SKKN Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non

Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”.
Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm.
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
doc 26 trang skmamnon 01/08/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
 Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này 
dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành 
được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ phát triển một 
cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự tiến 
bộ không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói 
riêng rất được chú trọng. Xã hội phát triển mang đến cho con người cuộc sống 
nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt 
là đối với con trẻ. Phần lớn những tai nạn xảy ra cho trẻ nhỏ thường do sự bất 
cẩn của người lớn, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non – lứa tuổi hiếu động, 
nghịch ngơm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có 
kinh nghiệm sống. Trong nhiều năm gần đây, tình trạng trẻ bị thương tật, tử 
vong do các nguy cơ không an toàn đang gia tăng. Trẻ có thể gặp nguy hiểm 
ngay tại gia đình trẻ như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc. Đặc biệt vấn nạn 
xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao 
giờ hết bởi rất nhiều vụ việc vừa được phanh phui. Những câu chuyện đau lòng 
chính là hồi chuông báo động cho những ai làm cha mẹ cần quan tâm nhiều 
hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không chỉ có 
thể xảy ra ở nhà mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. 
Những trường hợp không may như điện giật, ngã trong nhà vệ sinh, bị tủ đựng 
đồ đè hay mới nhất là tai nạn trẻ bị kẹp trên đồ chơi ngoài trời khiến các cháu 
tử vong. Cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra 
khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được. 
 Vì vậy giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ 
cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những 
kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Người lớn chúng ta sẽ 
trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để trẻ luôn sẵn sàng ứng phó với 
những tình huống nguy hiểm. Giáo dục “kỹ năng cho trẻ nhận biết và phòng 
tránh nguy cơ không an toàn” ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm 
sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh 
với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, 
với thiên nhiên. Giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm về giảng 
dạy kỹ năng sống cho trẻ vì vậy kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất 
nhân cách, đạo đức cho trẻ em đạt hiệu quả chưa cao, sự phối hợp của gia đình, 
nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ.
 Là một người giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ 
những kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ 
không an toàn cho trẻ là một điều rất cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã 
xây dựng những tiêu chí để khảo sát đánh giá khả năng phòng tránh nguy hiểm 
của trẻ hằng ngày và đạt được kết quả như sau. 
 1/15 Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho 
biết “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp.Việc giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi 
với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”.
Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục 
trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có 
thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành 
vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái 
độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng 
đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ 
bản cho trẻ từ sớm.
 Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động rất nhiều phong trào, 
trong đó phải kể đến một phong trào tiêu biểu, đem lại hiệu quả thiết thực phù 
hợp với đặc thù của ngành. Đó là phong trào: “Xây dựng trường học an toàn 
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” đối với các bậc học từ mầm non đến 
phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, với những kế hoạch nhằm phát 
triển toàn diện cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế 
hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ 
mầm non một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng 
giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình 
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; 
rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn 
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng 
xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
 Mặc dù được bồi dưỡng về phương pháp dạy kĩ năng cho trẻ nhưng giáo 
viên còn chưa chú ý nhiều đến việc những kỹ năng cho trẻ và chưa thường 
xuyên trò chuyện với từng trẻ để phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Do 
chương trình dạy trẻ kỹ năng sống lồng ghép trong các hoạt động khác nên trẻ 
chưa có nhiều cơ hội để thực hành tình huống còn chưa có kỹ năng nhận biết và 
phòng tránh nguy cơ không an toàn. Khả năng phòng tránh những nguy hiểm 
với xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ động, không 
biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ cũng 
như tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận 
lợi và khó khăn sau:
 ❖ Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, luôn chỉ đạo sát sao với công tác 
chuyên môn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và 
học sinh. 
 3/15 Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
 sắc nhọn. không an toàn với bản thân, không chèo 
 Không leo trèo bàn, lên bàn, ghế, lan can.
 ghế, lan can. - Trẻ biết không được cười đùa nói 
 chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn 
 các loại quả có hạt...
 Không đến gần các 
 đồ dùng có nguy cơ 
 gây bỏng: phích - Trẻ nhận biết các vật gây bỏng như 
 nước, bếp đang bếp đang đun, phích nước...
 đun
Tháng 10
 Chạm tay vào các ổ 
 điện, nguồn điện.
 - Trẻ biết không tự ý lấy thuốc uống. 
 Không tự ý lấy thuốc 
Tháng 11 Trẻ biết hỏi ý kiến người lớn trong việc 
 uống.
 dùng thuốc.
 - Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi dép 
 Bé biết tránh xa các hoặc giày, không chạm vào các con côn 
 con vật nguy hiểm trùng đậu trên hoa...
 như chó, mèo, một - Trẻ biết được sự nguy hiểm khi tiếp 
Tháng 12
 số con vật sống xúc với các con vật hung dữ trong công 
 trong rừng khi tham viên hay với chó, mèo. Không tiến lại 
 quan vườn bách thú gần, nếu con chó, mèo đó đang ăn, bị 
 xích.
 - Nhận ra các kí hiệu 
 - Trẻ biết được một số kí hiệu thông 
 thông thường như 
 thường để không sờ vào những nơi có 
 cấm sờ ổ điện, cấm 
 lửa như bếp ga đang đun hay sờ tay vào 
Tháng 1 lửa và các kí hiệu 
 ổ điện. Trẻ đội mũ bảo hiểm không đùa 
 đèn khi tham gia 
 nghịch khi tham gia giao thông, biết 
 giao thông.
 được ý nghĩa của tín hiệu đèn.
 - Khi ăn cơm, kẹo, 
 - Trẻ biết các vật gây hóc sặc và tránh 
Tháng 2 các loại quả có hạt 
 xa các vật đó.
 không cười, đùa.
 - Trẻ biết gọi người 
 - Trẻ biết gọi người lớn khi trẻ cảm thấy 
 giúp đỡ khi gặp khó 
Tháng 3 không khỏe như ốm, sốt, đau, hay chảy 
 khăn như bị ngã, bị 
 máu. 
 chảy máu, bị lạc....
 - Không đi, chạy 
 - Trẻ biết những chỗ chơn trượt, chánh 
 nhảy vào chỗ có 
 những vũng nước dễ ngã.
Tháng 4 nước trơn.
 Trẻ biết tránh các nơi nguy hiểm như ao 
 Biết tránh các nơi 
 hồ hố vôi...
 nguy hiểm (ao, 
 5/15 Một số biện pháp nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non
 Bé này, bé ơi! Đừng cho chân chạy
 Đừng chơi đất cát Buổi sáng ngủ dậy
 Hãy vào bóng mát Rửa mặt đánh răng
 Khi trời nắng to Sắp đến bữa ăn
 Sau lúc ăn no Rửa tay đã nhé
 Bé ơi, bé này
 Tôi sẽ giáo dục trẻ một số cách tự bảo vệ mình như rửa tay trước khi ăn, 
không chêu đùa trong và sau khi ăn, biết đi vào trong nhà khi trời mưa và tránh 
xa đất cát.
 Tháng 10: Với đề tài gia đình: Qua trò chơi: “Tôi hỏi bạn trả lời” là trò 
chơi mà trẻ lớp tôi rất hứng thú.
 Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ:
 - Khi gặp ấm nước đang sôi con sẽ làm gì?
 - Khi gắp bếp ga đang đun con sẽ làm gì?
 - Khi gặp ổ điện trên sàn nhà con sẽ làm gì?
 - Khi con vào nhà bạn chơi con thấy dao, kéo ở sàn nhà thì con sẽ làm gì? 
 (Hình ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi “ Tôi hỏi bạn trả lời”)
 Khi đó trẻ sẽ lựa chọn quyền trả lời bằng cách lắc xắc xô và trả lời, sau 
mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 hình tô màu nhỏ.
 Nếu như các con biết cách xử lý với những nguy hiểm trên thì trẻ sẽ có 
thêm được những kinh nghiệm, giảm được nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong 
đời sống hằng ngày của trẻ.
 Tháng 11: Với đề tài giao thông: Tôi đưa ra câu truyện “Qua đường”.Tôi 
đưa ra câu truyện và giáo dục trẻ không tham gia giao thông khi không có người 
lớn đi cùng. Đồng thời đưa ra hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhận biết những nguy 
hiểm khi tham gia giao thông.
 - Khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
 - Ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào?
 - Khi các con đi bộ các con phải đi bên nào? 
 - Đèn nào các con được đi còn đèn nào phải dừng lại?
 Qua câu truyện trẻ thấy được những nguy hiểm xung quanh mình trẻ cần 
phải phòng tránh như không qua đường một mình, phải chú ý đèn giao 
thông...Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào giờ học, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm 
khi tham gia giao thông an toàn.
 Tháng 12: Với đề tài “Động vật sống khắp nơi”. Tôi giáo dục trẻ biết làm 
gì và không nên làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra từng hành động cụ thể. 
Cần cảnh báo cho trẻ biết những hành động như: Giật đuôi, đánh mạnh, siết 
chặtSẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. Bên 
cạnh đó tôi cũng giáo dục trẻ như: Không được lại gần các con vật lúc đang ăn, 
ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác như vậy rất nguy hiểm. Để 
hiểu rõ hơn tôi kết hợp cho trẻ chơi trò chơi khoanh tròn những con vật hung 
dữ (hiền lành). Qua đó để trẻ biết và phòng tránh những nguy hiểm từ những 
 7/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nhan_biet_va_phong_tranh_nguy_hiem_thu.doc