SKKN Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo, mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp... Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình, nhất là với trẻ mẫu giáo lớn "4- 5 tuổi", trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu...
Trong năm học qua được sự phân công giảng dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những đề tài, những biện pháp tối ưu có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm phát huy khả năng sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với môn học này, làm cho hoạt động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Từ những lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình”.
docx 20 trang skmamnon 30/06/2024 1070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê so sánh: Thống kê số liệu và 
tính % nhằm sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 1.1. Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ.
 - Để có một khả năng phát triển tạo hình cần phải trải qua một quá trình 
liên tục có hệ thống. Nếu như tuổi mẫu giáo bé là nền tảng sự phát triển khả 
năng tạo hình, thì lứa tuổi mẫu giáo nhỡ lại là cầu nối cho sự phát triển tạo hình, 
được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp lớn. Mỗi lứa 
tuổi đều có một vai trò nhất định trong quá trình phát triển khả năng tạo hình của 
trẻ. Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời. 
 - Chính vì vậy, ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để phù 
hợp với tâm lý trẻ. Tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ đã có sự phát triển mạnh về thể lực và 
sự khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm về hình dáng, 
đường nét, bố cục và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi vẽ nặn, cắt 
xé dán. Trẻ mẫu giáo nhỡ thì tìm hiểu cái đẹp trong ảnh, đồ dùng đồ chơi và 
trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi của thiên nhiên và loài vật qua màu sắc, 
hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc của mình bằng lời và bằng 
sản phẩm một cách có mục đích. 
 1.2. Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo ở trẻ:
 - Phát triển những khả năng của trẻ và phát triển đúng đắn những khả 
năng đó là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trong nhất. Để thực hiện 
những nhiệm vụ này cần chú ý lứa tuổi của trẻ, sự phát triển tâm sinh lý, điều 
kiện giáo dục
- Phát triển khả năng tạo hình ở trẻ chỉ có kết quả khi việc dạy trẻ tiến hành có 
kế hoạch, có hệ thống, nếu không sự phát triển đó sẽ đi theo con đường ngẫu 
nhiên, tình cờ và khả năng tạo hình của trẻ có thể dậm chân tại chỗ. Vậy khả 
năng là gì?
 a. Khái niệm về khả năng:
 - Khả năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, đảm bảo 
cho sự lĩnh hội một cách tương đối dễ dàng và có chất lượng một dạng hoạt 
động tạo hình nào đó.
 - Khả năng không phải là phẩm chất bẩm sinh, nó chỉ là hình thành và 
phát triển trong hoạt động. Kết quả họat động chỉ phụ thuộc vào trình độ phát 
triển khả năng được hình thành trong hoạt động đó. 
 2/10 2.3. Khó khăn, hạn chế:
 - Giáo viên chưa biết cách rèn và củng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ 
thông qua các hoạt động khác. Một số trẻ mới ở nơi khác chuyển về, chưa mạnh 
dạn còn nhút nhát thiếu tự tin, khả năng cầm bút vẽ và tô màu tranh còn hạn chế.
 - Việc tổ chức các giờ hoạt động chung của giáo viên còn gò bó, nặng về 
kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính sáng tạo, chưa gây được 
hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa biết tận dụng môi trường 
xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ. 
 2.4. Số liệu điều tra thực trạng: Tổng số là 39 cháu.
 Số trẻ 
 Nội dung Số trẻ Kết quả Kết quả
 chưa 
 Thực nghiệm đạt Tỉ lệ % Tỉ lệ %
 đạt
 Số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu 25 64,1 % 14 35.9%
 Số trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu 19 48,7 % 20 51,3 %
 Số trẻ có sản phẩm xé dán đạt yêu cầu 22 56,4% 17 43,6 %
 Trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động 15 38,4% 24 61.6%
 - Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi thấy nhiều bài vẽ và nặn của trẻ 
chưa đạt yêu cầu, chưa hấp dẫn, chưa có sự sáng tạo, chưa biết thể hiện bố cục 
tranh, chưa biết phối hợp các màu sắc để tạo nên các sản phẩm, khả năng xé dán 
còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết nhận xét sản phẩm tạo hình. Qua quá trình 
nghiên cứu tài liệu về chuyên môn và qua thực tế giảng dạy tại lớp tôi đã tìm ra 
một số biện pháp giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 
5 tuổi trong hoạt động sáng tạo 
 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO 
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO 
HÌNH
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học sáng tạo, có nhiều 
nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
 - Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết trẻ phải được sống trong 
một không gian đẹp, sáng tạo. Vì vậy, tôi đã thống nhất cùng với cô ở lớp sắp 
xếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được thay đổi theo sự kiện, 
có nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. 
 - Góc nghệ thuật của lớp tôi trưng bày những sản phẩm đẹp của các cháu 
về các đề tài vẽ, nặn, xé, dán, rối các con vậttrong các sự kiện, các sản phẩm 
cháu tạo ra từ các nguyên vật liệu phế thải, các vật liệu để trong các góc chơi 
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.
 4/10 tạo trong các góc chơi. thích trẻ sáng tạo, hứng thú hơn.
 4 - Tổ chức hội thi: “Bé với môi - Kích thích trẻ tham gia tăng khả 
 trường”. năng phát huy tính sáng tạo, trách 
 nhiệm, tinh thần trong các hoạt động.
 5 - Làm tranh tặng Bác Hồ. Vẽ - Phát huy hết khả năng tạo hình của 
 phong cảnh quê hương mình. trẻ thông qua trí tưởng tượng và vốn 
 kiến thức trẻ có để tạo ra bức tranh.
=> Kết quả: Từ việc xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa tuổi và kỹ năng tạo 
hình của trẻ lớp tôi. Tôi thấy 92% trẻ đạt trong giờ tạo hình tăng cao, phát huy 
hết khả năng sáng tạo của trẻ ngày càng phong phú đa dạng.
 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan đẹp đa dạng, phong phú, 
hấp dẫn:
 - Muốn trẻ tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú thì đồ dùng tranh mẫu, vật 
mẫu, tranh gợi ý phải đẹp của cô phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mĩ. Trẻ thu 
hút bởi các màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ 
cái gì cũng mới mẻ, cũng gợi cho trẻ sự tò mò. (Hình ảnh 6)
 - Vì lẽ đó, muốn thu hút trẻ vào giờ học vẽ, ngoài các bức tranh bằng 
màu nước, màu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật, tranh dân gian, 
tranh Đông Hồ...và làm thêm nhiều tranh bằng các chất liệu khác nhau như: Đất 
sét, lá cây, các loại hạt, vải vụn và len (Hình ảnh 7). Những bức tranh đó đều 
đảm bảo về nội dung, màu sắc để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được 
nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết của trẻ để thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó 
phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. 
=> Kết quả: Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú, tập trung, bắt 
đầu tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, có nhiều ý tưởng trong các giờ tạo hình.
 3.4. Biện pháp 4: Thay dổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ:
 - Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng 
trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi 
thường xuyên thay đổi hình thức vào bài một cách linh hoạt sao cho sinh động, 
hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học
 - Để góp thêm phần sinh động và hấp dẫn cho tiết học hơn và mới lạ tôi
đưa các trò chơi dân gian, câu đố, bài hát có nội dung gần với đề tài để cho cháu
khắc sâu hơn. Lồng ghép các chương trình quen thuộc giành cho thiếu nhi để tạo 
hình thức thi đua kích thích trẻ sáng tạo, thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Tổ 
chức các cuộc thi trang trí môi trường lớp, thiết kế các trò chơi học tập cho các 
 6/10 3.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy:
- Để tăng cường tài liệu phong phú cho môn tạo hình, tôi thường xuyên tìm 
kiếm, sưu tầm hình ảnh trên mạng, trên đĩa để hướng dẫn trẻ. Thường xuyên 
ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy trẻ. (Hình ảnh 11)
- Cho trẻ xem tranh trên màn hình máy chiếu kết hợp với đàm thoại: Khi cho trẻ 
quan sát tranh, tôi đặt câu hỏi về kỹ năng, đường nét, màu sắc của tranh. Sau đó, 
tôi cho trẻ tự đặt câu hỏi, nói lên những thắc mắc của trẻ về tranh để giáo viên 
biết và hướng dẫn trẻ thêm. 
=> Kết quả: 98 % trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực khi được quan sát xem cô giáo 
hướng dẫn thông qua các công nghệ thông tin
 3.8. Biện pháp 8: Phối kết hợp cùng với các bậc phụ huynh:
 - Việc tạo hứng thú và nâng cao tính tích cực và sáng tạo cho trẻ trong 
hoạt động tạo hình, gia đình cũng đóng vai trò không nhỏ. Giáo viên thường 
xuyên trao đổi, tuyên truyền đến phụ huynh chọn thời điểm dạy trẻ vẽ, nặn, 
cắt và tích cực cho trẻ tìm hiểu nhiều về thế giới xung quanh để tích luỹ kinh 
nghiệm, vốn kiến thức cho trẻ. Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu như 
lịch, giấy báo cũ, chai lọ để tăng học liệu, đồ dùng cho trẻ tạo hình. 
* Một số trò chơi từ nguyên vật liệu mở: (Ở mục phụ lục)
 4. KẾT QUẢ.
- Trong quá trình thực nghiệm với một số biện pháp, tôi thấy trẻ rất hứng thú và 
say mê vào hoạt động tạo hình và rất thích tạo ra sản phẩm theo ý mình. Các 
biện pháp đưa ra nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ, sản phẩm của trẻ đa 
dạng, phong phú, mang tính nghệ thuật hơn.
 4.1. Về bản thân:
- Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ 
hứng thú tham gia vào tiết học.
- Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ sáng tạo trong hoạt 
động tạo hình, sưu tầm được nhiều bức tranh mang tính sáng tạo của trẻ.
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là tạo hình.
- Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều sản phẩm tạo 
hình mang tính nghệ thuật, phong phú, đa dạng, nâng cao tính tích cực phát huy 
khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình.
 4.2. Về trẻ: Tổng số 39 cháu. Cuối năm:
 Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt
 Nội dung
 Số Tỉ lệ So sánh với Số Tỉ lệ 
 Thực nghiệm
 lượng % đầu năm lượng %
 8/10 3. Thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo ngoài trời, quan sát môi trường 
xung quanh trẻ, trong quá trình đi dạo cô luôn luôn đặt ra các câu hỏi để kích 
thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, để trẻ được nói lên những suy nghĩ của 
mình.
 4. Lựa chọn các đề tài phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại lớp 
mình.
 5. Sưu tầm đồ dùng trực quan, vật thật đa dạng phong phú, kết hợp sử 
dụng công nghệ thông tin để gây hứng thú và kích thích tính tò mò với trẻ.
 6. Luôn thay đổi hình thức gây hứng thú, tạo tình huống bất ngờ, lồng 
ghép các chương trình thiếu nhi một cách linh hoạt, nhẹ nhàng để thu hút sự chú 
ý của trẻ tạo tâm thế thoải mái cho trẻ bước vào hoạt động.
 7. Sử dụng linh hoạt giáo cụ trực quan. Cô luôn sử dụng các câu hỏi mở, 
kích thích tính tò mò, phát huy trí tuệ cho trẻ.
 8. Thống nhất phương pháp dạy giữa 2 cô, kết hợp với phụ huynh.
 3. Khuyến nghị:
 - Sau khi thực hiện sáng kiến này, tôi xin có ý kiến đề xuất như sau:
+ BGH cần bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cho lớp.
+ PGD mở các lớp tập huấn về chuyên môn, làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao 
kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. 
 - Đối với giáo viên: Hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy khả 
năng sáng tạo cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình, không ngừng học hỏi 
tìm ra các biện pháp tối ưu để tạo hứng thú và phát huy tối đa tính sáng tạo cho 
trẻ 
 - Trên đây là “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu 
giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình” trong trường mầm non. Rất mong 
được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản 
sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2019
 Người viết
 Trần Thị Mai Loan
 10/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_kha_nang_sang_tao_cho_tre_mau.docx