SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng ta. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống quanh mình. Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh trẻ lĩnh hội những quy tắc hành vi trong xã hội.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Việc chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4 – 5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời” với mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp một số kinh nghiệm để áp dụng trong việc dạy trẻ. Từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Việc chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4 – 5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời” với mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp một số kinh nghiệm để áp dụng trong việc dạy trẻ. Từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời
Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Và hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu được trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Thông qua hoat động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: Nhận thức, thể chất, tình cảm, thẩm mỹVà quan trọng nhất là trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh sáng mặt trời giúp cho xương rắn chắc, da giẻ hồng hào, có sức khỏe tốt. Đây là môi trường không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được hoạt động. Chính vì vậy giáo viên cần cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời. Đồ vật, đồ chơi trở thành đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tìm tòi, khám phá, nhờ đó, trẻ phát triển mạnh về tâm lý và đặc biệt là trí tuệ. Mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao, làm thế nào và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện phápphát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4- 5 tuổi ở hoạt động vui chơi ngoài trời” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. 2 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận. Hoạt động vui chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để phát triển thể chất, giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Có thể nói rằng vui chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã hội, khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động như: Quan sát hiện tượng thiên nhiên, môi trường sống các sự vật, tiếp xúc với nước, cát, sỏi, nhặt lá cây, cùng cô làm những đồ chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi, cây trồng của lớp của trường.... Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui chơi ngoài trời đem đến cho trẻ những khám phá ban đầu về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ cảm nhận được những cái đẹp ở trong thiên nhiên. Từ đó giúp trẻ tích cực khám phá và tìm hiểu nguyên nhân xảy ra của các hiện tượng sự vật đơn giản xung quanh, biết đặt câu hỏi: Tại sao (Chỉ số 16). Quá trình giải quyết những câu hỏi này giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Trong giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy học và nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Vì vậy, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, đặc biệt các hoạt động vui chơi ngoài trời góp phần tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ. Hơn nữa động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi đa dạng: động cơ muốn khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội... 4 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi nội dung chơi và kỹ năng chơi của trẻ. Các hoạt động ngoài trời thường buồn chán, cô vẫn chưa truyền được cảm hứng cho trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy số trẻ hứng thú với hoạt động ngoài trời còn ít, trẻ chưa tư duy, chưa đặt câu hỏi, chưa tìm cách giải quyết vấn đề và kỹ năng chơi các trò chơi vận động còn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng vào việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo chủ đề và sự kiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi - Nhà trường có nhiều tài liệu phong phú để tham khảo. - Trường trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú và có diện tích sân cỏ nhân tạo rộng để cho trẻ chơi. - BGH thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và thăm lớp dự giờ, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và thi làm đồ dùng, đồ chơi,trang trí môi trường lớp giữa các lớp cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Đ/C: Hiệu trưởng đến thăm và dự giờ - Trường có cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo tốt cho việc tổ chức hoạt động học và chơi của trẻ. - Bản thân là giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu mến trẻ. Tự ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động ngoài trời nên tôi luôn hướng dẫn trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ theo chủ đề và sự kiện. Nội dung chơi các trò chơi vận động, chơi tự do phong phú đa 6 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi 3. Các biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học ngoài trời Vào đầu năm học trẻ chưa có nề nếp thói quen tập trung trong giờ học ngoài trời bởi vì trẻ mới chuyển từ mẫu giáo bé lên chưa quen với môi trường hoạt động của lớp mẫu giáo nhỡ. Một mặt do ở lớp tôi số trẻ mới chuyển trường đi học nhiều, trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô và các bạn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh còn rất mới lạ với trẻ. Vì vậy tôi thấy việc tạo nề nếp cho trẻ ngay từ đầu năm học rất quan trọng. Và đặc biệt là tạo nề nếp cho trẻ mà làm cho trẻ cảm thấy gần gũi với cô và các bạn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Để cho trẻ đạt được kết quả cao trong một tiết học thì nề nếp của trẻ là bước khởi đầu của một tiết học. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của cô giáo, ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện trí tò mò, khám phá, trí tưởng tượng cho hoạt động ngoài trời. Tôi đã rèn nề nếp cho trẻ bằng cách: Xếp xen kẽ các bạn mạnh dạn với các bạn nhút nhát, xen kẽ bạn nam với bạn nữ. Chia tổ, đặt tên tổ, bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên đội mình. Đặc biệt trong hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức như vậy để giúp trẻ biết hoạt động theo tổ, theo nhóm để trẻ thi đua giữa các tổ với nhau. Trò chơi vận động nhảy bao bố Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, tạo sự gần gũi với trẻ, tạo cho trẻ tự tin, thích khám phá, luôn đặt câu hỏi. Tôi tạo các tình huống và cho trẻ tìm cách giải quyết để cuốn hút trẻ, cho trẻ không nói chuyện, trẻ tập trung vào cô trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu 8 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường và phân loại chúng thành các nhóm: nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả... Trẻ chăm sóc cây - Cho trẻ thực hành làm đất gieo hạt để giúp trẻ có sự quan sát quá trình phát triển của cây và các yếu tố giúp cây phát triển - Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người * Tăng cường hoạt động thí nghiệm, khám phá khoa học - Thí nghiệm khoa học dành cho trẻ không phải là học kiến thức khoa học mà chỉ để trẻ biết thế nào là khoa học. Trong quá trình học trẻ hiểu được tên của đồ vật, biết cách thích ứng với cảm thấy vui thú với cuộc sống hiện tại và tương lai. Qua đó giúp trẻ thích thú với hoạt động ngoài trời Ví dụ: Các thí nghiệm nước đổi màu, ai làm tắt nến, chìm nổi, tại sao có mưa, nước ô nhiễm, chất tan và không tan... 10 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi Trò chơi chuyển bóng - Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi Ví dụ: + Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn... + Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo + Trò chơi mèo đuổi chuột thay đổi tên thành bẫy chuột Trò chơi kéo pháo 12 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ 4 – 5 tuổi * Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với chủ đề và sự kiện: Bong bóng bay, đàn chuột con, rồng rắn lên mây, câu ếch... Trò chơi rồng rắn lên mây Ví dụ: Chủ đề mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân dạy cháu chơi đá cầu, nhảy dây ném còn, bịt mắt bắt dê,chèo thuyền... Trò chơi chèo thuyền * Chính vì vậy, việc tạo đa dạng hóa các trò chơi ngoài trời là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng góp phần gây hứng thú, phát triển thể chất cho trẻvà phát triển những kỹ năng khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ. 14
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_tr.docx