SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non
Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ, ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hòa nhập với mọi người. Dạy trẻ cách giao tiếp là nhằm đáp ứng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, khi giao tiếp trẻ luôn tìm ra cái mới lạ thông qua mọi hoạt động của cô, trẻ nói, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai. Chính vì vậy là giáo viên dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, học qua chơi, chơi mà học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non

Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn dịên của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ, ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Dạy trẻ cách giao tiếp là nhằm đáp ứng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, khi giao tiếp trẻ luôn tìm ra cái mới lạ thông qua mọi hoạt động của cô, trẻ nói, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai. Chính vì vậy là giáo viên dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, học qua chơi, chơi mà học. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1. Đặc điểm tình hình: - Nhà trường có 2 điểm trường, điểm trường trung tâm nằm ở thôn II, điểm trường lẻ nằm ở thôn I. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường vừa được đầu tư xây lại khu I, II khang trang, rộng rãi và được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và vui chơi của các cháu. - Năm 2015 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I. - Năm 2016 trường đặt kiểm định chất lượng cấp độ 3. - Với quy mô toàn trường có 13 lớp với tổng số trẻ toàn trường là 381 trẻ, trong đó có 3 lớp mẫu giáo lớn, 3 lớp mẫu giáo nhỡ, 4 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. - Tổng số CBGVNV: Gồm có 50 đồng chí. Trong đó: 72 % giáo viên đứng lớp đạt trình độ trên chuẩn. 2/20 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non * Học sinh: - Trẻ có sức khỏe, nền nếp thói quen tốt trong các hoạt động - Các cháu có cùng độ tuổi - Các cháu chăm ngoan, lễ phép, đi học đều, một số trẻ mạnh dạn thích được tham gia vào các hoạt động. * Phụ huynh - Phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 2.3. Khó khăn: - Một số trẻ không học qua lớp mẫu giáo bé. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không muốn tham gia vào hoạt động .Vì thế việc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Các trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, vốn hiểu biết cũng như việc hình thành các kỹ năng của trẻ cũng rất chênh lệch nhau, một số trẻ còn hay nghỉ học nên gặp khó khăn trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện vốn từ cho trẻ. - Phần đông số trẻ trong lớp là con em lao động ở nông thôn, có mức thu nhập tương đối thấp, chưa có điều kiện chăm sóc tốt. - Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non như sau: 3.CÁC BIỆN PHÁP: 3.1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho trẻ phù hợp trong năm học 2018-2019 Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình,tâm lý. Do đó mỗi đứa trẻ có hứng thú, cách học và cách giao tiếp khác nhau. Vì vậy trước khi dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp đơn giản tôi đã cùng giáo viên trong lớp trao đổi và đưa ra các nội dung dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ phù hợp. Nội dung dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ được xây dựng xuất phát trên quan điểm giáo dục tích hợp, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các kỹ năng được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ bản thân trẻ đến gia đình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, ngoài ra cũng dựa vào sự nhận thức và thể chất của từng cá nhân trẻ. Qua đó tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động cô đưa ra, trẻ được thực hành những kỹ năng giao tiếp đơn giản. Do đó, người giáo viên cần phải xây dựng nội dung rèn kỹ năng 4/20 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non bước tiếp nhận và thực hành các kĩ năng giao tiếp mà cô đưa ra một cách chủ động. 3.2:Biện pháp 2: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học: Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu chuyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh. * Cách làm Tôi luôn quan tâm đến từng lời nói cử chỉ của mình để làm mẫu cho trẻ trong mọi hoạt động. Ví dụ 1: Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoat động học âm nhạc. - Mục đích: Phát triển khả năng nghe, ghi nhớ, thuộc lời, hiểu nội dung bài hát. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, hát rõ lời. - Chuẩn bị: Nhạc không lời bài hát “Đêm pháo hoa” - Tiến hành: + Bước 1: Để trẻ tri giác đầy đủ cảnh bắn pháo hoa cũng như mầu sắc hình dạng của pháo hoa tôi đã cho trẻ xem đoạn video clip về cảnh bắn pháo hoa do tôi download trên youtube. + Bước 2: Kết quả sau khi xem đoạn viedeo clip trẻ rất hứng thú tham gia phát biểu nhận xét về nội dung trong đó. + Bước 3: DH: bài hát “Đêm pháo hoa” giúp trẻ hiểu nội dung giai diệu vui tươi có nhiều màu sắc trong bài hát qua đó trẻ hát đúng giai điệu, hát to rõ ràng lời bài hát giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Chính vì vậy tôi đã xây dựng một số giáo án điện tử để kích thích, phát triển ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật trong các hoạt động học (Giáo án điện tử: Truyện: Món quà của cô giáo, Tích Chu, thơ: Em yêu nhà em, âm nhạc: Đêm pháo hoa). Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 6/20 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non truyện cùng bạn về gia đình mình. Không những vậy, qua nội dung truyện và bài thơ trẻ còn đóng làm ông, bà bố mẹ, làm anh, chị...trẻ thể hiện cử chỉ của các nhân vật đó giúp cho các bạn trong nhóm có thể tự học tập cách giao tiếp của nhau. Trong câu truyện: Tích Chu Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện. Để phát triển tư duy cho trẻ, phản xạ nhanh, sử dụng ngôn ngữ chính xác, yêu cầu trẻ phải tri giác một sự vật, một hiện tượng và nói nhanh những gì trẻ thấy. Ví dụ 4: Trong trò chơi: “Nhìn hình ảnh kể sự việc” - Mục đích: Trẻ trả lời và đặt câu hỏi. - Chuẩn bị: Hai bức tranh + Tranh 1: Một số hình ảnh như trẻ khoanh tay. + Tranh 2: Trẻ bê cốc bằng hai tay - Tiến hành: + Bước 1: Hỏi trẻ: Đố các con biết hình ảnh này được nói như thế nào? + Bước 2: Trẻ trả lời và đặt câu hỏi: Trẻ trả lời: Cháu mời ông uống nước, cháu lấy nước cho ông,.. Trẻ đặt câu hỏi: Bạn đang chào ai vậy?, bạn lấy nước mời ai?... Qua đó tôi vừa có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người thân, người lớn trong nhà và kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho trẻ. 8/20 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non * Ví dụ 1: Hoạt động góc gia đình Khi trẻ chơi góc gia đình: Bố mẹ đưa con tới trường (Góc học tập) và lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ. Nếu trẻ chỉ chào cô không chào bố mẹ thì lúc này tôi sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ “Học sinh của cô ngoan quá đã biết chào cô nhưng vẫn còn quên chưa chào bố mẹ, con chào bố mẹ con đi”. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tôi đã tạo cho trẻ môi trường được thực hành làm người lớn đồng thời tạo điều kiện rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng. * Tình huống: Trong giờ hoạt động góc phân vai, một nhóm trẻ đang nấu ăn, có hai cháu Bảo Ly và Minh Huy đang cãi nhau tranh giành đồ chơi. - Bảo ly nói: Đồ chơi này là của tớ đem đến. - Minh Huy: Đồ chơi này tớ lấy ở lớp. Vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin. Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn. Trò chơi thứ nhất là trò chơi phân vai theo chủ đề (Chơi bán hàng, đóng vai bác sĩ, chơi ca sĩ...) góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua trò chơi sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi. Tôi thay đổi theo phương thức lấy trẻ làm trung tâm, vì giờ vui chơi là của trẻ, trẻ rất tha thiết được suy nghĩ chơi theo sự hứng thú của mình, cô chỉ nên là người quan sát giúp đỡ trẻ dưới hình thức là cùng hòa nhập chơi với trẻ. Trẻ chơi góc “Góc bác sỹ” Trẻ chơi góc “Góc âm nhạc” * Ví dụ 2: Qua trò chơi cửa hàng ăn uống. Cô hướng dẫn gợi mở cho trẻ là người bán hàng: Con phải làm những công việc gì? Con phải giao tiếp với khách hàng như thế nào?...Trẻ được tiếp 10/20 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tuy nhiên, cô giáo cũng có thể trở thành một người bạn cùng chơi tuyệt vời của trẻ. Tôi luôn dành những khoảng thời gian để chơi đùa, hướng dẫn trẻ, và đây cũng là cơ hội để tôi hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp cho định hướng những kỹ năng giao tiếp. Tôi không hề áp đặt hay yêu cầu quá cao so với khả năng của trẻ mà tôi luôn luôn tôn trọng quyền tự do trong khi chơi, tự do sáng tạo của trẻ. Tôi biết nếu đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ, thì trẻ sẽ cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti. Thay vào đó tôi luôn lắng nghe, quan sát và cố gắng hiểu trẻ để trẻ có điều kiện tốt nhất phát triển. Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy lớp tôi không còn tình trạng đồ chơi của ai người đó chơi, góc nào chỉ chơi ở góc đó nữa, mà trẻ đã biết liên kết các vai chơi theo nhóm chơi, góc chơi với nhau thành thạo theo chủ đề chơi. * Kết quả đạt được: Thông qua các góc chơi và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn và mới lạ đã giúp thu hút trẻ vào các hoạt động, luôn tạo cho trẻ những tình huống có vấn đề khi đó trẻ lớp tôi rất thích thú khi được tham gia vào các hoạt động góc, nhờ đó mà trẻ đã phát triển các kỹ năng giao tiếp kỹ năng ứng xử với bạn bè và người lớn một cách đúng mực và phù hợp. 3.4: Biện pháp 4: Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi: Giao tiếp không chỉ, xuất hiện trong một địa điểm hay một trường hợp nhất định mà giao tiếp con được hình thành ở mọi lúc, mọi nơi. Nếu chỉ rèn trẻ khi trong tiết học hay khi chơi hoạt động góc thì khả năng giao tiếp của trẻ sẽ không có sự liền mạch thống nhất. * Cách làm - Cũng chính vì vậy để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi không chỉ hướng dẫn cho trẻ trong một hoạt động nhất định hay chỉ khi ở lớp, mà ngoài ra tôi còn hướng dẫn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi để khả năng giao tiếp cho trẻ được phát triển. Ví dụ 1: Hoạt động ngoài trời Khi trẻ chơi hoạt động ngoài, trời trong lớp dưới sự hướng dẫn, nhắc nhở, động viên của cô trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Nhưng nếu khi trẻ chơi hoạt động ngoài trời giáo viên không nhắc trẻ quy định khi chơi thì trẻ sẽ tranh giành xô đẩy bạn để giành quyền chơi trước và có những lời nói chưa đúng chuẩn mực, nhiệm vụ của tôi lúc này là phải uốn nắn những lời nói 12/20
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_m.doc