SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Để làm được điều này, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học, để làm, để trải nghiệm và khám phá, trẻ chủ động tư duy, chủ động suy nghĩ tìm tòi, tự khám phá sáng tạo theo khả năng nhận thức của mình. “Lấy trẻ làm trung tâm” là quan điểm thực hiện xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề này, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trên thực tiễn cho thấy trẻ lớp tôi phụ trách còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp, chưa tự mình suy nghĩ tìm ra cách giải quyết, trẻ đang học theo lối thụ động, khả năng giao tiếp, kỹ năng sống còn nhiều hạn chế...Với đặc điểm của lớp mình phụ trách tôi đã mạnh dạn lựa chọn và vận dụng nhiều phương pháp vào thực tế đó là: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4 -5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm“ làm đề tài nghiên cứu.
doc 14 trang skmamnon 16/05/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 1.2. Điểm mới của đề tài:
 Đây là đề tài mà bản thân tôi nghiên cứu lần đầu và có nhiều điểm mới đạt 
hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi phụ trách. Qua một 
thời gian thực hiện trẻ ở lớp tôi, trường tôi đã thể hiện được năng lực cá nhân, trẻ 
mạnh dạn, tự tin trong tất cả các hoạt động. Đặc biệt là đối với trẻ nhút nhát, trẻ 
có hiện tượng tự kỹ đã hòa nhập được với bạn bè. Bên cạnh đó, việc vận dụng đề 
tài này vào thực tiễn cho thấy rất nhiều giáo viên cũng như trẻ mầm non luôn tạo 
được sự hứng khởi trong các hoạt động. Đặc biệt nhiều giáo viên có sự chuyển 
biến thật sự về năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng như khả năng vận 
dụng linh hoạt kiến thức - kĩ năng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Từ 
đó tạo điều kiện cho giáo viên, trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tìm tòi, 
khám phá, linh hoạt sáng tạo hơn trong hoạt động. 
 * Phạm vi áp dụng đề tài: 
 Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 4 -5 tuổi 
theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được áp dụng trong phạm vi trường 
mầm non ở các vùng miền huyện Lệ Thủy và các trường trong và ngoài tỉnh 
Quảng Bình.
 Nội dung của đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm 
của bản thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực, thiết thực phù hợp với công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 2. NỘI DUNG:
 2.1 Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.
 Giáo dục mầm non cả nước nói chung, của huyện nhà nói riêng đã và đang 
thực hiện theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp, đặc biệt tập trung giáo dục 
đẩy mạnh mô hình “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đòi hỏi mỗi một giáo viên 
chúng tôi, cần phải tăng cường tự học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
để đáp ứng mục tiêu chăm sóc giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 Thực tế, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 4 - 5 tuổi 
bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác 
định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm 
non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của 
trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp lồng ghép 
vào các nội dung giáo dục phù hợp. Để có phương pháp dạy học lấy trẻ làm 
trung tâm, bản thân tôi cần phải biết đến vị trí, tầm quan trọng của trẻ, nhằm tìm 
 2 bản thân Tôi rất khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung 
và một số hoạt động truyền thụ kiến thức nói riêng.
 * Điều tra thực tiễn:
 Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế 
nào để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 
4-5 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm qua đó kích thích, tạo sự ham muốn 
được khám phá mở mang kiến thức, giúp trẻ tự tin hơn, phát triển vốn từ của trẻ 
một cách khoa học đưa chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao 
và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 2.2 Biện pháp thực hiện
 2.2.1: Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý của trẻ.
 Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được của công tác giáo 
dục trẻ, nó có vai trò định hướng cho mọi hoạt động nhằm phát huy tính độc lập 
và chủ động của cô và trẻ. Vì thế khi lập kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày cho trẻ, 
hoạt động tôi không chỉ chú ý đảm bảo các yêu cầu chung của giáo dục như tính 
mục đích, tính định hướng, tính toàn vẹn, tính thực tiễn mà còn đặc biệt chú ý 
đến vai trò, đặc điểm của trẻ, căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ, từng cá 
nhân trẻ để lựa chọn nội dung phù hợp.
 Ví dụ: Ở tháng 9 trẻ mới đến trường, trẻ còn bỡ ngỡ, nhút nhát. Vì thế, khi 
xây dựng kế hoạch tôi không nặng về việc truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là rèn 
các kỹ năng cần thiết trong nhóm lớp như biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, 
không xả rác bừa bãi, biết rửa tay, lau mặt đúng quy trình và chú ý giáo dục các 
kỹ năng sống để trẻ có thể ứng phó khi có trường hợp xấu xảy ra như biết gọi 
người lớn khi cần sự giúp đỡ, thấy người lạ không được đi theo
 Mặt khác, trên cơ sở đặc điểm của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch phù hợp với 
đặc điểm của trẻ như sau: Tôi xây dựng nội dung kế hoạch đi từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp. Bản thân tôi lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp 
với trẻ và mang tính chất lấy trẻ làm trung tâm nghĩa là tôi căn cứ trên đặc điểm 
phát triển của trẻ, khả năng hứng thú của trẻ để lựa chọn nội dung, biện pháp, 
hình thức phù hợp với tư duy của trẻ.
 Ví dụ: Ở lĩnh vực phát triển nhận thức, đa số bố mẹ trẻ làm nghề nông, một 
vài trẻ có bố mẹ làm nghề y, nghề giáo viên. Thì khi xây dựng kế hoạch tôi lựa 
chọn nội dung theo nghề nghiệp của bố mẹ trẻ để trẻ thích thú, dễ hiểu hơn.
 4 Thiết kế môi trường ảnh hưởng đến việc học, cách học của trẻ, cách mà giáo viên 
dạy. Môi trường giáo dục ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ. 
Nó ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi 
trường vật chất tác động đến cảm xúc của cô và trẻ, tác động đến việc sử dụng 
nguồn học liệu như thế nào, vật liệu và phương tiện, bản chất tự nhiên của hoạt 
dộng vui chơi.
 Để tạo được môi trường cho trẻ trải nghiệm trong các nội dung hoạt động 
một cách an toàn, tích cực. Bản thân tôi đã sắp xếp bàn ghế, tủ giá đồ dùng đồ 
chơi và các phương tiện cho trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt, không làm hạn chế 
không gian hoạt động của trẻ, không làm cho trẻ có cảm giác gò bó, chật chội 
trong mọi hoạt động, đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “chơi mà học”. Khi xây 
dựng môi trường tôi luôn chú ý phải làm sao để nổi bật chủ đề chính; các góc 
chơi được tôi thay đổi đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, học liệu, cần đảm bảo tính 
thẩm mỹ, mang tính mở và đặc biệt đảm bảo tuyệt đối khi trẻ chơi Đồ dùng đồ 
chơi ở các góc được sắp xếp phù hợp với trẻ, đẹp mắt, vừa tầm, kích thích sự 
hứng thú của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Ví dụ: Khi trang trí các góc của lớp tôi lựa chọn những hình ảnh động gần 
gũi để có thể thay đổi thường xuyên theo chủ đề như: bác sỹ Gấu, Mẹ gà mái mơ 
hoặc những con vật nghộ nghĩnh, những trái cây biết nói
 Để tạo cho trẻ sự yêu thích, tự tin trong hoạt động, bên cạnh môi trường vật 
chất tốt, đầy đủ thì bản thân tôi còn chú trọng đến môi trường tinh thần. Đó là 
tình cảm, sự yêu thương, gần gũi, sự tôn trọng trẻ của người giáo viên tạo cho trẻ 
niềm tin “cô như người mẹ thứ hai” của trẻ. Trẻ cần sự động viên, khen ngợi khi 
trẻ làm được việc tốt, trẻ cần sự khuyến khích của cô khi trẻ còn bỡ ngỡ Chính 
vì vậy, quan tâm đến trẻ là việc mà tôi luôn chú ý nhất. Có yêu thương, có tôn 
trọng thì trẻ mới có thể gần gũi để thể hiện những gì trẻ biết, trẻ nói, trẻ mới 
mạnh dạn, tự tin trò chuyện với cô và bạn.
 2. 2. 3. Tổ chức tốt các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm:
 Trong chương trình GDMN, hoạt động giáo dục gồm nhiều hoạt động như 
hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời để tổ chức hoạt động lấy 
trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả thì giáo viên luôn là người hướng dẫn, gợi mở, hỗ 
trợ tạo mọi cơ hội cho trẻ hoạt động. Khuyến khích trẻ trao đổi, chia sẽ, trình bày 
ý kiến của mình. Quan tâm đến trẻ, tìm hiểu nhu cầu của trẻ, khơi gợi tính ham 
hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi mà trẻ thắc mắc. Tạo cơ hội cho 
trẻ tích cực chủ động tham gia các hoạt động. Đặc biệt trong quá trình thực hiện 
 6 quá trình tham gia và động viên trẻ. Giáo viên cần có suy nghĩ về những kinh 
nghiệm và cơ hội cho trẻ tham gia khám phá và hoạt động.
 Đối với hoạt động chiều, tôi tăng cường cho trẻ hoạt động nhóm, hoạt động 
cá nhân như: Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm 3-5 trẻ với hoạt động dán tranh, trẻ 
tự bàn bạc, thảo luận trong nhóm của mình để dán tranh theo đúng yêu cầu mà 
giáo viên đưa ra. Giáo viên chuẩn bị tranh cho trẻ, bảng dán, keo dán và đưa ra 
yêu cầu.
 Đối với những trẻ cá biệt, nhút nhát tôi luôn gần gũi, động viên và cùng thực 
hiện với trẻ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn như: cô chơi với trẻ ở góc chơi, 
cô cùng vẽ với trẻ, dần dần động viên trẻ tự thể hiện khả năng của mình như để 
trẻ tự mình hát một bài hát, tự mình đọc một bài thơ.
 2.2 4. Tăng cường sử dụng các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau, 
đa dạng hóa các hoạt động của trẻ, quan tâm giáo dục cá nhân trẻ trong nhóm 
bạn bè.
 Việc sử dụng các yếu tố chơi và hình thức học bằng chơi, sẽ giúp cho trẻ tiếp 
thu kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả mà không gò bó áp đặt trẻ. Không tạo 
cho trẻ sự nhàm chán giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, nhớ lâu. Giáo viên 
là người tổ chức các hoạt động chơi mà học, tạo không khí thoải mái, không ép 
buộc trẻ, mà giúp trẻ hứng thú vào hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng 
các yếu tố chơi, bản thân tôi luôn chú ý tăng dần độ khó của tình huống chơi, trò 
chơi. Khi trẻ đã thực hiện được tôi làm phức tạp hóa luật chơi, nội dung chơi, 
hành động chơi nhằm mục đích nâng cao sự nhận thức rèn luyện kỹ năng cho trẻ.
 Ví dụ: Để hình thành kỹ năng phân loại các đối tượng theo dấu hiệu đặc 
trưng, cho trẻ chơi trò chơi “Hãy xếp nhanh thành nhóm” yêu cầu:
 Lần 1: Trẻ phân loại theo một dấu hiệu khác nhau.
 Lần 2: Trẻ phân loại theo 2 dấu hiệu khác nhau.
 Lần 3: Trẻ phân loại theo 3-4 dấu hiệu khác nhau.
 Trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ được phát triển trong quá trình hoạt 
động, sự hoạt động của trẻ càng phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng của trẻ 
càng dồi dào, phong phú bấy nhiêu.
 Ví dụ: Để tạo sự chú ý kích thích hứng thú của trẻ, ta có thể tổ chức cho trẻ 
trao đổi kinh nghiệm, kết hợp với việc cho trẻ được thể hiện những kinh nghiệm 
đó bằng tranh vẽ, động tác, kích thích sự tò mò. 
 8 Tổ chức hợp với cha mẹ của lớp theo định kỳ, Trong buổi họp giáo viên 
thông báo cụ thể về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về kinh 
nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, 
giải đáp những thắc mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết.
 Phối hợp trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ. 
Cô thông báo nhanh về tình hình của trẻ trong ngày, hỏi han về tình hình của trẻ 
ở nhà, nghe cha mẹ trao đổi những điều cần chú ý của mỗi trẻ. Trong lớp giáo 
viên chủ động xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ và các thành viên 
khác trong gia đình, cung cấp các câu chuyện, bài thơ, trò chơi, chữ cái, chữ số có 
trong chương trình cho các bậc cha mẹ để họ cùng nhau dạy trẻ lúc ở nhà. 
 Ví dụ: Tôi trao đổi với phụ huynh về một số biện pháp giáo dục trẻ như: Cha 
mẹ có thể làm nhiều cách để giúp bé tự tin và mạnh dạn hơn: như dẫn bé đi chơi, 
tham gia các buổi lễ hội, gặp gỡ bạn bè của cha mẹ và các bạn. Tuy nhiên, phụ 
huynh không nên ép trẻ phải trò chuyện với người lạ, mà nên động viên con, tạo 
hứng thú cho trẻ biết trò chuyện, dẫn dắt bé làm quen. 
 Cha mẹ cần luôn khen ngợi những ưu điểm của trẻ, để trẻ cảm thấy tự tin 
hơn.. Ở Mẫu giáo trẻ học bằng chơi, thông qua hoạt động vui chơi để trẻ được 
học được trải nghiệm, nên không gò bó áp đặt trẻ, không nhồi nhét kiến thức vào 
đầu trẻ. Phụ huynh cần nắm bắt khả năng, sở thích của con mình để động viên 
cho con sự tự tin, có động lực để phát triển. Cha mẹ nên quan tâm đến những gì 
con mình đang học ở trường, biết mỗi ngày trẻ cần tìm hiểu và chuẩn bị bài như 
thế nào cho ngày học kế tiếp. Phụ huynh càng tham gia nhiều hoạt động tại 
trường càng tốt. Những điều này sẽ có tinh thần khích lệ cao đối với trẻ. Điều 
quan trọng là, phụ huynh nên tạo cho con mình một sự hứng thú với việc học và 
thích được đến trường, thể hiện sự quan tâm tới những gì bé đang học, khuyến 
khích trẻ biết chia sẻ những gì trẻ đang học hàng ngày với mình, khen ngợi sự 
tiến bộ và sự cố gắng dù nhỏ của bé.
 2.3. Kết quả đạt được:
 Qua quá trình thực hiện với những biện pháp trên trẻ ở lớp tôi đạt được 
những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: 
 * Đối với trẻ: 
 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Từ chỗ trẻ tham gia hoạt động một 
cách rập khuôn giờ trẻ đã hứng thú tham gia một cách tích cực. Có nhiều trẻ còn 
đưa ra những câu hỏi mang tính sáng tạo.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tre.doc