SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4-5 tuổi C Trường Mầm non Đồng Phúc

Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, tôi luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. Tôi luôn tìm tòi để trau dồi chuyên môn, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và cụ thể là trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động tạo hình. Qua quá trình dạy trẻ, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn học tạo hình là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực tạo hình: sự hiểu biết về thế giới xung quanh, sự sáng tạo phong phú, tính thẩm mỹ cao, cách sắp xếp bố cục khoa học…để tạo ra những sản phẩm tạo hình có chất lượng chính vì thế tôi đã chọn sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4- 5 tuổi C trường Mầm non Đồng Phúc ” mà tôi đã áp dụng vào năm học 2016- 2017 và tôi thấy trẻ lớp tôi thực sự có nhiều chuyển biến tích cực về kỹ năng tạo hình.
doc 26 trang skmamnon 22/07/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4-5 tuổi C Trường Mầm non Đồng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4-5 tuổi C Trường Mầm non Đồng Phúc

SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4-5 tuổi C Trường Mầm non Đồng Phúc
 Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng 
tạo. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang 
tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và 
sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên 
phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản 
phẩm.
 Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, tôi 
luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. Tôi luôn tìm 
tòi để trau dồi chuyên môn, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và cụ thể 
là trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động tạo hình. Qua quá trình dạy trẻ, 
tôi nhận thấy việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt 
môn học tạo hình là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp trẻ lĩnh hội 
được nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực tạo hình: sự hiểu biết về thế giới 
xung quanh, sự sáng tạo phong phú, tính thẩm mỹ cao, cách sắp xếp bố cục khoa 
họcđể tạo ra những sản phẩm tạo hình có chất lượng chính vì thế tôi đã chọn 
sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4- 5 tuổi C 
trường Mầm non Đồng Phúc ” mà tôi đã áp dụng vào năm học 2016- 2017 và tôi 
thấy trẻ lớp tôi thực sự có nhiều chuyển biến tích cực về kỹ năng tạo hình.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu, tìm cách vận dụng phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy 
giúp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi. Qua đó hình thành cho trẻ 4-5 
tuổi có một số kỹ năng tạo hình tốt.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số biện pháp phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi C trường 
Mầm non Đồng Phúc.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng vấn đề “Một số biện pháp phát triển kỹ 
năng tạo hình cho trẻ lớp 4- 5 tuổi C trường Mầm non Đồng Phúc”
 - Đề ra các biện pháp để phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ lớp 4-5 tuổi C 
trường Mầm non Đồng Phúc.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 b. Phương pháp điều tra. 
 c. Phương pháp quan sát sư phạm.
 d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 2 - Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ cho giáo viên tạo cơ hội học tập nâng cao kĩ năng, kinh nghiệm 
chuyên môn cùng nhau rút kinh nghiệm. 
 - Các giáo viên trong trường luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công 
việc để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 b. Khó khăn
 * Về phía giáo viên
 - Lựa chọn các đề tài để dạy trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu.
 - Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình chưa có tính sáng tạo cao.
 - Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc phát huy tính chủ động tích cực của trẻ 
trong các hoạt động tạo hình, chưa thực sự hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
 - Khả năng tạo hình của giáo viên trong lớp còn bị hạn chế nên chưa biết tận 
dụng các nguồn nguyên vật liệu mở để sử dụng trong hoạt động tạo hình.
 * Về phía phụ huynh
 - Phụ huynh đa số làm nông nghiệp hoặc họ quá bận rộn với công việc cộng 
thêm sự hiểu biết về việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ còn lệch lạc.
 - Phụ huynh chưa phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc xã hội hóa đồ 
dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên để phục vụ các hoạt động cho trẻ tại lớp. 
 * Về phía trẻ
 - Trẻ chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn yêu cầu 
của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn hoạt động theo nhóm. 
 - Trẻ chưa có ý thức tự bảo quản đồ dùng đồ chơi trong lớp. 
 - Nhiều trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng tạo hình, chưa thể tự mình tạo ra 
được sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp và trẻ 
cũng chưa có mong muốn tự tạo ra những sản phẩm đẹp.
 - Khả năng thể hiện cảm xúc của mình vào những sản phẩm tạo hình còn bị 
hạn chế. Khả năng nhận thức và một số kỹ năng của trẻ không đồng đều. Nhiều 
cháu còn nhút nhát, nghèo nàn trong việc thể hiện ý tưởng. Một số trẻ chưa hứng 
thú tham gia hoạt động. 
 Xác định được mục tiêu của ngành học cũng như nhu cầu thực tế của cuộc 
sống, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc làm cho trẻ yêu thích, hứng thú 
tham gia vào các hoạt động tạo hình là rất cần thiết. 
 Để khai thác hết khả năng của trẻ, đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành 
khảo sát chất lượng cho trẻ lúc ban đầu để nắm bắt được khả năng tạo hình của trẻ.
 4 Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho cán 
bộ, giáo viên như: Tổ chức kiến tập hoạt động tạo hình, kiến tập chuyên đề tạo 
hình, chuyên đề về trang trí góc mở theo hướng tích hợp, kèm những giáo viên 
yếu về chuyên môn, tôi luôn tham dự ghi chép đầy đủ các chuyên đề của trường 
mình và các trường bạn để có được một phương pháp dạy chuẩn xác nhất tạo cho 
các tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, phong phú, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, để trẻ 
phát huy hết khả năng của mình.
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối được tổ chức định kì 2 
lần/tháng, cùng với các chị em tôi luôn tích cực tham gia trao đổi với các chị em 
đồng nghiệp về các vấn đề trong tháng liên quan đến kinh nghiệm chăm sóc, nuôi 
dạy trẻ đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hoạt động thẩm mĩ nói chung và 
hoạt động tạo hình nói riêng như:
 + Cách gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình
 + Cách xây dưng nội dung hoạt động tạo hình phong phú và đa dạng
 + Cách hình thành các kĩ năng tạo hình cho trẻ
 + Cách hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu đa dạng trong hoạt động 
tạo hình.
 Chúng tôi cùng nhau bàn bạc và tìm ra những phương án tốt nhất để giải 
quyết những vấn đề đó. (Ảnh minh họa 1).
 H
 6 Tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ rất muốn 
được tiếp xúc sờ mó, được xem xét, khám phá, tìm tòi và nêu ý kiến cuả mình một 
cách tự nhiên về mọi cái mà trẻ phát hiện ra để rồi bộc lộ cảm xúc của mình đối 
với những đối tượng đó.
 Vì vậy cho trẻ hoạt động tạo hình tốt thì môi trường lớp học là một trong 
những yếu tố quan trọng, cho nên lớp tôi tận dụng diện tích phòng học hiện có cô 
và trẻ lớp tôi đã cùng nhau bố trí góc tạo hình, sắp xếp các học cụ, nguyên liệu đa 
dạng để tạo môi trường học và tâm thế thoải mái cho trẻ khi hoạt động (Ảnh minh 
họa 3).
 Ảnh minh họa 3
 Tôi luôn quan tâm tới việc đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể 
thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ 
thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình.
 Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp 
các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắttạo nên một không gian 
riêng để trẻ thỏa sức thể hiện khả năng của mình cũng như thực hiện sáng tạo các 
nội dung giáo dục tạo hình. 
 8 Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể 
hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động 
viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự 
vật mà trẻ muốn được lựa chọn.
 + Cái trẻ muốn làm? (Nội dung)
 + Làm thế nào để đạt được? (Quá trình)
 + Cái hoàn thành sẽ như thế nào? (Kết quả, sản phẩm)
 Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình 
khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính 
riêng của mình.
 Ví dụ: Làm thế nào mà con lại có bức tranh đẹp thế này nhỉ?, Quả này có 
ăn được không con? Cô thấy con vẽ đẹp cứ như quả thật vậy?”
 Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít 
sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện.
 Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước 
của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết 
để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt chước. Nếu có trường 
hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay:
 + Cô bắt đầu xé từ đâu? 
 + Xé hình gì trước? 
 + Xé như thế nào? 
 + Con sẽ vẽ gì trước, tô màu cho cái gì trước?
 + Con đặt bố cục thế nào cho hợp lý? và sau đó cô sẽ tạo tình huống để 
trẻ làm giúp cô 
 Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát 
triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên, kích thích trẻ 
tự tìm tòi, sáng tạo trong khi thể hiện.
 10 trẻ sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình trong năm học vừa qua, từ đó 
giúp cho khả năng sáng tạo của trẻ được phát huy tối đa.
 * Đề tài 1: “In trang trí nón nhỏ”
 a. Nguyên liệu sử dụng
 + Nón làm bằng bìa A0 cứng (Tôi cắt 1 hình tròn to hơn khổ nón tôi định 
làm, sau đó tôi cắt 1 đường thẳng vào giữa tâm của hình tròn đó và uốn thành hình 
chiếc nón, dùng keo nến dính thành chiếc nón nhỏ)
 + Lá cây có các hình dáng khác nhau, màu nước, chổi lông, kéo
 + Bảng để lót khi tô màu, đĩa để khăn lau tay
 b. Cách tiến hành
 Tôi cho trẻ ngồi theo nhóm, mỗi trẻ đi lấy cho mình 1 chiếc nón về bàn, sau 
đó tôi hướng dẫn trẻ lấy những chiếc lá hình dáng theo ý thích của mình để lên 
trên tờ giấy để kê và dùng chổi lông lấy màu tô màu kín vào chiếc lá cây. Sau khi 
tô xong lấy chiếc lá đó úp mặt vừa tô vào mặt trên của chiếc nón trắng và dùng 
tay ấn nhẹ để hình chiếc lá in lên trên nón. 
 Ngoài ra, tôi gợi ý trẻ dùng nhiều chiếc lá hình dáng khác nhau để in, và 
dùng kéo cắt những chiếc lá thành nhiều hình khác nhau để in như: hình đám 
mây, bông hoa, hình trái tim Khi trẻ làm xong tôi viết tên trẻ và trẻ tự viết kí 
hiệu của mình, để khi dùng sản phẩm này chơi trẻ sẽ nhận ra chiếc nón do chính 
mình trang trí. 
 Ảnh minh họa 
 12 * Đề tài 3: Đan giỏ bằng giấy bìa màu
 a. Chuẩn bị
 Tôi chuẩn bị cho trẻ một số nguyên vật liệu như:
 + Nan giấy nhiều màu sắc.
 + Dập gim.
 b. Cách tiến hành
 Tôi sẽ đi đến từng bàn hướng dẫn trẻ xếp 4 đến 5 nan giấy thẳng hàng, xếp 
khít nhau xuống bàn. Tôi đan mẫu cho mỗi trẻ khoảng 2 nan giấy và dập gim chắc 
chắn. Tôi hướng dẫn trẻ đan cứ đan một nan lên lại một nan xuống đến khi hết số 
nan xếp dọc.
 Khi trẻ đan được một khoảng ở giữa bằng đáy của chiếc giỏ, trẻ sẽ gập 4 
cạnh xung quanh đáy giỏ và đan tiếp phần phía trên cạnh giỏ.Khi trẻ đan thành 
hình giỏ tôi hướng dẫn trẻ cắt bớt những nan thừa dài và gập xuống vào bên trong 
giỏ, dùng gim gim chặt các nan lại với nhau.Trẻ lấy 1 nan làm quai giỏ gim vào 
hai bên cạnh của giỏ. 
 Ảnh minh họa 
 c. Kết quả
 14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_tao_hinh_cho_tre_lo.doc