SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc
Ở trường Mầm non, hoạt động góc chiếm thời gian phần lớn trong thời gian biểu của trẻ. Nó được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ. Khi tham gia hoạt động góc, trẻ được chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Trẻ được thể hiện ham muốn, được bắt chước, được làm người lớn. Trẻ được khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng, các đồ dùng đồ chơi, các mối quan hệ xã hội. Từ đó, trẻ hiểu được các mối quan hệ về thế giới xung quanh. Hoạt động góc là hoạt động quan trọng nhất có tác động chi phối các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện. Cũng qua hoạt động này trẻ được phát triển về mọi mặt đức - trí - thể - mỹ, trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức, được rèn luyện về kỹ năng. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định với sự hướng dẫn hợp lý của giáo viên khi tổ chức hoạt động chơi này thì nhận thức và sự phát triển mọi mặt của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả là những nấc thang phát triển ngày càng cao hơn do người lớn xây dựng.
Tuy nhiên, làm thế nào để trẻ tham gia vào hoạt động góc một cách tích cực và chủ động đó là điều không phải dễ. Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc. Thực tiễn cho thấy, trẻ lớp tôi phụ trách còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp, hoạt động góc, chưa mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra, chưa mạnh dạn giao tiếp với bạn, kỹ năng phối hợp cùng bạn chơi còn hạn chế, ... Với đặc điểm của lớp mình phụ trách như vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc” làm đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, làm thế nào để trẻ tham gia vào hoạt động góc một cách tích cực và chủ động đó là điều không phải dễ. Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc. Thực tiễn cho thấy, trẻ lớp tôi phụ trách còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp, hoạt động góc, chưa mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra, chưa mạnh dạn giao tiếp với bạn, kỹ năng phối hợp cùng bạn chơi còn hạn chế, ... Với đặc điểm của lớp mình phụ trách như vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc” làm đề tài nghiên cứu.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc
tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc” làm đề tài nghiên cứu. I.2. Điểm mới của đề tài: Đây là đề tài mà bản thân tôi nghiên cứu lần đầu và có nhiều điểm mới đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi phụ trách. Qua một thời gian thực hiện trên trẻ ở lớp mình, tôi thấy trẻ đã thể hiện được năng lực cá nhân, trẻ mạnh dạn, tự tin trong tất cả các hoạt động nhất là đối với những trẻ nhút nhát như cháu Vy, Khánh Băng, Hoài An, đối với trẻ có hiện tượng tự kỷ như cháu Bình Nguyên đã hòa nhập được với bạn bè. Việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn rất nhiều giáo viên cũng như trẻ mầm non luôn tạo được sự hứng khởi trong hoạt động góc. Riêng với bản thân tôi cũng có sự chuyển biến thật sự về năng lực tổ chức các hoạt động góc cho trẻ. Chính đề tài này đã thực sự, tạo điều kiện gợi mở phương pháp cho giáo viên, cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, linh hoạt sáng tạo hơn trong hoạt động. * Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 4-5 tuổi khi tham gia hoạt động góc” được áp dụng trong phạm vi trường mầm non ở các vùng miền huyện nhà và các trường trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Nội dung của đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực, thiết thực phù hợp với công tác chăm sóc giáo dục trẻ. II. NỘI DUNG: II.1. Thực trạng: Năm học 2018-2019 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo Nhỡ (4-5 tuổi). Tổng số cháu trong lớp khá đông (37 cháu). Để biết được chính xác khả năng tham gia chơi ở các góc tôi đã tiến hành khảo sát để nắm tình hình, đặc điểm của trẻ tôi thấy được kết quả ban đầu như sau: Kết quả STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Trẻ yêu thích đến trường Mầm non. 22/37 59,5% 2 Trẻ thích tham gia hoạt động góc. 18/37 48,6 % Trẻ biết tự trả lời các câu hỏi và biết thực 3 15/37 40,5 % hiện nhiệm vụ cô giao. Trẻ biết chủ động suy nghĩ tìm ra cách 4 5/37 13,5 % giải quyết vấn đề. Trẻ thích và chơi hòa đồng với các bạn 5 13/37 35,1 % chơi trong nhóm. Trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với 6 16/37 43,2 % cô, với bạn. Trẻ tự mình thể hiện mong muốn, suy 7 10/37 27,0 % nghĩ của mình. chọn phù hợp với từng độ tuổi. Tôi đã phân chia các góc chơi trong lớp các góc tĩnh sắp xếp liền với nhau, các góc động sắp xếp liền với nhau. VD: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao đổi mua bán đồ. Ở các góc chơi tôi còn trang trí tranh chủ đề phù hợp. Tôi sử dụng những hình ảnh gần gũi và dễ hiểu, đẹp, hấp dẫn nhưng phù hợp với nội dung giáo dục để trang trí. Tôi trang trí phải theo hình thức “mở” trẻ để trẻ có thể lấy, tháo lắp, trẻ có thể tự mình sắp xếp theo ý thích VD: Góc xây dựng tôi treo hình ảnh các chú thợ xây, ở mảng tường gắn những ống nhựa để trang trí hoa, cây xanh ở trên đó. Các hình ảnh đó đều có thể tháo lắp, thay đổi dễ dàng. Trẻ có thể tự mình lấy đồ dùng để hoạt động, có thể lắp ghép để trang trí góc theo ý thích của trẻ. VD: Ở chủ điểm gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục: quần áo, giầy dép, mũ để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏa thận chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên. Với những hình ảnh gần gũi như vậy, tôi thấy trẻ có thể hiểu được người đó là ai (bác sỹ, chú thợ xây, em bé học bài, cô bán hàng Qua những hình ảnh đó, trẻ có thể liên tưởng đến công việc của những người đó ở ngoài đời mà trẻ đã gặp và trẻ có thể đóng vai thành họ, trẻ rất hào hứng để thể hiện vai chơi và tham gia trò chơi. Trẻ có thể tái hiện lại hành động chơi một cách tích cực theo suy nghĩ của trẻ. Giữa các nhóm chơi, tôi bố trí có khoảng ngăn cách. Các góc có biển tên góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọn các nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi. Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp tôi chú ý theo dạng sắp xếp “trang trí mở” gây hứng thú. Tôi nghĩ môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ nhằm tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Do vậy, công tác xây dựng môi trường này được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện trong chương trình. Tôi chú ý tất cả đồ dùng đồ chơi, hình ảnh trang trí đưa vào trong nhóm lớp để cho trẻ hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. VD: Ở góc bé thích khám phá tôi dành riêng một kệ để các đồ dùng nguyên liệu phế phẩm mà cô sưu tầm trong đó có phụ huynh đóng góp. Sau khi đem gia công làm sạch, để đảm bảo an toàn cho trẻ cần loại những vật dụng có thể gây trầy xước, tai nạn cho trẻ. Cô để phế phẩm phế liệu như: Nắp vỏ chai, vỏ hủ sữa chua, rau câu, lõi giấy vệ sinh, lõi chỉ, đĩa nhạc cũ, các hộp bánh kẹo, hộp bìa cứng. Các loại chai lọ bằng nhựa. Tôi không sử dụng chai thủy tinh vì thủy tinh rất dễ vỡ và gây tai nạn cho trẻ. Một việc làm rất hiệu quả là tận dụng các sản phẩm của trẻ trong giờ hoạt động vui chơi, tạo hình ngoài tiết học, hay tổ chức ngoài giờ để trang trí cho các góc thêm sinh động và tạo hứng thú cho trẻ được khoe sản phẩm từ đó trẻ hứng thú để được thể hiện ý tưởng của mình. Qua các giờ hoạt động tôi cho trẻ tự vẽ cắt dán tạo ra sản phẩm mỗi ngày cô chọn vài sản phẩm đẹp. Cho trẻ dán sản phẩm của mình lên góc chủ đề, hoặc góc bé thích, cứ mỗi ngày như vậy sản phẩm của trẻ sẽ nhiều lên, phong phú thêm về nội dung và hình thức. Khi trẻ được tự mình tạo ra sản phẩm và được trưng bày sản phẩm trẻ rất thích. Bằng cách như vậy tôi không chỉ tạo được môi trường đẹp, gần gũi, phong phú mà đã giáo dục Việc xác định mục tiêu rất quan trọng, bởi xác định mục tiêu giúp giáo viên tổ chức hoạt động góc đi theo kế hoạch giáo dục nhằm phát triển nhận thức, tư duy của trẻ nói chung và từng cá nhân trẻ nói riêng. Xác định mục tiêu phải bám sát vào đặc điểm của trẻ, chỗ nào trẻ chưa làm được, chỗ nào trẻ còn yếu và tôi đưa mục tiêu đó vào hoạt động góc. Ví dụ: Kỹ năng cầm bút của trẻ Nam, Hoài còn yếu, tôi đưa vào mục tiêu ở hoạt động góc học tập, động viên trẻ Nam, Hoài tham gia chơi nhiều hơn ở góc đó. Hay những trẻ rụt rè, nhút nhát tôi động viên trẻ chơi bán hàng, chơi mẹ con ở góc phân vai... Sau khi xác định mục tiêu, tôi lựa chọn nội dung chơi ở các góc. Quá trình lựa chọn nội dung chơi, tôi luôn chú ý lựa chọn nội dung chơi phù hợp với trẻ, những nội dung đơn giản, chân thật để trẻ có thể nhập vai hiệu quả hơn. Ví dụ: Góc xây dựng: Tôi cho trẻ chơi “Xây dựng trường Mầm non của bé”, Tôi gợi ý cho trẻ quan sát và kể về trường của sau đó cho trẻ tự nhận vai chơi, tự tìm đồ dùng và thực hiện công việc xây dựng về ngôi trường Mầm non của bé. Tôi gợi ý cho trẻ, muốn xây dựng được ngôi trường thì cần phải có ai, có những đồ dùng gì? Tôi gợi ý cho trẻ nói lên suy nghĩ của trẻ, trẻ tự nhận vai chơi. Trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân xây dựng, những việc làm của trẻ thể hiện tính cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân. Đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao. Hay ở góc phân vai: Tôi cho trẻ chơi trò Bác sỹ khám bệnh, chơi nấu ăn, chơi bán hàng, chơi lớp học của bé Qua nội dung chơi,trẻ đóng vai bác sỹ khám bệnh cho mọi người, trẻ thể hiện là một bác sỹ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình, hỏi han, nhắc nhở, cấp phát thuốc hay trò chơi cô giáo trẻ đóng vai cô giáo dạy các em, đóng vai học sinh Tất cả những hoạt động chơi của trẻ đều không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, hay dạy học sinh biết mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu của trẻ được làm bác sỹ, được làm cô giáo, được làm người bán hàng... Ở góc nghệ thuật: tôi cho trẻ được vẽ, tô màu, đắp màu, xé dán Qua đó, trẻ đóng vai thành những họa sĩ để thể hiện. Ở đây trẻ không chỉ được cũng cố về kỹ năng mà trẻ còn được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình. Những gì mà trẻ thích sẽ được trẻ vẽ thành bức tranh sinh động ngộ nghĩnh. Ở góc học tập: Tôi cho trẻ thực hiện những bài ở hoạt động học trẻ chưa thực hiện được Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trẻ trên tiết học nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Như vậy, để trẻ tích cực chủ động vào hoạt động góc thì việc xác định mục tiêu chơi và nội dung chơi, đóng một vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên cần tích cực lựa chọn nội dùng chơi hấp dẫn, phù hợp. Cần phải linh hoạt thay đổi hình thức chơi nhằm kích thích hứng thú của trẻ tạo cho trẻ tránh nhàm chán. II.2.c. Biện pháp 3: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong các góc chơi. Trẻ nhỏ thường thích hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi đảm bảo đẹp về màu sắc, phong phú về chủng loại, cũng như đảm bảo an toàn và phù hợp đối với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp có tính mới, lạ, có tính mở nhưng đảm bảo an toàn. Các nội dung chơi mà giáo viên đưa ra đòi hỏi trẻ phải có đầy đủ đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi là phương triện trực quan hữu hiệu để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học bản thân tôi Lan vai người bán hàng Tôi là người quan sát, khuyến khích trẻ chọn vai,nhập vai, chỉ giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Thực ra, không phải lúc nào trẻ cũng tự do chơi theo ý thích, bản thân tôi cũng phải suy nghĩ để tổ chức hài hòa hình thức chơi theo nội dung đã đưa ra. VD: Ở góc học tập tôi cho trẻ chơi với các hình vuông, tam giác, tròn và đưa ra yêu cầu các con hãy giúp cô đọc tên các hình, nhận biết các hình. Hoặc cho trẻ tô bức tranh mà giờ hoạt động học trẻ còn dang dỡ Tôi luôn chú ý tổ chức dưới dạng “học bằng chơi, chơi mà học” như vậy trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động hơn. Khi tổ chức hoạt động góc tôi luôn chú ý không gò bó áp đặt trẻ, đảm bảo tính tự nguyện của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, vai chơi, tôi chỉ là người khuyến khích và động viên trẻ thôi. Để làm được như vậy tôi phải cung cấp cho trẻ một số kinh nghiệm, hiểu biết để trẻ có thể chơi tốt nội dung chơi của mình. Trong khi hoạt động tôi gợi ý cho trẻ tự lựa chọn đồ dùng, đặt tên trò chơi, khơi gợi những hiểu biết của trẻ đã có, khuyến khích để trẻ nảy sinh ý tưởng mới. VD: Trò chơi bán hàng trẻ chơi Mẹ nấu ăn cho gia đình, tôi gợi ý, gia đình có em nhỏ thì mẹ phải làm gì? Em nhỏ phải ăn những món ăn gì, theo các con mình nên chơi trò gì phù hợp hơn nhỉ?... Tôi động viên trẻ thay đổi vai chơi để trẻ nào cũng được trải nghiệm lần lượt các vai chơi. II.2.e. Biện pháp 5: Chú trọng giáo dục cá nhân trẻ trong nhóm bạn bè. Ở lứa tuổi này, việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết, có tác dụng tích cực đến trẻ. Bởi vì, đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ tôi luôn quan sát, nắm vững đặc điểm về khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý của từng trẻ. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, chúng có suy nghĩ và hành khác nhau, có tính cách và đặc điểm nhận thức khác nhau. Chúng ta không thể lấy điểm yếu hay điểm mạnh của trẻ này để so sánh, áp đặt cho trẻ khác mà xuất phát từ mỗi trẻ chúng ta có cách hướng dẫn riêng cho từng cá nhân. Từ đó, xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp. Đối với những cháu ngoan, lễ phép thì động viên khuyến khích trẻ, đối với những cháu hiếu động phá phách thì tôi tìm hiểu nguyên nhân để động viên trẻ, hướng trẻ vào trò chơi định sẵn nhằm kịp thời uốn nắn nhắc nhở trẻ. Đối với những trẻ ngoan nhưng yếu về nhận thức học tập thì tôi chú ý đưa trẻ vào những trò chơi rèn luyện kỹ năng, ôn tập... Đặc biệt, lớp tôi phụ trách có một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, nói nhỏ. Chính vì vậy, tôi đã xác định mục tiêu giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tôi động viên trẻ chơi bán hàng, tôi cùng chơi với trẻ, gợi ý giúp trẻ tập nói, tập bán hàng cùng cô, cùng bạn dần dần trẻ sẽ quen và chủ động để thực hiện. Tôi khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ có hứng thú chơi hơn. II.2.g. Biện pháp 6. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. Việc phối kết hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động góc. Bởi phụ huynh là người hiểu rõ nhất đặc điểm của trẻ. Để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ không chỉ được chơi ở lớp mà phải được chơi ở gia đình, mọi lúc mọi nơi. Các kiến thức môi trường xung quanh, kỹ năng xã hội phần lớn trẻ học được từ gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình quá bận rộn với công việc chưa có thời gian để chăm sóc trẻ, để chơi cùng
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc