SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Trẻ em ngày nay rất thông minh , hoạt bát, lém lỉnh. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kỹ năng sống, thiếu khả năng tự phục vụ thường hay dựa dẫm vào người lớn. Vì thế để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay từ bây giờ. Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ đầu tiên tôi tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến trẻ chưa có khả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ phục vụ chưa tốt là do: Xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu do khả năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung nghe cô hướng dẫn điều này dẫn đến chất lượng tiếp thu chưa cao. Xuất phát từ giáo viên, giáo viên đã có nhận thức đầy đủ đúng đắn trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tuy nhiên khi hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế. Giáo viên chưa kiên trì hướng dẫn trẻ tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và không có kỹ năng tự phục vụ. Mặt khác là do mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, tất cả những tình cảm bố mẹ dành trọn cho những đứa con yêu quý của mình.Trẻ luôn được đáp ứng ngay mọi yêu cầu, mọi mong muốn của trẻ. Bố mẹ làm thay trẻ tất cả mọi việc vì sợ trẻ vất vả, sợ quá sức của con, sợ con làm không đúng ý mình, sợ mất thời gian….. Điều này lâu dần hình thành thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười lao động. Ngoài ra còn có rất nhiều các nguyên nhân khác nữa đã làm cho trẻ thiếu kỹ năng tự phục vụ.
Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách lớp tuổi 4-5 tuổi. Tôi thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự phục vụ còn rất hạn chế do được bố mẹ luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Giáo viên còn thiếu kỹ năng truyền đạt, giảng giải hình thành kỹ năng cho trẻ từ đó hiệu quả việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn chưa cao . Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Với mong muốn nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi.
Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách lớp tuổi 4-5 tuổi. Tôi thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự phục vụ còn rất hạn chế do được bố mẹ luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Giáo viên còn thiếu kỹ năng truyền đạt, giảng giải hình thành kỹ năng cho trẻ từ đó hiệu quả việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn chưa cao . Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Với mong muốn nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển ký năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Vậy nên giáo dục mầm non là bậc học vô cùng quan trọng vì nó là quá trình đầu đời của những đứa trẻ khi bước chân đến trường, cần được quan tâm, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mĩ và hình thành nhân cách cho trẻ. Đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ ở độ tuổi từ mười tám tháng tuổi đến 6 tuổi. Độ tuổi phát triển mạnh mẽ về tâm- sinh lý, vậy nên giáo viên không những chăm sóc, giáo dục, bảo vệ mà còn dạy trẻ, hình thành ở trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân. Kỹ năng tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn tự tin trước những khó khăn thử thách. Vì vậy tính tự lập được hình thành sớm là biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất, nhân cách của trẻ và làm cơ sở hình thành kỹ năng sống cho trẻ sau này. Trẻ em ngày nay rất thông minh , hoạt bát, lém lỉnh. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kỹ năng sống, thiếu khả năng tự phục vụ thường hay dựa dẫm vào người lớn. Vì thế để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay từ bây giờ. Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ đầu tiên tôi tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến trẻ chưa có khả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ phục vụ chưa tốt là do: Xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu do khả năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung nghe cô hướng dẫn điều này dẫn đến chất lượng tiếp thu chưa cao. Xuất phát từ giáo viên, giáo viên đã có nhận thức đầy đủ đúng đắn trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tuy nhiên khi hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế. Giáo viên chưa kiên trì hướng dẫn trẻ tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và 2/20 TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển ký năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận Kỹ năng tự phục vụ là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nó là yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự khẳng định mình và cũng là tiền đề để đánh giá bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Đối với trẻ mẫu giáo đang trong thời kì muốn tự lập trong mọi hoạt động, vì thế nếu trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt sẽ giúp trẻ mạnh mẽ, tự tin với cuộc sống xung quanh và khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiện mình. Trên thực tế những trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt sẽ nhanh nhẹn hoạt bát và luôn tự lập trong các hoạt động tự phục vụ bản thân và biết cách phối hợp giúp đỡ người khác trong công việc cần thiết. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành kỹ năng sống sau này. Thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều bậc phụ huynh vẫn có những sai lầm trong giáo dục trẻ hình thành kỹ năng tự lập. Do nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ, sau này sẽ trở thành người ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Phụ huynh không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm nóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin ở trẻ. Đối với giáo viên luôn nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song hướng dẫn trẻ hình thành tính tự phục vụ vẫn còn hạn chế cho nên nhiều giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ để rèn tính tự lập bên cạnh nhũng khó khăn đó người giáo viên cần phải có tính kiên trì, cần có nhiều thời gian vì trẻ mới đang bắt đầu hình thành kỹ năng tự phục vụ. Vì vậy để hình thành phát triển kỹ năng tự phục vu cho trẻ 4-5 tuổi, giáo viên phối hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp để trẻ được rèn luyện hàng ngày, liên tục để biến kỹ năng thành thói quen.. 2. Cơ sở thực tiễn Năm nay tôi được nhà trường phân công dạy trẻ 4-5 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ đã có một số kỹ năng sơ đẳng chưa thuần thục nên việc phát triển kỹ năng cho thuần thục cho trẻ, có nề nếp là một vần đề không chỉ ngày một, ngày hai mà đòi hỏi phải có thời gian và lòng kiên trì thì việc giáo dục trẻ mới có kết quả. 4/20 TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển ký năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ và mời Ban giám hiệu cùng ban chất lượng của nhà trường dự giờ và đánh giá kết quả như sau: Với cô: PHÂN LOẠI KÊT QUẢ SL TL% Số tiết tốt 1/4 25% Tiết khá 1/4 25% Tiết trung bình 2/4 50% Tiết yếu 0 0 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm trên trẻ qua zoom, qua kết nối zalo kết quả như sau: Với trẻ: (Tổng số 44 trẻ) Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ % % - Kỹ năng trong ăn, uống ( Tự cầm cốc uống 22 50 22 50 nước, xúc cơm,cất bát, thìa, ghế sau khi ăn) - Kỹ năng vệ sinh cá nhân ( Rửa tay, lau 23 52,9 21 47,1 măt) - Kỹ năng cất dọn đồ dùng đồ chơi (cất đồ 22 50 22 50 chơi đúng nơi quy định) - Kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động 25 57,5 19 42,5 khác ( đi dép, cất dép, kĩ năng cài khuy áo) Nhìn vào bảng điều tra cho ta thấy kết quả của các kỹ năng tự phục vụ không cao, số trẻ có kỹ năng tự phục vụ thuần thục còn thấp. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng - Trẻ từ độ tuổi 3-4 tuổi mới chuyển lên, mà năm nay do tình hình dịch bệnh covid-19 trẻ nghỉ ở nhà nhiều nên trẻ kỹ năng tự phục vụ chủ yếu do bố mẹ thực hiện giúp . - Do các bậc cha mẹ ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ. - Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong thực hiện các kỹ năng tự phục vụ, còn rụt rè, sợ làm bị sai. 6/20 TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển ký năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” (Các tài kiệu tham khảo, học tập) Bên cạnh đó, tôi luôn tự rèn luyện tác phong và tính kiên trì. Tôi thường xuyên học hỏi chị em đồng nghiệp có kinh nghiệm về dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, chủ động tổ chức các hoạt động có lồng ghép kỹ năng tự phục vụ và mời Ban giám hiệu dự giờ góp ý kiến. Kết quả ở đánh giá các tiết dạy đều được đánh giá cao. Đánh giá xếp loại hàng tháng đều đạt loại hoàn thành tốt . 2. Biện pháp 2: Xậy dựng kế hoạch lồng ghép kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Qua tìm hiểu về tâm sinh lý trẻ em độ tuổi mầm non, tôi nhận thấy có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết và tập trung rèn luyện trước khi chú trọng đưa trẻ vào các hoạt động học ở trường. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự phục vụ. Hiểu được tâm sinh lý và cách giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi nên ngay khi nhận lớp và chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành phát triển kĩ năng tự phục vụ” tôi đã đọc và tìm hiểu các kĩ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đó là có khoảng 31 kĩ năng tự phục vụ mà trẻ 4- 5 tuổi có thể tự phục vụ bản thân để trẻ có thói quen tự phục vụ tốt. Việc xác định được các kĩ năng phục vụ phù hợp với lứa tuổi giúp tôi lựa chọn những nội dung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất. Xây dựng kế hoạch là bước rất quan trọng vì nó đóng vai trò quyết định chất lượng của hoạt động. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã cùng các chị em đồng nghiệp trong tổ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp theo tuần, theo tháng để đưa vào ngân hàng nội dung. Các nội dung của các tháng có sự đan xen, logic với nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và lồng ghép vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một 8/20 TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp phát triển ký năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” Khi đã xây dựng được kế hoạch tôi trình lên hiệu phó phụ trách chuyên môn duyệt rồi mới đưa vào rèn trẻ. Việc xây dựng kế hoạch rõ ràng là tiền đề cơ bản giúp trẻ hình thành tốt kỹ năng tự phục vụ. 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập, sáng tạo trong việc làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm kỹ năng tự phục vụ. 3.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ rèn kĩ năng tự phục vụ: Môi trường học tập góp phần tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động ở trường. Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng tôi trang trí góc kỹ năng với hình ảnh thiết thực có hướng dẫn tuần tự các bước của kĩ năng rèn trong tháng đó. Đồng thơi tôi còn trang trí những mô hình đẹp mắt, màu sắc sinh động để trẻ hứng thú tham gia rèn kĩ năng. Góc kĩ năng là nơi trẻ có điều kiện thể hiện các kĩ năng của mình, trẻ được làm quen, ôn luyện củng cố, thực hiện các kĩ năng đã được học. Với mỗi tháng, tôi lại đầu tư suy nghĩ để trang trí làm sao cho góc kĩ năng thêm phần sinh động, thay đổi sao cho phù hợp, nổi bật kĩ năng trọng tâm cần phải rèn trong tháng đó. Góc kĩ năng thục hành cuộc sống Bên cạnh việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở các hoạt động, góc kỹ năng. Tôi còn xây dựng góc tuyên truyền bên ngoài hiên lớp để ở chỗ phụ huynh hằng ngày đưa con em mình đến lớp nhìn thấy rõ. Để thu hút sự quan tâm chú ý của phụ huynh, tôi trưng bày những đồ dùng, dụng cụ, các tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Góc tuyên truyền được thay đổi các hình thức trang trí thường xuyên cho phù hợp với nội dung từng tuần, từng chủ đề giúp phụ huynh nắm rõ nội dung dạy trẻ kỹ năng sống. Giúp thuận lợi trong việc trao đổi thông tin hai chiều từ giáo viên đến phụ huynh và các thông tin của phụ huynh đến giáo viên. Ví dụ với kỹ năng cất dép tôi trang trí hình ảnh các bước thực hiện kỹ năng cất dép để gần giá dép để trẻ thường xuyên được quan sát và thực hiện cho đúng kỹ năng đồng thời cũng tuyên truyền đến phụ huynh những kỹ năng tự phục vụ mà trẻ có thể tự làm được. 10/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre.doc