, do ngôn 
ngữ địa phương, do sún hết răng,.. hoặc do cách dạy con nói từ nhỏ ở nhà nên 
nhút nhát, mặc cảm.
 2.2. Số liệu điều tra.
 Tôi điều tra và đánh giá 35 trẻ lớp tôi theo các tiêu chí và kết quả như sau: 
 Thể Khảo sát đầu năm Đạt
 loại
 Hứng thú: 12/35 trẻ 34,2%
 Hiểu nội dung: 10/35 trẻ 28,5%
 Thơ
 Thuộc tác phẩm: 11/35 trẻ 31,4%
 Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng: 7/35trẻ 20%
 Hứng thú: 15/35 trẻ 42,8 %
 Truyện Hiểu nội dung: 9/35 trẻ 25,7%
 Trả lời câu hỏi rõ ràng: 6/35 trẻ 11,2%
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên cơ sở thực tế của trường mầm non tôi 
công tác, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau.
 3. Những biện pháp thực hiện.
 * Biện phá 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
 * Biện pháp 2: Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
 * Biện pháp 3. Hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
 * Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ ôn lại TPVH.
 * Biện pháp 5: Lồng ghép các môn học khác khi cho trẻ LQTPVH.
 * Biện pháp 6: Tuyên dương khích lệ trẻ
 * Biện pháp 7 : Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
 4. Biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần). 
 4.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
 6/22 4.3. Biện pháp 3: Hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
 - Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay 
truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ 
dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo 
viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ 
làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại 
CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện 
pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa CNTT vào 
giảng dạy để mang lại kết quả cao. 
 * Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc 
phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.
 * Những bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt 
hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu 
hút và gây hứng thú hơn cho trẻ.
 - Với bài thơ : “ Hoa kết trái” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội 
dung bài thơ, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các loại hoa và hình ảnh các 
bạn nhỏ chăm sóc cây kết hợp với nhạc đệm rất gần gũi với nội dung bài thơ làm 
cho trẻ dễ nhớ nội dung và tên,đặc điểm của các loại hoa như vậy giúp trẻ thuộc 
bài thơ nhanh và sâu sắc hơn.
 Trẻ xem hình ảnh trong bài thơ: “Hoa kết trái”
 - Trẻ sẽ rất hứng thú nghe cô kể chuyện hay đọc thơ kèm theo mô hình sa 
bàn những hình ảnh minh họa thật ngộ nghĩnh, đồng thời qua các hình ảnh đó trẻ 
sẽ có ấn tượng sâu sắc, rõ nét hơn với nội dung bài thơ hay câu chuyện đó. 
Thông qua đó trẻ cũng dễ hiểu các từ mới và trẻ có khẳ năng dùng từ phù hợp 
với hoàn cảnh: 
 8/22 Trẻ làm quen với nhân vật trong truyện
 HĐG: Trẻ tô màu nhân vật
 sắp xếp trình tự Theo nội dung câu chuyện
 Trong giờ hoạt động chiều tôi thường xuyên chia nhóm trẻ cho trẻ lựa 
chọn nhóm chơi và với mỗi nhóm tôi thường tổ chức 1 hoạt động để trẻ có cơ 
hội chơi mà học. Đối với góc văn học tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động n 
kể chuyện, đọc thơ mới cho trẻ nghe để chuẩn bị cho hoạt động gần nhất hoặc 
là các bài thơ câu chuyện có trong chủ đề mà không có cơ hội xây dựng vào kế 
hoạch hoạt động học LQVH vì một tuần chỉ có 1 buổi nên không thể xây dựng 
được số luợng phong phú được. Khi trẻ đã nhớ nội dung của bài thơ, câu chuyện 
 10/22 bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản 
phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh.
 Trẻ cùng cô làm tranh truyện.
 Cô và trẻ cùng làm rối que để trang trí góc văn học
 Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ 
hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp 
không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các 
quả bóng, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơiđể làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc 
len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn 
mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể.
 12/22 Trẻ cùng cô kể chuyện theo tranh nhổ củ cải
 Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dung trực 
quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của 
trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ phù hợp với đồ dùng và 
hoàn cảnh
 Khi dạy trẻ tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu tầm 
 bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng ngày. 
 Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ hội cung cấp 
 thêm những từ mới cho trẻ. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và 
 trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý 
 tưởng của mình qua sự nhận thức.
 Tôi kể chuyện cho trẻ theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một tuần 
 hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng cố và 
 khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ. nhằm 
 đánh giá trẻ sâu sát hơn để có những biện pháp giáo dục phù hợp với khă năng 
 của từng trẻ 
 Qua cách dạy trẻ tôi đã tiến hành tổ chức một giờ hoạt động có chủ đích 
kể chuyện cho trẻ nghe, chủ đề: Gia đình như sau:
 Đề tài: Truyện “ Ba cô gái ” ( loại tiết dạy trẻ đóng kịch)
 Bước 1: cho trẻ xem 1 đoạn kịch rồi đoán tên câu truyện
 Bước 2: Giới thiệu tên câu truyện 
 + Kể diễn cảm câu truyện theo mô hình rối
 + Đàm thoại với trẻ về tên và tính cách của mỗi nhân vật, lời thoại của các 
nhân vật đó
 Ngoài ra tôi còn đưa các câu hỏi giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Con 
thích nhân vật nào? Vì sao? Để trẻ có thể phân biệt được tốt xấu và cái gì nên 
 14/22

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_4_5_tuoi_t.doc