SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non Gia Thượng

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức , giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là:
Giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Với những hành vi văn minh cho trẻ, “Hành vi” là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, một sự kiện, một hiện tượng trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể.Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm, hành vi chỉ đơn thuần là tổng các phản ứng máy móc đáp lại kích thích, họ cho rằng có kích thích là có phản ứng. Họ coi hành vi chỉ là các cử động bên ngoài hoàn toàn không liên quan gì tới ý thức được coi là cái bên trong. Với họ hành vi được thực hiện không có sự tham gia của chủ thể, của nhân cách, chủ thể không kiểm soát được hành vi của mình. Vậy hành vi văn minh là các ứng xử của con người đối mọi sự vật hiện, hiện tượng phải tuân theo một quy tắc.
doc 39 trang skmamnon 16/04/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non Gia Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non Gia Thượng

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng sống với những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi lớp mẫu giáo nhỡ 2 tại trường mầm non Gia Thượng
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. lý do chọn đề tài
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết 
ngủ biết học hành là ngoan” trẻ em phải được sống và được dậy dỗ trong một xã 
hội ngập tràn tình thương,với những điều tốt đẹp luôn hiện diện xung quang , 
ngoài ra các cháu phải được học về lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu 
mọi người xung quanh mình, vì vậy giáo đục trẻ mầm non là một mắt xích rất là 
quan trọng trong ngành giáo dục cho trẻ từ 0 - 6 tuổi ,chính vì vậy nhiệm vụ của 
giáo dục Mầm non là phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật 
chất và tinh thần một cách toàn di
 Giáo dục đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền 
kinh tế phát triển,không chỉ ở nước ta mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, 
nước rất coi trọng nền giáo dục chình vì vậy mà củng cố xây dựng nền giáo dục 
thật sự vững mạnh và có chất lượng. 
Hiện nay, kỹ năng sống đang là vấn đề được xã hội rất quan tâm, tuy nhiên trong 
nhà trường chủ yếu học sinh mới chỉ được làm quen với các kỹ năng học tập còn 
việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Nội dung giáo dục trong 
chương trình chăm sóc,giáo dục trẻ mầm non cũng nặng về lý thuyết, thiếu thực 
hành kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống.
 Việc đánh giá trẻ cũng thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành 
vi của trẻ trong các tình huống . Trong quá trình giáo dục trẻ 4-5 tuổi, tôi nhận 
thấy trẻ có rất ít kiến thức và các kỹ năng cơ bản để giải quyết các tình huống 
xảy ra trong cuộc sống . 
 II. Mục đích sáng siến kinh nghiệm:
 Lớp của tôi, việc giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua hoạt động nhóm và các 
hành vi văn minh chưa tốt. Qua khảo sát trẻ đầu năm cho thấy:
 Các hoạt 
 Những kỹ năng cơ bản Đầu năm
 động
 - Trẻ biết chơi cùng nhau. 
 Hoạt động - Biết quan tâm đến nhau. 20%
 nhóm - Tự giải quyết các xung đột. 15%
 - Kỹ năng - Biết hợp tác, chơi hòa đồng cùng bạn. 15%
 sống - Biết giữ gìn sắp xếp đồ chơi theo quy 20%
 định. 15%
 Các hành vi 
 - Có thái độ lễ phép với người lớn. 17%
 văn minh
 - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi 15%
 2/43 Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù 
hợp với tình huống. Không nói tục chửi bậy. Chăm chú lắng nghe người khác, 
đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện.
 Không nói leo, không ngắt lời người khác.Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người 
khác.Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa. Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không 
nuốt vội, phải nhai từ tốn.Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng 
mình, không bỏ dở suất ăn. Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe.
 Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi Hành vi văn 
minh nơi công cộng: Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ 
gìn cảnh đẹp thiên nhiên môi trường sạch sẽ. Có hành vi bảo vệ môi trường 
trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi qui định, không ngắt lá bẻ cành, 
dẵm lên cỏ.
 Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường 
đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.
 Các cháu mầm non, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì tròn, còn 
không khéo thì méo mó. Là một giáo viên mầm non nhiều năm dạy lớp mẫu 
giáo lớn tôi cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tôi nghĩ mình cần phải đầu tư 
nhiều vào việc giáo dục những hành vi văn minh cho các cháu tô điểm vào tâm 
hồn các cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm 
ngát, là người có hành vi văn minh lịch sự.
II. Cở sở thực tiễn:
- Lớp có 40 trẻ: (Nữ:25 trẻ - Nam: 15trẻ )
- Có 2 giáo viên có trình độ, chuyên môn. Có sự phối hợp ăn ý, đều tay.
1. Thuận lợi:
- Về cơ sở vật chất: 
Trường Mầm non Gia Thượng nằm trên địa bàn phường Ngọc Thuy –Quận 
Long Biên, Hà Nội.Nhà trường có cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, nhiều 
máy móc hiện đại như: bảng tương tác, máy chiếu, máy in, máy vi tính, ti vi, đầu 
đĩa, băng đài
 Trường có khu chức năng gồm hội trường kiêm phòng thể chất, phòng 
năng khiếu, phòng máy tính cho trẻ, phòng chiếu phim, và phòng hội đồng để 
phục vụ các hoạt động hỗ trợ sự phát triển năng khiếu cho trẻ.
- Về phía Ban giám hiệu:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể 
tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
- Về phía giáo viên:
 4/43 - Phụ huynh chưa có sự phối hợp, trao đổi với giáo viên thường xuyên do việc 
đưa đón trẻ hầu như có ông bà, người giúp việc.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
BIỆN PHÁP 1: LỰA CHỌN CÁC KỸ NĂNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TỔ 
CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 Việc lựa chọn các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi và lập kế hoạch tổ chức hoạt 
động giúp giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc giáo dục trẻ, tạo điều kiện 
thuận lợi để tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ có hiệu quả
- Lựa chọn các kỹ năng: 
Hiện nay, khi nói đến kỹ năng sống nói chung và kỹ năng sống cho trẻ nói riêng 
đã có rất nhiều các nhóm kỹ năng như: 
+ Kỹ năng thích nghi với môi trường (Thiên nhiên- Xã hội )
+ Kỹ năng giao tiếp 
+ Kỹ năng tự giữ an toàn
+ Kỹ năng phục vụ bản thân
+ Hoạt động theo nhóm
+ Hành vi văn hóa 
 Tuy nhiên để giáo dục các kỹ năng cần thiết và có hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi ở 
trường mầm non một cách phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý vì vậy tôi đã lựa 
chọn hai trong nhiều nhóm kỹ năng để rèn cho trẻ đó là : Các kỹ năng làm việc 
theo nhóm và các hành vi văn minh cho trẻ 
- Từ việc lựa chọn những kỹ năng để giáo dục trẻ, tôi đi đến việc lập kế hoạch tổ 
chức hoạt động: 
- Nhờ có việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng cho trẻ cụ thể và chi tiết theo từng 
chủ đề, thời gian và nội dung rõ ràng giúp cho việc tổ chức kế hoạch giáo dục 
được chủ động và nâng cao hiệu quả.
- Thông qua kế hoạch đã được lập thì việc luyện tập và kiểm tra các kỹ năng sẽ 
không bị chồng chéo và lặp lại.
BIỆN PHÁP 2: TỔ CHỨC NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ RÈN KỸ NĂNG
- Với trẻ em, để hình thành được những kỹ năng cho trẻ phải bắt đầu từ quá trình 
trẻ nhận thức được các hành động, hành vi đúng 
- Thông qua các hoạt động do cô giáo tổ chức, trẻ sẽ được thực hành và trải 
nghiệm các kỹ năng về hoạt động nhóm và các hành vi văn minh 
* Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và các hành vi văn minh thông qua 
tiết học. 
 6/43 
 Giờ học tạo hình: “ Vẽ quà tặng bà – tặng mẹ nhân ngày 20/10”
* Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm và các hành vi văn minh mọi lúc, 
mọi nơi: 
- Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ cô giáo ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ 
trẻ, tập cho trẻ đến lớp biết chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
- Giờ trả trẻ, cô nhắc nhở để tạo thói quen chào ông, bà, bố mẹ, cô giáo trước khi 
ra về. Tạo cho trẻ thói quen lấy đồ dùng cá nhân của mình.
 Giờ trả trẻ
- Trong các giờ học hay bất kỳ một hoạt động nào khác trong ngày giáo viên 
luôn hướng dẫn trẻ có thói quen tự phục vụ bản thân như: Cất dọn bàn ghế, cất 
dọn đồ dùng học tập - cá nhân...
 8/43 Giờ chơi tự do
 - Cô hình thành ở trẻ hứng thú với bạn bằng cách khuyến khích trẻ thể hiện tình 
cảm với bạn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày
- Giờ học : cô gợi ý cho trẻ khá biết hỗ trợ và giúp đỡ những bạn yếu và chậm 
hơn 
VD: Trong giờ tạo hình Khắc Trọng không biết cho bài vào túi, cô gợi ý xem 
bạn nào có thể hướng dẫn bạn cách cho bài vào túi. Cô cho trẻ xung phong và 
giúp bạn 
- Giờ chơi: Cô thỏa thuận với trẻ trước giờ chơi, khi chơi trẻ phải đoàn kết với 
bạn bè, không tranh giành đồ chơi. Khi chơi xong phải biết cất đồ chơi gọn gàng 
Cô gợi ý để trẻ tự chọn vai chơi và cho trẻ nói ý định chơi của mình. Trong khi 
trẻ chơi cô với vai trò là người hướng dẫn, gợi ý nội dung chơi cho trẻ, giúp trẻ 
thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn cô với vai 
trò là một vai chơi cùng chơi với trẻ 
 Việc cô thỏa thuận với trẻ trước khi chơi giúp trẻ xác định được nhiệm vụ của 
mình và trẻ có quyền chủ động chơi theo ý muốn của mình. Trước khi chơi trẻ 
còn được thỏa thuận với bạn để phân công công việc cho nhau và để có sự phối 
hợp nhịp nhàng khi chơi 
 10/43 Giáo dục cho trẻ biết kính trọng, yêu thương những người lao động, khi ăn phải 
từ tốn, chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa bãi. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh 
môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh. 
- Trước giờ ăn: cô cho trẻ được đọc các bài thơ có nội dung mang tính giáo dục 
như: “Giờ ăn cơm, Niềm vui nhỏ, Đi nắng ”
- Giờ hoạt động chiều: Tổ chức cho trẻ được ôn luyện và củng cố các kỹ năng 
đã được học 
VD: Ôn kỹ năng rửa mặt, rửa tay, kỹ năng gấp quần áo 
 Rèn thói quen vệ sinh cá nhân
 * Tổ chức các hoạt động theo nhóm: 
- Cô và trẻ cùng bàn bạc và thỏa thuận về nội quy của lớp
 12/43 lỗi, trao nhận bằng hai tay...Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh 
trong giao tiếp. Cô giáo quan sát và uốn nắn trẻ khi trẻ có những hành vi chưa 
chuẩn mực 
 Khi được tham gia vào các hoạt động đó trẻ có được các kỹ năng làm việc 
nhóm và các hành vi văn minh như: 
+ Trẻ biết hợp tác, thỏa thuận với bạn
+ Trẻ biết chơi hòa đồng, phối hợp với nhau 
+ Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép, nhường nhịn em nhỏ 
+ Đối với gia đình : không quấy rầy vòi vĩnh bố mẹ biết yêu thương chia sẻ tình 
cảm với người thân trong lúc vui buồn
+ Đối với thiên nhiên: không bẻ cành, hái hoa, hình thành đức tính tốt: ngăn 
nắp, gọn gàng, tính tự lập
* Sử dụng tình huống thực tế:
 Để trẻ có được những kỹ năng cần thiết, trước hết trẻ phải có những nhận thức 
đúng đắn về các hành động hành vi văn hóa đó. Cô giáo đóng vai trò là người 
tạo ra những tình huống để kích thích khả năng vận dụng những kinh nghiệm 
sống của trẻ để trẻ có thể giải quyết vấn đề
 Ví dụ: 
 Khi đi dạo chơi ngoài sân trường,trẻ thấy có rác ở dưới đất. Lúc đó cô giáo 
sẽ hỏi và gợi ý để trẻ đưa ra cách giải quyết như thế nào? 
+ Tại sao lại có nhiều rác trên sân trường như vậy? 
+ Khi có nhiều rác trên sân trường thì các con thấy thế nào? 
+ Các con sẽ làm gì với rác ở dưới đất ?
 Một số tình huống thường gặp với trẻ: Khi đi cầu thang, khi đi qua vũng 
nước, khi ho,ngáp, hắt hơi, khi có người lạ đến nhà, 
 Hay tình huống : Trước khi đi cầu thang: 
+ Theo các con khi đi cầu thang chúng mình đi bên phía nào? 
+ Nếu đi trái đường thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Việc cô cho trẻ được trải nghiệm những tình huống thực tế gần gũi với trẻ giúp 
trẻ bước đầu có được những kỹ năng cơ bản để giải quyết các tình huống khi 
không có người lớn hỗ trợ. 
- Trẻ sẽ độc lập và bình tĩnh giải quyết khi gặp phải những tình huống đó trong 
cuộc sống 
- Trẻ ý thức được những hành động, hành vi đúng đắn và tránh được những hành 
động sai 
- Trẻ biết nhắc nhở người khác khi có những hành động, hành vi chưa chuẩn 
mực
 14/43

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_n.doc