SKKN Một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch covid

Với vị trí là một giáo viên mầm non, đang và sẽ làm những gì để có thể tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động văn học nói riêng một cách hiệu quả? Phải làm sao để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đơn giản nhưng phát huy tính tích cực chủ động của trẻ một cách tối đa? Chúng ta sẽ làm gì để tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động? Và bằng cách nào để có thể giúp trẻ đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra trong khi trẻ nghỉ học tại nhà? Trẻ ở nhà làm gì? Chơi gì? Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động học và chơi cô gửi không? Phụ huynh có hướng dẫn được các con chơi đạt hiệu quả như thế nào? Thông qua hoạt động học văn học, trẻ cảm nhận được điều gì? được nói những gì? được thể hiện cảm xúc như thế nào? Trẻ được chủ động bày tỏ vốn hiểu biết của mình hay do người lớn áp đặt? Trẻ được tự mình thu lượm những kiến thức, chuẩn mực trong cuộc sống hay trẻ phải cố ghi nhớ tất cả những gì có trong bài thơ, câu chuyện? ….Chỉ xoay quanh những câu hỏi đó thôi đã khiến tôi tự suy ngẫm và tìm lời giải đáp cho các câu hỏi của chính mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch covid” làm đề tài nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2021-2022.
docx 26 trang skmamnon 26/11/2024 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch covid", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch covid

SKKN Một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong thời gian nghỉ dịch covid
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 1.1Cơ sở lý luận
 1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5.Phương pháp nghiên cứu
6. Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI 
QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giả quyết vấn đề
2. Khảo sát thực trạng.
2. 1. Tình Trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài
2. 2. Số liệu điều tra trẻ trước khi thực hiện đề tài
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1
3.1. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, giúp trẻ 
hoạt động tích cực:
3.2. Biện pháp 3: Giúp trẻ tích cực hoạt động văn học thông qua 
hướng dẫn trẻ đọc sách, truyện, và kể chuyện sáng tạo
3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đọc thơ, ca dao, 
đồng dao, vè,...
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả về tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2. Khuyến nghị 2
Việc trẻ ở nhà quá lâu dẫn đến bất ổn về tâm sinh lý, giao tiếp, sức khỏe, về 
nhận thức ở trẻ. Do đó tôi vô cùng băn khoăn lo lắng về sức khỏe tinh thần của 
trẻ, làm thế nào để trẻ vừa an toàn chống dịch vừa phát triển toàn diện theo mục 
tiêu lứa tuổi? Muốn trẻ phát triển toàn diện thì ngôn ngữ của trẻ đóng vai trò vô 
cùng quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và 
giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách 
cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ 
dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môn làm quen với môi trường 
xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình...mà điều tôi muốn nói ở đây 
đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Nó giúp trẻ được hoạt động 
nhiều, giúp khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ 
cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ
Với vị trí là một giáo viên mầm non, đang và sẽ làm những gì để có thể tổ chức 
các hoạt động nói chung và hoạt động văn học nói riêng một cách hiệu quả? 
Phải làm sao để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đơn giản nhưng phát huy 
tính tích cực chủ động của trẻ một cách tối đa? Chúng ta sẽ làm gì để tạo điều 
kiện cho trẻ được hoạt động? Và bằng cách nào để có thể giúp trẻ đạt được mục 
tiêu giáo dục đã đề ra trong khi trẻ nghỉ học tại nhà? Trẻ ở nhà làm gì? Chơi gì? 
Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động học và chơi cô gửi không? Phụ huynh 
có hướng dẫn được các con chơi đạt hiệu quả như thế nào? Thông qua hoạt 
động học văn học, trẻ cảm nhận được điều gì? được nói những gì? được thể hiện 
cảm xúc như thế nào? Trẻ được chủ động bày tỏ vốn hiểu biết của mình hay do 
người lớn áp đặt? Trẻ được tự mình thu lượm những kiến thức, chuẩn mực trong 
cuộc sống hay trẻ phải cố ghi nhớ tất cả những gì có trong bài thơ, câu chuyện? 
.Chỉ xoay quanh những câu hỏi đó thôi đã khiến tôi tự suy ngẫm và tìm lời 
giải đáp cho các câu hỏi của chính mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài 
“một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm văn học trong 
thời gian nghỉ dịch covid” làm đề tài nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 
2021-2022
2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu về “một số biện pháp phát giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với tác phẩm 
văn học trong thời gian nghỉ dịch covid” nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn 
diện.
 Giúp trẻ trải nghiệm để tích luỹ vốn kinh nghiệm, nó tác động trực tiếp đến việc 
trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, kết nối 
tốt, giúp các bé tự tin hơn. 4
 II. PHẦN THỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề
 Các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới đều nhận định thời gian 6 năm đầu 
đời là giai đoạn “vàng” phát triển của trẻ. Các em phát triển kỹ năng vận động 
thô, kỹ năng ngôn ngữ thông qua tương tác với mọi người xung quanh, kỹ năng 
xã hội, làm việc nhóm, phát triển tình cảm - tâm lý Tuy nhiên, dịch bệnh 
COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến trẻ em trong độ tuổi này tại Hà Nội và 
nhiều tỉnh, thành trên cả nước mất cơ hội học tập do không được đến trường. Trẻ 
mầm non hiện là đối tượng học sinh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-
19 bởi các em không được học trực tuyến khi trường học đóng cửa. Việc trẻ 
mầm non phải nghỉ ở nhà dài ngày, suốt ngày “làm bạn” với ti vi, Ipad, không 
có bạn chơi cùng khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình vừa bị ảnh hưởng tâm 
lý, vừa có nguy cơ chậm phát triển.
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, toàn ngành GD-ĐT tiếp tục thực 
hiện “cho trẻ dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. 
 - Căn cứ kế hoạch 85 /KH-MN ngày 3 tháng 9 năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ 
năm học 2021-2022 của Trường Mầm non Chu Minh
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của phụ huynh lớp 4TB1 trường mầm non Chu 
Minh
2. Khảo sát thực trạng
2.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
a. Thuận lợi: 
- Về cơ sở vật chất:
+ Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi nhất là các đồ dùng phục vụ lĩnh 
vực phát triển ngôn ngữ và hoạt động văn học: rất nhiều thơ, truyện, các nhân 
vật rối, băng đĩa truyện
+ Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện để học tập, bồi dưỡng chuyên 
môn đặc biệt là kiến thức về hoạt động văn học cho trẻ thông qua các buổi sinh 
hoạt chuyên môn, chuyên đề, các buổi dự giờ học hỏi lẫn nhau từ đồng nghiệp. 
- Về giáo viên:
+ Bản thân tôi có năng khiếu đọc, kể chuyện diễn cảm. 
- Về phía trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, yêu thích được đọc thơ, kể chuyện , đóng kịch và 
tham gia vào các hoạt động văn học. 
- Về phía phụ huynh học sinh: Đa số phụ huynh đều quan tâm đến chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ và ủng hộ nhiệt tình các phong trào do giáo viên tổ chức.
b. Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất: 6
3.1. Biện pháp 1: Phối hợp với với phụ huynh để nắm bắt khẳ năng của từng trẻ. 
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, giúp trẻ hoạt động tích 
cực:
3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh hướng dẫn trẻ đọc sách, truyện và kể 
chuyện sáng tạo
3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao, vè,...
4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
 4.1. Biện pháp 1: Phối hợp với với phụ huynh để nắm bắt khẳ năng của từng 
trẻ. 
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ đúng hướng, theo sự phát triển tâm sinh lý lứa 
tuổi là sự hỗ trợ tương tác của cả gia đình và nhà trường Để nâng cao hiệu quả 
hoạt động văn học, sự đồng bộ giữa gia đình và cô giáo là một việc làm hết sức 
cần thiết. Phụ huynh là người luôn quan tâm tới trẻ, hết lòng vì trẻ và có thể giúp 
trẻ thực hiện tốt khả năng ngôn ngữ của mình
Ngay từ đầu năm học tôi đã lập 1 nhóm zalo, 1 trang fanpage của lớp tôi giúp 
gắn kết phụ huynh với giáo viên, thường xuyên phối hợp cùng phụ huynh để 
nắm tình hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục 
trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh 
Covid-19. Tôi đã thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền như: kỹ năng nuôi 
dưỡng, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn của trẻ, giúp trẻ tăng cường 
đề kháng, nâng cao sức khỏe và khả năng chống đỡ bệnh tật nói chung và phòng 
chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng. Đồng thời cũng tuyên truyền nội dung về 
đảm bảo an toàn phòng tránh và xử lý một số tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo 
viên còn giới thiệu kênh thông tin tới phụ huynh để được hướng dẫn về chế độ 
dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập; giới thiệu 
“Cẩm nang hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”; giới thiệu phụ 
huynh khai thác và sử dụng các phần mềm giáo dục trẻ (Kidsmart, Happy Kid, 
Bút chì thông minh, Bé học tiếng Anh, các bài giảng E-learning về GDMN...).
Bên cạnh đó, căn cứ vào nội dung chương trình tôi phối hợp với phụ huynh cho 
trẻ ôn luyện lại một số bài hát, câu chuyện, bài thơ, hình cơ bản, chữ số, khối 
hình, chữ cái, vẽ tranh, nặn, thể dục, kỹ năng tự phục vụ... mà trẻ đã được học 
giúp trẻ không bị phai nhạt kiến thức và cho trẻ làm quen với một số hoạt động 
vui chơi tại nhà nhằm phát triển toàn diện các mục tiêu cần đạt của độ 
tuổi.Tuyên truyền với phụ huynh về sự cần thiết chơi với con giúp phát triển 
ngôn ngữ, khả năng giao tiếp của trẻ mà công cụ không thể thiếu chính là thông 
qua hoạt động văn học 8
chọn lọc cũng là cách để trẻ tiếp cận và học hỏi tốt nhất các kỹ năng cần thiết 
trong cuộc sống: giao tiếp, an toàn, vệ sinh, sức khoẻ như “Tính thật thà của 
Moza, Yêu mẹ cả ngày, Em gái bị ốm, Món quà nhỏ từ cửa sổ, Trước khi đi dã 
ngoại, Bố mẹ yên tâm con làm được, Bé học lễ giáo, Asae và em gái bé nhỏ” 
Ở đó, tôi có thể lựa chọn được khá nhiều nội dung mới lạ, thực tế và hấp dẫn trẻ, 
phát huy tính tư duy, tích cực của trẻ trong hoạt động văn học. 
 Ngoài ra, tôi còn tự bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân qua việc xây dựng 
một số chuyên đề mẫu do nhà trường và các tổ chuyên môn xây dựng, thông qua các 
giờ sinh hoạt chuyên môn về các hoạt động văn học, từ đó tôi đã mở rộng thêm vốn 
kinh nghiệm cho mình khi tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ.
Đặc biệt tôi thường xuyên tham gia vào các lớp học bồi dưỡng CNTT để nâng cao 
trình độ tin học. Tôi tạo ra được các hình ảnh, video đẹp mắt, gay hứng thú cho trẻ 
say mê vào hoạt động và đạt kết quả cao.
Qua việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện nghiệp vụ cho bản thân trong 
việc tổ chức hoạt động văn học cho trẻ theo định hướng đổi mới của ngành bản 
thân tôi đã có thêm những kiến thức cơ bản, phong phú, hữu hiệu qua đó tự tin 
để thực hiện các biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động văn học
* Xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ giúp trẻ hoạt động văn học một cách 
tích cực
Hoạt động văn học có vai trò quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày 
của trẻ. Trẻ mầm non rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ! Đó là một thực tế. Với 
sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục hiện nay, cùng với tâm huyết của 
những nhà văn chuyên và không chuyên, chúng ta đã có được một kho tàng khá 
là phong phú các câu chuyện, bài thơ có thể vận dụng được trong việc giáo dục 
trẻ. Nên chúng ta càng có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện, 
bài thơ, mới hấp dẫn nhưng lại phù hợp với nội dung mình định giáo dục trẻ. 
Để làm mới kế hoạch hoạt động học văn học, bản thân tôi luôn muốn mang đến 
cho trẻ một luồng gió lạ bằng cách lựa chọn những tác phẩm văn học mang tính 
giáo dục cao, tình tiết đơn giản, lời thoại phong phú, nhiều từ tượng thanh, 
tượng hình nội dung dễ hiểu, dễ nhớ giúp trẻ yêu thích hoạt động. Trẻ thực sự 
được thả hồn được vui, hứng thú, cảm xúc khi trải nghiệm các tác phẩm mà cô 
lựa chọn phù hợp với trẻ và từng chủ đề sự kiện cụ thể: 
 Tên tác phẩm
STT Tháng Chủ đề
 Truyện Thơ
 Thói quen sinh Thức dậy đi nào, Giờ thể Chiếc đồng hồ, lời 
1 Tháng 9
 hoạt lành mạnh dục sáng, Khi lửa bốc cháy. chào, ..
 Tháng Gia đình yêu Buổi tối ở gia đình bé, bông Bé hỏi mẹ, mẹ và 
2
 10 thương, Cơ thể bé hoa cúc trắng, Yêu mẹ cả cơn mưa, lòng mẹ, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_voi_ta.docx