SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học" Chính vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Những biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và phong phú phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. cô giáo cần đưa các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lô gíc sinh động, có như vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các kỹ năng kiến thức của giờ hoạt động tạo hình, trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần phải luôn động viên, khuyến khích trẻ. Ngoài ra giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh, đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và hấp dẫn. Cô nên tạo cho trẻ có thói quen quan sát thiên nhiên xung quanh, con người và những hiện tượng gần gũi, thông qua môn làm quen với môi trường xung quanh trẻ được tri giác tranh ảnh như: xem các tranh ảnh về phong cảnh đất nước, rừng và biển, cảnh sinh hoạt của con người..., các tác phẩm nghệ thuật, quan sát ngắm nhìn các loại cây, hoa, được sờ nếm các loại quả, vuốt ve âu yếm các con vật, so sánh tìm tòi những đặc điểm chung của những con vật cùng nhóm, cùng loài, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây, hoa, quả...Hoạt động tạo hình phải được tổ chức bằng cách kết hợp linh hoạt nhuần nhuyễn giữa trực quan đàm thoại, trò chơi, giáo viên sử dụng lời nói ân cần, nhẹ nhàng tươi vui, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, tuyên truyền trao đổi nội dung hoạt động tạo hình cho các bậc phụ huynh để kết hợp giữa các gia đình và nhà trường để bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ.
doc 8 trang skmamnon 04/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận : 
 Nghệ thuật tạo hình trong trường mầm non thật hấp dẫn đối với trẻ, trẻ 
thích ngắm nhìn những đồ vật, những bức tranh có màu sắc đẹp, những hình thù 
ngộ nghĩnh và đa dạng, trẻ luôn có những xúc cảm với những sự vật hiện tượng 
xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ đối với trẻ, thôi thúc trẻ 
muốn khám phá và sáng tạo ra cái đẹp. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả 
năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, 
hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản trong các hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé dán) Giờ 
học tạo hình mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự, trẻ thích thú và say mê 
thực hiện ý tưởng của mình, giờ hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những 
kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút vẽ và tô màu tranh, kỹ 
năng nặn (lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt) kỹ năng vẽ, xé dán... những kỹ năng đó rất 
cần thiết nó giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các cơ 
ngón tay và bàn tay. Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật có tầm quan 
trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá 
thiên nhiên cuộc sống con người, cảnh vật...biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái 
xấu...Vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi 
dưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, 
khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy 
sáng tạo cho trẻ, để tạo được thẩm mỹ trong các hoạt động tạo hình, giáo viên 
cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình thành 
các kỹ năng vẽ đường nét liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh 
hình dạng, cách tô màu, tạo vẻ sinh động, đa dạng về hình ảnh, màu sắc của các 
hoạt động tạo hình. Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng 
có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài 
năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì 
từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ 
nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt 
chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học" Chính vì vậy 
để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật 
vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến 
hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Những 
biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và phong phú phát huy 
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. cô giáo cần đưa các nội dung tích 
hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lô gíc sinh động, có như 
vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các kỹ năng kiến 
 2/31 Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
- Tổng số cháu đầu năm là 42 cháu, có một số trẻ là con em của các hộ gia đình 
ở nơi khác đến.
- Giáo viên đã nắm được phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình nhưng chưa 
chú ý đến việc cho trẻ được trải nghiệm, trẻ tự cảm nhận và thể hiện sáng tạo 
của bản thân trẻ tạo cho trẻ sự thích thú với môn học. Số giáo viên biết đưa công 
nghệ thông tin vào môn học để thu hút sự chú ý của trẻ chưa nhiều. Nhìn chung 
việc tổ chức các hoạt động của giáo viên vào hoạt động tạo hình cho trẻ vẫn 
chưa hấp dẫn, chưa sáng tạo. Trong quá trình học tập, trẻ chưa được tự mình 
khám phá, tự mình hoạt động để trẻ lĩnh hội những kiến thức. Do vậy mà hiệu 
quả của giờ học chưa cao, chưa phát huy được hết khả năng quan sát, tư duy, 
tưởng tượng của trẻ, trẻ nhớ không sâu nên nhanh quên.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có những điều kiện thuân lợi và khó khăn sau:
 b.. Thuận lợi :
- Cơ sở vật chất:
+ Được BGH nhà trường mua sắm cho trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt 
động tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ 
hoạt động, đủ điều kiện để thực hiện đổi mới hình thức giáo dục trẻ, nâng cao 
chất lượng chuyên đề.
 + Năm học 2015 - 2016 BGH nhà trường đã trang bị thêm phòng học năng 
khiếu, phòng thư viện tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên:
+ Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công phụ trách mẫu giáo nhỡ B1, luôn 
được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên phát 
huy khả năng sáng tạo. 
+ Giáo viên trình độ chuyên môn vững vàng, với lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh 
thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu vươn lên, có sáng tạo trong việc tổ 
chức các hoạt động cho trẻ, luôn tìm tòi khám phá để làm đồ dùng, đồ chơi tự 
tạo đảm bảo thẩm mỹ cao để phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ. 
Tôi đã được tham gia các buổi tập huấn đổi mới hình thức giáo dục mầm non, 
các buổi tập huấn chuyên đề tạo hình do phòng tổ chức và tham gia các buổi 
kiến tập ở trường và các trường bạn nên tôi đã nắm được một số phương pháp tổ 
chức các hoạt động giúp trẻ hứng thú học.
+ Được thường xuyên tham dự những buổi kiến tập, thi giáo viên giỏi do trường, 
phòng giáo dục tổ chức.
- Trẻ:
+ Các cháu có cùng độ tuổi. 
 4/31 Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
3. Các biện pháp.
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Sưu tầm nguyên liệu phong phú đa dạng. 
3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp
3.4. Biện pháp 4: Rèn luyện những kỹ năng tạo hình cho trẻ.
3.5. Biện pháp 5: Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
3.6. Biện pháp 6: Luôn trao đổi, phối hợp với phụ huynh để cùng phát triển 
khả năng tạo hình cho trẻ.
 PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ và đặc biệt là hoạt động tạo hình cho 
trẻ có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Khi trẻ được 
tham gia hoạt động tạo hình là tiền đề phát triển khả năng sáng tạo của trẻ và các 
hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nó giúp trẻ nhận biết về thế giới xung 
quanh trẻ, có những kỹ năng tạo hình cho trẻ. Song trẻ có tích cực, chủ động 
tham gia vào các hoạt động hay không và tham gia tích cực đến mức độ nào thì 
lại phụ thuộc vào hoạt động tổ chức của cô giáo. Vì vậy, phát triển khả năng tạo 
hình cho trẻ là hết sức cần thiết. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo 
hơn, đầu tư nhiều hơn cả về trí tuệ và thời gian. Trong đó sáng kiến của tôi đã 
đáp ứng được phần nào yêu cầu của việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục cho 
trẻ. Bởi vì thông qua biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ đã giúp trẻ 
có những kỹ năng tạo hình tốt hơn và hứng thú tham gia tiết học. Mặt khác khi 
sử dụng kết hợp hài hoà các biện pháp trên đã tạo cho trẻ có tính đoàn kết tập 
thể cùng trao đổi bàn bạc, trẻ đã chủ động sáng tạo khi học, khi chơi. Qua các 
biện pháp trên, trẻ được học và chơi một cách nhẹ nhàng “vừa học, vừa chơi” và 
giảm đi cảm giác nặng nề và mệt mỏi. Từ đó trẻ sẽ dễ tiếp thu bài hơn, trẻ sẽ 
nhớ lâu hơn và đạt kết quả cao trong giờ học
 Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ như sau:
- Để giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình có hiệu quả cao người giáo viên cần có 
kiến thức cơ bản về chuyên môn, có kỹ năng tạo hình tốt, có sáng tạo trong việc 
làm đồ chơi và linh hoạt trong các trò chơi.
- Ngoài ra, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc đòi hỏi sự 
sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. 
Hơn nữa, người giáo viên cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng 
sáng tạo, tìm tòi từ đó tự thiết kế cho mình những sản phẩm đẹp để qua đó có 
 6/31 Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non (Tác giả: Lê 
 Thanh Thủy)
 2. Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non (Tác giả: Lê Thị Đức – Nguyễn 
 Thanh Thủy – Phùng Thị Tường)
 3. Tạp chí giáo dục mầm non
 4. Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo 
 hình. (Nhà xuất bản Hà Nội)
 5. Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em
 làm đồ chơi (Tác giả: Đặng Hồng Nhất)
 6. Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo 
 hình (Tác giả: Lê Đức Hiền)
 8/31

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_kha_nang_tao_hinh_cho_tre_4.doc