SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non

Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động phát triển nhận thức đòi hỏi trẻ phải nắm vững những kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho những kiến thức khó hơn.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non những kiến thức về toán là rất quan trọng nhất là về kiến thức định hướng trong không gian, đôi lúc trẻ còn nhầm lẫn việc chính rõ về hướng và phía. Việc xác định phương hướng đối với bản thân thì có thể trẻ làm được nhưng đối với việc xác định phương hướng của người khác, của đồ vật, đôi lúc trẻ còn lúng túng và phải suy nghĩ để xác định cho chính xác. Đặc biệt đối với những thuật ngữ của toán học về định hướng trong không gian còn mơ hồ. Ngoài ra còn do đặc thù của môn học còn áp đặt theo khuôn khổ nên dễ dẫn đến sự khô khan cứng nhắc đối với trẻ.
Vì thế, giáo viên cần phải tạo sự thoải mái và hứng thú để giúp trẻ nắm vững về định hướng trong không gian, nhất là tạo cho trẻ vừa học vừa chơi, học mà như đang chơi, chơi mà hóa ra học. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng trong việc truyền thụ kiến thức định hướng trong không gian cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Tôi đã suy ngẫm tìm tòi đề ra một số biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua một số hoạt động học của trẻ.
doc 20 trang skmamnon 20/06/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
 Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho 
trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”, trẻ em là 
hạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước. Để có một tương lai của đất nước 
sau này, thì giáo dục mầm non là khâu đặt nền móng đầu tiên trong quá trình 
đào tạo nhân cách con người mới. Mặt khác giáo dục mầm non còn thực hiện 
nhiệm vụ “Chuẩn bị tâm thế và hành trang cho trẻ bước vào trường tiểu học”. Vì 
vậy việc dạy trẻ định hướng trong không gian là một hoạt động hết sức quan 
trọng và cũng là một trong những nội dung của chương trình, hình thành những 
biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, góp phần xây dựng mục tiêu giáo 
dục mầm non.
 Năm học này tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ. Với tấm 
lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách 
vở, đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng đào tạo, tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng 
của việc hình thành những biểu tượng Toán sơ đẳng cho trẻ. Chính vì vậy tôi 
luôn ấp ủ trong lòng mong muốn tổ chức những giờ hoạt động cho trẻ làm quen 
với toán đặc biệt là dạy trẻ định hướng trong không gian sáng tạo, hấp dẫn phù 
hợp với lứa tuổi của trẻ để giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức khái quát cơ 
bản về xác định hướng đối với bản thân trẻ đối với bạn khác và đối với các đồ 
vật, để từ đó trẻ áp dụng vào thực tiễn về trí tụê và phát triển về nhân cách con 
người mới từ tuổi thơ. Ở lớp tôi những năm trước đây, việc cho trẻ định hướng 
trong không gian đã tiến hành trên trẻ theo như phân phối chương trình một cách 
đầy đủ, qua thực hiện trẻ đã cơ bản nắm được khái niệm định hướng trong 
không gian, trẻ đã định hướng được phía phải- phía trái của bản thân, đã xác 
định được các hướng cơ bản như: Trên- dưới, trước- sau của đồ vật, trẻ đã tìm 
được các đồ vật theo hướng cho trước, trẻ đã được thực hành nhiều trong tiết 
học, trẻ đã sử dụng được các từ chỉ các hướng không gian thay cho việc sử dụng 
các vật chuẩn như: “quay về phía bên phải, phía bên trái” của cháu ...trẻ biết sắp 
xếp, bố trí các đồ vật trong không gian. Về giáo viên thì đã nắm chắc phương 
pháp, nội dung, hình thức tổ chức tiết học toán “định hướng trong không gian” 
cho trẻ có các kĩ năng về định hướng trong không gian. Nhưng trên thực tế nội 
dung định hướng trong không gian là một nội dung khó cho cả giáo viên và trẻ 
do mang tính trừu tượng đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý định hướng, việc xác 
định vật chuẩn, lời nói diễn đạt các mối quan hệ trong không gian phải mạch lạc, 
chính xác...dẫn tới tiết học dễ bị nặng nề, trẻ nhàm chán. Nhìn chung các tiết học 
đạt chưa cao, giáo viên chủ yếu là dựa vào chương trình để thực hiện nội dung 
được biên soạn cho độ tuổi, chứ chưa mở rộng được một số nội dung trong thực 
tế. Hình thức tổ chức cho trẻ còn gò bó, việc cho trẻ rèn kĩ năng định hướng 
 1/27 Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho 
trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
Để hình thành cho trẻ các biểu tượng định hướng trong không gian là một nội 
dung quan trọng, nó vừa phù hợp với thực tiễn, hiểu biết của trẻ vừa mang tính 
lâu dài trong việc hình thành kiến thức toán học sau này của trẻ. Định hướng 
trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi sẽ giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức khái 
quát cơ bản về xác định hướng đối với bản thân trẻ đối với bạn khác và đối với 
các đồ vật, để từ đó trẻ áp dụng vào thực tiễn về trí tụê và phát triển về nhân 
cách con người mới từ tuổi thơ.
 Đứng trước khó khăn tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tự hỏi làm thế nào và 
bằng cách gì để trẻ lớp tôi hứng thú, tập trung chú ý định hướng, xác định vật 
chuẩn, lời nói diễn đạt các mối quan hệ trong không gian mạch lạc và chính xác, 
giúp trẻ định hướng được các mối quan hệ trong không gian của thế giới xung 
quanh trẻ, góp phần làm chính xác và phong phú hơn vốn ngôn ngữ của trẻ, phát 
triển tốt hơn tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan sơ đồ.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu Nhà trường, trang bị nhiều đồ 
dùng đồ chơi hoạt động đa dạng và phong phú.
 -Trẻ ở cùng độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều
 - Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ 
hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời tôi đã được bồi dưỡng 
thêm kiến thức của bộ môn, nắm chắc được phương pháp giảng dạy. Tôi đã có 
điều kiện được tham gia tập huấn chuyên đề toán nên khai thác được các trò 
chơi, cũng cố kiến thức, kỹ năng về toán cho trẻ.
 -Một số phụ huynh quan tâm, kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc 
giáo dục trẻ. Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt 
động vui chơi. Đối với phụ huynh môn toán là một trong mối quan tâm hàng 
đầu, họ luôn mong muốn con em mình học tốt môn toán
 - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động.
 Bên cạnh những thuận lợi không thể tránh khỏi những khó khăn khi thực 
hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định 
hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non.”
2. Khó khăn:
 - Việc đầu tư nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động 
định hướng trong không gian cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
 3/27 Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho 
trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
 *Trò chơi: Dấu tay
 - Trước khi vào giờ học cô muốn cho các con tham gia vào một trò chơi. 
Đó là trò chơi “ Dấu tay”
 + Khi cô nói: Tay đâu, tay đâu
 + Các con hãy trả lời: Tay đây, tay đây- giơ hai tay về phía trước
 + Khi cô nói: Dấu tay, dấu tay
 + Các con sẽ trả lời: Dấu đâu, dấu đâu?
 + Cô: 
 - Dấu tay ở dưới.
 - Dấu tay ở trên
 - Để tay phía trước.
 - Dấu tay phía sau.
 Phía sau các con cô đã đặt một rổ đồ chơi. Các con lấy xem đó là đồ chơi 
gì nào?
 + Các con đặt đồ chơi phía trước nào. 
 + Các con làm nhanh theo cô nhé: Phía trên- phía dưới- phía trước- phía 
sau. Chơi 2-3 lần (Hiệu lệnh tăng nhanh dần và xen kẽ nhau)
 - Ví dụ: Trò chơi “Hãy làm nhanh theo yêu cầu”
 + Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “Tay cầm bút” – Trẻ giơ tay phải 
 “Tay giữ vở” – Trẻ giơ tay trái
 + Cô ở đâu? – Trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước”
 + Cái lưng của con đâu nhỉ? – Trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau”
 + Cô nói “cái đầu” – Trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên”
 + Cô nói “hai chân đẹp” – Trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới”
 Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm 
thêm một đồ vật cô yêu cầu để về phía đó.
 + Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa 
lớp hỏi các phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-Trẻ giơ 
tay phải và chỉ đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải), hỏi trẻ nhiều 
hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các hướng khác 
nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định.
 - Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác bài thơ để dạy trẻ xác định các 
hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn
 Ví dụ : Trò chơi “Chỉ đúng các hướng theo yêu cầu của cô”
 Khi cô nói: Tay phải, tay trái, trên dầu, dưới chân, trước mặt, sau lưng. 
Trẻ nghe cô nói và dùng tay chỉ đúng hướng, sau đó đổi hình thức chơi như sau:
 5/27 Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho 
trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
 + Giữ nguyên vị trí của đối tượng, thay đổi hướng của trẻ được chọn làm 
chuẩn.
 + Giữ nguyên vị trí của trẻ được chọn làm chuẩn, thay đổi vị trí của các 
vật.
 + Cho nhiều trẻ ở các vị trí khác nhau cùng xác định vị trí của một đối 
tượng.
 - Tổ chức một số trò chơi củng cố khả năng xác định phía phải-phía trái 
của bản thân trẻ.
 Sau khi trẻ nêu kết quả, giáo viên cho trẻ giải thích kết quả dựa vào sự 
định hướng trên bản thân.
 Ví dụ: “Cửa sổ ở phía nào của con”
 Tại sao con biết?
 Vì cửa số ở phía bên tay phải (trái) của con.
 Qua nhiều lần cô cho trẻ tập luyện xác định các hướng có gắn các bộ 
phận cơ thể trẻ, dần dần cô đưa về việc cho trẻ xác định các hướng phía trên- 
phía dưới; phiá trước- phía sau của trẻ. Chẳng hạn cô yêu câù “ con hãy xem: 
đứng phía sau con là bạn nào?”
 Ngoài ra cô cần chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt xác định các hướng có cả 
vật chuẩn vật chuẩn ở đây chính là bản thân trẻ, ví dụ: Không nói “ vì đồ chơi ở 
phía sau” mà phải nói “vì đồ chơi ở phía sau con”
2. Biện pháp 2: Dạy trẻ xác định vị trí đồ vật so với bản thân trẻ và xác định 
các hướng trên-dưới; trước- sau của bạn khác thông qua mọi lúc mọi nơi.
 Việc dạy trẻ định hướng trong không gian không những chỉ tiến hành trên 
tiết học mà tôi đã áp dụng những tổ chức cho trẻ mọi lúc mọi nơi nhằm thu hút 
được sự chú ý của trẻ đem đến giờ học đạt kết quả tốt hơn.
 Trên hình thức tiết học tôi đã tích hợp các môn học để đan cài các nội 
dung cho trẻ xác định hướng khác nhau thông qua bài hát, thông qua tìm hiểu 
môi trường xung quanh, thông qua tiết học thể dục, tạo hình và các hoạt động:
 Ví dụ: Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng.
 Tôi cho trẻ quan sát “ Con Voi” vừa cho trẻ đọc bài thơ “Con Voi” và kết hợp 
hỏi trẻ.
 + Chân trước con voi như thế nào?(đi trước)
 + Chân sau con voi như thế nào?(đi sau)
 + Phía sau con voi có gì nào?(cái đuôi).
 + Phía trước con voi có gì nào?(cái vòi).
 Qua đó để cho trẻ xác định được phía trước phía sau của con voi để trẻ 
nhớ lâu hơn..
 7/27 Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy và khả năng định hướng trong không gian cho 
trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non
 + Bạn xếp quầy hàng ở đâu?(trên giá)Hoặc ở buổi sinh hoạt chiều tôi 
cho trẻ ôn lại các kiến thức định hướng trong không gian đã học ở các tiết trước. 
Như đặt các câu hỏi để trẻ hệ thống lại kiến thức: Trên - dưới, trước - sau, phải -
trái, có lúc tôi cho trẻ xem tranh về ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí 
cân đối và chính xác theo các hướng cơ bản để cho trẻ xác định các hướng:
 + Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám 
mây)
 + Phía dưới ngôi nhà có gì?(có mặt đất)
 + Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa)
 + Bạn đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà? (Phía bên trái )
 + Vậy thì bên phải của vườn hoa có gì?(cây chuối )?
 Sau khi cho trẻ được định hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ 
được lâu hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn.
 Ví dụ: Khi trẻ chơi xong hoặc khi cho trẻ lau chùi cất đồ chơi. Tập cho 
trẻ biết xếp cất đồ dùng đúng nơi quy định theo yêu cầu (cất vào ngăn trên, để 
vào ngăn dưới, để phía sau, để phía trước ...). Con xếp đồ chơi vào phía trái của 
kệ, cất cái trống vào ngãn tủ phía bên phải,
 Ví dụ : Khi ăn cơm cô có thể cho trẻ làm quen hoặc luyện nhận biết tay phải, 
tay trái. Tay phải làm gì? tay trái làm gì?
 Cháu cầm thìa tay phải, còn tay trái giữ bát.
 Bạn nào ngồi ở phía trái, phía phải, phía sau, phía trước của cháu hoặc 
xác định vị trí của đồ vật so với bạn khác.
3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, đồng thời tích hợp nội 
dung các môn học.
 Để hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về định hướng trong không 
gian cho trẻ, hầu hết được sử dụng các phương pháp: Phương pháp hoạt động 
thực hành, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi, phương pháp dùng lời 
nói. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Vì vậy tôi phải biết 
vận dụng linh hoạt các phương pháp đó tạo ra sự tác động hỗ trợ lẫn nhau. 
Ngoài ra tôi thường xuyên thay đổi các tình hình hoạt động để trẻ đỡ nhàm chán 
bằng việc tích hợp nội dung các môn học vào quá trình giảng dạy một cách nhẹ 
nhàng hợp lý và lôgic.
 Ví dụ: 
 *Tiết LQVT: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của bản thân:
 Tôi cho trẻ xác định các phần của cơ thể bên phải, bên trái của trẻ bằng 
cách tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Chú bộ đội tí hon
 9/27

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_tu_duy_va_kha_nang_din.doc