SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi. Trẻ chưa thực sự tích cực, chủ động trong suy nghĩ; phần lớn trẻ chưa biết cách giải quyết các tình huống; khi tham gia vào các hoạt động tập thể trẻ còn thiếu tính tự tin, quyết đoán; một số trẻ thì chưa đủ mạnh dạn để thể hiện khả năng cũng như đề xuất ý kiến với cô, với bạn trong giờ học; đặc biệt trẻ còn rất hạn chế trong kĩ năng hoạt động nhóm. Qua thực tế công tác giảng dạy tôi thấy đa số trẻ tham gia vào các hoạt động học tập với sự chủ ý áp đặt của giáo viên là chính, trẻ chưa thể hiện được tính tích cực, chủ động của cá nhân từ trong suy nghĩ và cả hành động. Tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình khi tổ chức các hoạt động cho trẻ không đơn thuần là cung cấp các kiến thức mà phải làm sao để trẻ nói nên được suy nghĩ, ý kiến của mình và phải có lập luận để bảo vệ ý kiến đó. Có như vậy trẻ mới thực sự chủ động trong tư duy, tích cực trong hành động. Từ suy nghĩ đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu tạp chí giáo dục mầm non để giúp tất cả học sinh trong lớp mình đều tích cực, mạnh dạn, chủ động, tự tin trong mọi hoàn cảnh và tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2020-2021.
docx 24 trang skmamnon 02/04/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
 2
tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu tạp chí giáo 
dục mầm non để giúp tất cả học sinh trong lớp mình đều tích cực, mạnh dạn, chủ 
động, tự tin trong mọi hoàn cảnh và tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện 
pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong các 
hoạt động giáo dục ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 
2020-2021.
 * Mục đích ngiên cứu:
 - Tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ như: 
Trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người, tích cực tham gia các hoạt động, tự tin, 
chủ động đưa ra các ý kiến của mình, biết xử lí các tình huống xảy ra. 
 - Phát triển ở trẻ trí thông minh, tìm tòi sáng tạo.
 - Nâng cao năng lực hội nhập, nâng cao khả năng nhận thức của trẻ về thế 
giới xung quanh, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Tạo nền tảng vững 
chắc cho bước tiến sau này của trẻ. 
 * Phạm vi nghiên cứu:
 - Nghiên cứu việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo 4- 5 
tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non và có thể áp dụng cho trẻ 
lứa tuổi mẫu giáo.
 * Đối tượng nghiên cứu:
 - Trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ B4 trong trường mầm non A xã Vạn Phúc 
huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
 * Thời gian nghiên cứu:
 - Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 11/2020: Tìm hiểu lí luận và thực trạng.
 - Từ tháng 11/2020 đến tháng 3/2021: Tiến hành thực nghiệm tại nhóm lớp 
và lập đề cương sáng kiến.
 - Tháng 4/2021: Đánh giá kết quả thực nghiệm và trình bày hoàn thiện sáng 
kiến. 4
 - Tổng số học sinh toàn trường là 339 trẻ, với 47 đồng chí cán bộ, giáo viên 
và nhân viên. Trong đó, 93% giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn.
 - Với quy mô toàn trường có 13 lớp học trong đó:
 + 4 lớp mẫu giáo lớn
 + 4 lớp mẫu giáo nhỡ
 + 3 lớp mẫu giáo bé
 + 2 lớp nhà trẻ
 - Năm học 2020-2021, bản thân tôi và đồng nghiệp cùng lớp được Ban giám 
hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ B4, lớp tôi có tổng số học 
sinh là 26 trẻ, trong đó học sinh nam: 11trẻ, học sinh nữ: 15 trẻ. 
 2.2. Thuận lợi
 - Cơ sở vật chất:
 + Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, sáng tạo trong thiết 
kế các phòng chức năng, các khu vực, sân vườn thành không gian nghệ thuật 
đẹp, lôi cuốn trẻ, có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến các hoạt động 
giáo dục trẻ.
 - Giáo viên:
 + Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc, tích cực học 
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 
4-5 tuổi nên phần nào tôi hiểu rõ đặc điểm, tâm sinh lý trẻ để từ đó giúp trẻ phát 
huy được tính tích cực, chủ động.
 + Nhờ vào các đợt bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và nhiệm vụ cụ thể của 
từng năm học do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức và những buổi dự giờ hội 
giảng, được sự góp ý của đồng nghiệp nên tôi đã học hỏi và rút ra được những 
kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho giờ dạy ngày càng tốt hơn.
 - Học sinh:
 + 100% cháu trong lớp có cùng độ tuổi.
 - Phụ huynh:
 + Rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ giáo viên. Có tinh thần phối hợp với 
giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
 2.3. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn sau:
 - Cơ sở vật chất:
 + Trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư mua sắm qua hàng năm khá 
đầy đủ song còn thiếu tính hiện đại và đồng bộ, ảnh hưởng phần nào đến quá 
trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
 - Giáo viên: 6
 Bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục, từ việc 
vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới, đến việc lựa chọn phương pháp 
và các hình thức cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức 
các hoạt động, tạo ra nhiều chuyển biến tốt, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao, 
đem lại hứng thú, tích cực cho trẻ.
 b. Đối với trẻ:
 Sau một thời gian áp dụng các biện pháp, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã mạnh 
dạn, tự tin hơn, không còn nhút nhát mà luôn chủ động trong giao tiếp. Trẻ tích 
cực tham gia vào các hoạt động, trong các giờ học trẻ hứng thú, sôi nổi, hăng hái 
tham gia phát biểu. Trẻ chủ động xử lý được các tình huống xảy ra, kỹ năng thực 
hành, thảo luận nhóm ở trẻ thành thạo hơn. Trẻ hòa nhập chơi cùng các bạn, biết 
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và trưởng thành lên rất nhiều.
 c. Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Phụ 
huynh ngày càng tin tưởng, có ý thức và trách nhiệm cao hơn khi phối hợp cùng 
cô để nâng cao chất lượng giáo dục giúp trẻ phát huy tốt tính tích cực, chủ động 
của bản thân, sẵn sàng ủng hộ và tham gia vào các cuộc vận động, các phong 
trào của trường, của lớp. 8
 Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021.
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh 
 nghiệm của mình viết, không sao chép 
 nội dung của người khác.
 Người viết
 Nguyễn Thị Hồng Lệ Hình ảnh 3: Một số đồ dùng ứng dụng phương pháp Montessori do cô và 
 trẻ cùng làm (Biện pháp 1- Trang 7 )
 Hình ảnh 4: Góc thực hiện dự án Steam (Biện pháp 1- Trang 7) Hình ảnh 7: Trẻ vận động bài hát trong giờ học hoạt động âm nhạc 
 (Biện pháp 2- Trang 10 )
 Hình ảnh 8: Cô và trẻ trong giờ học hoạt động tạo hình 
 (Biện pháp 2- Trang 11) Hình ảnh 11: Trẻ chơi ở góc “Xây dựng” trong giờ hoạt động góc
 (Biện pháp 2- Trang 15 )
Hình ảnh 12: Trẻ chơi ở góc “Nghệ thuật- Âm nhạc” trong giờ hoạt động góc
 (Biện pháp 2- Trang 15 ) Hình ảnh 15: Trẻ chơi ở góc “Bác sĩ” trong giờ hoạt động góc
 ( Biện pháp 2- Trang 15 )
Hình ảnh 16: Trẻ chơi ở góc “Thiên nhiên” trong giờ hoạt động góc
 (Biện pháp 2- Trang 15 ) Hình ảnh 19: Cô và trẻ tham gia tiệc Buffet mừng ngày 20/11
 (Biện pháp 2- Trang 18 )
Hình ảnh 20: “Hội chợ Xuân của bé” (Biện pháp 2- Trang 18 ) Hình ảnh 23: Trẻ sử dụng bảng tương tác để chơi trò chơi
 (Biện pháp 4- Trang 23) ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON A XÃ VẠN PHÚC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG 
 CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TRONG CÁC
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo 
 Cấp học : Mầm non
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Hồng Lệ
 Đơn vị công tác: Trường mầm non A xã Vạn Phúc
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC 2020-2021

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_tr.docx