SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo bởi trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học”, thông qua chơi trẻ được trải nghiệm, tương tác với bạn bè, nắm bắt được những quy tắc nhất định của trò chơi từ đó giúp trẻ có thêm kinh nghiệm, kiến thức giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.
Ý nghĩa của trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng là vậy. Song trong thực tế ngày nay tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đã và đang len lõi vào cuộc sống của những người dân nông thôn, trên mọi miền đất nước. Dần dần thay thế cho bối cảnh xã hội hiện đại thì ngày càng có nhiều trẻ em không được chơi và biết đến các trò chơi dân gian, trò chơi của những tuổi thơ ngày trước đang bị mai một và lãng quên. Các trò chơi điện tử sinh động, kỳ thú dần th ay thế cho những trò chơi dân gian. Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian hấp dẫn thu hút trẻ. Đây là 1 câu hỏi khó khiến tôi luôn trăn trở và miệt mài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất.
Ý nghĩa của trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng là vậy. Song trong thực tế ngày nay tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đã và đang len lõi vào cuộc sống của những người dân nông thôn, trên mọi miền đất nước. Dần dần thay thế cho bối cảnh xã hội hiện đại thì ngày càng có nhiều trẻ em không được chơi và biết đến các trò chơi dân gian, trò chơi của những tuổi thơ ngày trước đang bị mai một và lãng quên. Các trò chơi điện tử sinh động, kỳ thú dần th ay thế cho những trò chơi dân gian. Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian hấp dẫn thu hút trẻ. Đây là 1 câu hỏi khó khiến tôi luôn trăn trở và miệt mài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
1. Cơ sở lý luận. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng đân tộc học Việt Nam cho rằng: “ Cuộc sống đới với trẻ em không thể thiếu được những trò chơi dân gian, không đơn thuần là 1 trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả 1 nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tầm hồn trẻ thơ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”. Dưới góc độ giáo dục, các trò chơi dân gian có thể được chia thành 4 nhóm chính: nhóm trò chơi vận động giúp phát triển sức khỏe thể chất như “ Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây...;” nhóm trò chơi học tập cho trẻ em quan sát, tính toán như các loại cờ, ô ăn quan, giải đố...;nhóm trò chơi mô phỏng hành động của người lớn như xây nhà, mua bán...; nhóm trò chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo và khiếu thẩm mĩ như làm con vật từ lá cây, nặn đất. Trò chơi dân gian sinh ra từ làng quê nông thôn Việt Nam nên nó cũng mang những đặc trưng của vùng nông thôn như: Trò chơi dân gian không cầu kì về đồ chơi hoặc không cần có đồ chơi, trò chơi dân gian thường cần một khoảng không gian rộng lớn. Với những đặc trưng về cơ sở lý luận như trên giúp tôi đưa ra những biện pháp lôgic sát thực trong đề tài nghiên cứu của mình. 2. Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo địa phương, nhà trường luôn được quan tâm đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường có khuôn viên đẹp, phù hợp, sân chơi rộng rãi và nhiều bóng mát rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trẻ học tập, vui chơi và đặc biệt là khi hướng dẫn và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Năm học 2016 - 2017 bản thân được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 tuổi N3 (với tổng số 40 học sinh), đồng thời đảm nhiệm công tác kiêm nhiệm là tổ phó chuyên môn nhà trường. Dưới sự quan tâm, dìu dắt của các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm, tự rèn luyện mình qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tiết dự giờ và dạy mẫu để bản thân thân làm tốt nhiệm vụ của mình. Bản thân là người xây dựng kế hoạch chuyên môn của lớp nên nắm bắt được tâm lí của trẻ, các điều kiện thực tế của trường, của địa phương cũng như các trò chơi của địa phương để đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ luôn khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp và luôn sưu tầm các trò chơi dân gian của địa phương. Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương, đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo tính khoa học để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ 2 tạo và lòng ham hiểu biết để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi dân gian. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Biện Pháp 1: Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ. Biện pháp đầu tiên tôi đưa ra nhằm khắc phục hạn chế khó khăn thứ nhất mà trong phần thực trạng tôi đã nêu. Trong bất cứ 1 hoạt động nào, để tổ chức thành công được hoạt động thì việc đầu tiên là giáo viên phải rèn cho trẻ có nền nếp thói quen học tập. Khi tổ chức chơi trò chơi dân gian, nề nếp thói quen là tính tất yếu chi phối đến việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ giáo viên luôn chú trọng rèn luyện các nề nếp thói quen, hành vi lễ giáo cho trẻ, uốn nắn trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với người khác, không rụt rè, e sợ, âm lượng phát ra đủ nghe, không la hét, nói tục, chửi bậy, biết dùng ngôn ngữ êm dịu, nhẹ nhàng tình cảm để thể hiện tình cảm yêu thương đối với bạn bè, cô giáo và người thân, biết tuân theo cách chơi, luật chơi của trò chơi dân gian. Theo tôi nghĩ nề nếp của trẻ trong lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ khi bắt đầu nhận trẻ, nhận lớp tôi đã tiến hành ổn định tổ chức lớp, luôn luôn rèn nề nếp thói quen cho từng trẻ trong các hoạt động và giáo dục các cháu biết cảm ơn, xin lỗi, không nói dối, lễ phép với người lớn khi giao tiếp, biết chào hỏi cô khi đến lớp, chào hỏi ông bà, bố mẹ và người lớn. Và một điều quan trọng trong việc rèn nền nếp là tôi đã khuyến khích các cháu nhút nhát để các cháu mạnh dạn hơn, chơi cùng các bạn trong khi chơi. Biết tập trung chú ý lắng nghe khi cô đang nói Ví dụ: Ngay đầu năm học khi trẻ mới đến lớp một số cháu như: Quỳnh, Công, Minh Huyền.. đi học còn khóc nhiều, đến lớp chưa chào cô, khi đến lớp trẻ còn nhút nhát chưa chơi cùng các bạn cô phải hướng dẫn trẻ: Con khoanh tay và nói con chào cô, chào các bạn và cho các cháu hiếu động lại rủ các bạn chơi. Hay khi đang giảng bài trẻ chạy lộn xộn, nói chuyện không tập trung chú ý, đánh nhau.. .Tôi liền dừng lại và giải thích cho trẻ hiểu đó là việc làm không tốt, chưa ngoan. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, cuối ngày sẽ không được cắm cờ, và nếu lặp lại lần nữa thì cuối tuần sẽ không được cô phát bé ngoan. Với tinh thần của “phiếu bé ngoan” là động lực thúc đẩy các bé nhanh chóng đi vào nề nếp thói quen. Trong quá trình dạy trẻ chơi tôi chú ý rèn cho các cháu ngồi học ngay ngắn, không nằm ra sàn, không chạy lung tung trong khi học, biết lắng nghe và tập trung khi cô tổ chức các trò chơi. Ngoài ra tôi còn dựa theo cách phân loại theo nhóm của mình để tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ một cách hợp lý, cho trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn ... Không những rèn nề nếp đầu năm cho trẻ mà trong cả quá trình một năm, từng chủ đề, bản thân luôn nắm bắt tâm - sinh lý của tất cả trẻ để rèn nề nếp cho trẻ thật tốt. Với cách làm như trên tôi đã ổn định được lớp đưa các cháu vào nề nếp, từ đó động viên trẻ tập trung chú ý tham gia tích cực tham gia các trò chơi cùng cô và các 4 Xúc xắc xúc xẻ, trồng nụ trồng hoa, thổi 5 Thực vật xung quanh bé kèn lá... Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, vây lưới 6 Thế giới động vật băt cá.. 7 Phương tiện giao thông Thả đĩa ba ba, Chi chi chành chành 8 Nước và một số HTTN Lộn cầu vồng, Tập tầm vông,... Quê hương- Đất nước - Bác Hồ Rềnh rềnh ràng ràng, ném vòng cổ chai,... 9 Từ đó tôi luôn bám sát vào kế hoạch đó để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ theo đúng kế hoạch. * Biện Pháp 3. Chuẩn bị lời đồng dao, địa điểm, đồ dùng đồ chơi, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Để thu hút trẻ vào các trò chơi dân gian có hiệu quả trước hết giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đầy đủ cho toàn bộ tiến trình của trò chơi: Lời trò chơi ( Nếu là trò chơi có lời), địa điểm, đồ dùng đồ chơi... của trò chơi dân gian. Biện pháp này được tôi tiến hành cụ thể như sau: * Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (với những trò chơi có lời đồng dao). Khác với các trò chơi vận động hay các trò chơi khác, trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam đều gắn liền với những bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng trong khi chơi, nhưng thiếu nó thì trò chơi khó có thể tiến hành được. Và khi chơi trẻ không đơn thuần thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Vì thế trước khi cho trẻ chơi tôi phải cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao của trò chơi mà trẻ sẽ chơi. Ví dụ : chơi “Chi chi chành chành”, trẻ đọc lời Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế. Ù à ù ập”. *Hay khi chơi “ Lộn cầu vồng” thì trẻ hát hoặc đọc: Lộn cầu vồng Nước sông nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Ra lộn cầu vồng ... Thật vậy, qua thực tế tôi thấy: các bài đồng dao gắn với trò chơi khiến cho không khí chơi vui vẻ nhộn nhịp hơn. Khi tham gia chơi trẻ được ca hát nhảy múa, đối đáp. Cũng thông qua các trò chơi vốn từ của trẻ sẽ phát triển phong phú, ngôn ngữ mạch lạc hơn. Chính vì vậy muốn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có lời đồng dao, 6 có thể ghép 2 lá cây lại với nhau để sử dụng chơi trò chơi “thổi kèn lá” ... Những điều đó chứng tỏ rằng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian rất quan trọng. Vì thế trước khi tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi dân gian nào đó bản thân luôn tìm hiểu kĩ về cách chơi, luật chơi, xác định những đồ dùng đồ chơi phù hợp với trò chơi, để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho trò chơi để trò chơi được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn. * Biện Pháp 4. Tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động Không như những bậc học khác, bậc học mầm non hoạt động học tập luôn gắn liền với hoạt động vui chơi: “Học bằng chơi, chơi mà học ”. Bởi vậy mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm một mục đích nhất định và hoạt động nào cũng có trò chơi riêng của nó. Chính vì vậy bản thân tôi đã chú ý lựa chọn tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động. * Với hoạt động chung và hoạt động chiều Với 2 hoạt động này chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm nên tôi thường tổ chức những trò chơi tĩnh, nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: trò chơi “Tập tầm vông, nu na nu nống, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ”... Đặc biệt trong hoạt động chung tôi chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từng lĩnh vực: - Đối với lĩnh vực phát triển thể chất: Tôi lựa chọn những trò chơi vận động để trẻ được vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng. gây không khí vui nhộn và sinh động như: Nhảy lò cò, kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột ... Qua đó giúp trẻ rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát. Ví dụ : + Trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi - Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” bắt, sau đó có thể thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác. + Với trò chơi “Vây lưới bắt cá” đòi hỏi các cháu cần có một sức khoẻ tốt, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, mạnh mẽ của cơ thể trẻ để có thể chơi tốt trò chơi này, và khi đã bắt được cá thì bỏ vào rổ rồi chạy thật nhanh về đập tay vào bạn tiếp theo của đội mình và cứ như thế bắt thật nhiều cá mang về cho đội của mình thì sẽ chiến tháng đội bạn. - Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức: Tôi lựa chọn những trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ, rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy giúp trẻ phát triển nhận thức như các trò chơi: Ô ăn quan, chuyền thẻ... Ví dụ : Qua trò chơi “Ô ăn quan” như là một bài học về đếm số, đồng thời còn là một bài tập thể dục, luyện cơ tay (cổ tay, cánh tay, khuỷu tay) cho trẻ em. giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo. - Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Tôi lự chọn những trò chơi có gắn lời ca hay, trẻ dễ nhớ nhằm rèn luyện khả năng phát âm của trẻ như trò chơi: Dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, nu na nu nống... - Đối với lĩnh vực thẩm mĩ (môn giáo dục âm nhạc): Tôi lựa chọn những trò chơi có gắn với lời ca, có vần, có điệu như các trò chơi: Tập tầm vông, ... Khi chơi 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_to_chuc_tot_tro_choi_dan_gian_cho.docx