SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường non Krông Ana
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra được những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc gặp phải, giúp giáo viên có được các biện pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi, lớp chồi 3, trường mầm non Krông Ana học hoạt động tạo hình, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng cần thiết để hoạt động tạo hình đạt kết quả cao.
Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ có sự tiến bộ về các kỹ năng tạo hình, bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, phát triển thẩm mỹ, trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng phát hiện những nét đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh và biết thể hiện những nét đẹp đó trên các phương tiên tạo hình như vẽ, nặn, xé dán… để tạo nên các sản phẩm ngộ nghĩnh. Đồng thời, nâng cao nhận thức, giải quyết những băn khoăn của một số phụ huynh khi dạy con hoạt động tạo hình.
Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ có sự tiến bộ về các kỹ năng tạo hình, bồi dưỡng khả năng tri giác không gian, phát triển thẩm mỹ, trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng phát hiện những nét đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh và biết thể hiện những nét đẹp đó trên các phương tiên tạo hình như vẽ, nặn, xé dán… để tạo nên các sản phẩm ngộ nghĩnh. Đồng thời, nâng cao nhận thức, giải quyết những băn khoăn của một số phụ huynh khi dạy con hoạt động tạo hình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường non Krông Ana
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường MN Krông Ana SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 4-5 TUỔI, LỚP CHỒI 3, TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do lý luận. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non, nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ, qua đó phát triển khả năng tri giác, phân tích, tổng hợp, các thao tác tư duy trực quan, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật. Giờ hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút vẽ, tô màu, xé dán, kỹ năng nặn như lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt... những kỹ năng đó rất cần thiết để phát triển các cơ tay, ngón tay, giúp trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể lực, lao động và đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ. Giờ học tạo hình gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, cắt, xé dánđã mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự, trẻ thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Điều này, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. Hơn nữa vốn ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ chưa thể diễn đạt tốt nguyện vọng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, cần được bồi dưỡng khả năng, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo. 1.2. Lý do thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nhận thấy khả năng trong hoạt động tạo hình ở trẻ là không đồng đều, trẻ bước đầu đã thể hiện và hoàn thành được một số sản phẩm tạo hình nhưng chưa thực sự tự tin, sáng tạo. Tuy ở lứa tuổi này vốn hiểu biết và tư duy, ghi nhớ, trí tưởng tượng của trẻ phát triển khá mạnh mẽ và dần hoàn thiện nhưng vẫn còn một số trẻ kỹ năng cầm bút, vẽ, tô màu, xé dán còn yếu, đôi khi trẻ thực hiện còn lúng túng vì thế trẻ thấy sợ mỗi khi nhắc tới việc học tạo hình, điều đó làm mất đi hứng thú học tập của trẻ sau này. Nhìn chung trong các tiết học trong lớp, lượng kiến thức mà trẻ lĩnh hội được rất trừu tượng và chưa sâu sắc đến trẻ. Trẻ tiếp thu còn chậm, chưa thực sự gây hứng thú Người thực hiện: Đào Thị Thủy Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường MN Krông Ana Bản thân tôi đã ý thức được việc cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ 4-5 tuổi hoạt động tạo hình. Tuy nhiên các biện pháp tổ chức cho trẻ còn đơn điệu, việc tiếp thu của trẻ còn hạn chế, đòi hỏi bản thân phải nghiên cứu thêm nhiều biện pháp tổ chức cho trẻ, để giờ học tạo hình thật sự hứng thú, hấp dẫn trẻ. Để giải quyết mâu thuẫn trên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi, lớp chồi 3. Nhằm nâng cao hiểu biết của mình về môn làm quen văn học . Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong chương trình giáo dục mầm non bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, từ đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5 tuổi, đây là giai đoạn giữa tuổi mẫu giáo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay tương đối, trẻ đã có một số kỹ năng cơ bản như vẽ, nặn, cắt, xé dán . Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh.Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp, những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi mầm non. Đối với trẻ 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt động tạo hình cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai, phát huy tính mạnh dạn, phối hợp, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau của trẻ, hình thành cho trẻ những chức năng tâm lý cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ bước vào những giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, bám sát kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn đề ra. Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, Thông tư số 28/2016/ TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Từ đó, bản thân lên Người thực hiện: Đào Thị Thủy Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường MN Krông Ana Bên cạnh đó, việc tổ chức các giờ hoạt động chung của giáo viên còn gò bó, chưa có sự sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, trẻ chủ yếu là quan sát đàm thoại tranh mẫu, phương pháp ghi nhớ vẫn mang tính đồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng phương pháp cho trẻ trải nghiệm, hay những cách tìm tòi khám phá bằng các giác quan. Trong các giờ tổ chức cho trẻ làm quen với tạo hình, sự chuẩn bị đồ dùng chưa được đa dạng, chưa hấp dẫn nên chưa tạo được sự hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. Nhiều khi còn áp đặt vào hiểu biết của trẻ, lên tiết còn rập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo. Hình thức tổ chức còn đơn giản, khiến trẻ nhàm chán khi tham gia hoạt động. Phương pháp lồng ghép hoạt động tạo hình trong các hoạt động học tập và vui chơi chưa linh hoạt sáng tạo nên trẻ chưa thực sự say mê, hứng thú, sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý nên hiệu quả tiết học chưa cao. Chính vì vậy, tôi đề ra nhiệm vụ là chuẩn bị về nội dung, phương pháp, “môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm bằng các giác quan, giúp trẻ làm quen với hoạt động tạo hình một cách nhẹ nhàng, hứng thú, trẻ vừa được tham gia trải nghiệm, vừa được học tạo hìnhgóp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt như thẩm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ, những phẩm chất đạo đức hay một số kỹ năng cần thiết của hoạt động học tập. Trước tình hình thực tế đó, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục trẻ cho phụ huynh, tạo tâm lý sẵn sàng cho trẻ, kích thích sự thích thú, mong muốn được tạo ra cái đẹp qua hoạt động tạo hình, vẽ, nặn, xé, dán cùng cô và các bạn. + Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng trước khi thực hiện các biện pháp mới. Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng trước khi thực hiện các giải pháp, tại lớp chồi 3, Tổng số trẻ là 30 trẻ. Kết quả trước khi thực hiện các giải pháp. STT NỘI DUNG Số lượng Tỉ lệ (%) Trẻ đạt 1 Số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu trở lên 16/30 trẻ 53% 2 Số trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu trở lên 14/30 trẻ 47% 3 Số trẻ có sản phẩm xé dán đạt yêu cầu trở lên 12/30 trẻ 40% Người thực hiện: Đào Thị Thủy Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 3, trường MN Krông Ana Ví dụ 2: Với giờ "hoạt động ngoài trời" tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách trang trí lên tường những hình ảnh ngộ nghĩnh, cho trẻ dùng phấn vẽ trên sân trường, trẻ thoả sức sáng tạo vẽ những ngôi nhà, bông hoa, con vật theo từng chủ đề đang học, trẻ sẽ cảm nhận được cái đẹp và mong muốn tạo thêm những sản phẩm đẹp khác. Biện pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, làm giàu các biểu tượng tạo hình . Để trẻ có được những kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên cần phải giúp trẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về các đối tượng mà trẻ cần phải tái tạo. Ví dụ 1: Để trẻ có thể vẽ, nặn hoặc xé dán con cá với các hình ảnh sinh động và ngộ nghĩnh thì trước đó tôi đã tìm kiếm những hình ảnh, video sinh động về đàn cá đang bơi lội. Khi cho trẻ quan sát tôi đặt câu hỏi để trẻ tập trung vào một số chi tiết như: các con thấy hình dáng của con cá như thế nào? Con cá có những bộ phận nào ? Con cá này đang làm gì ? Trong các tiết học tôi sử dụng vật thật cho trẻ quan sát, giúp cho trẻ tri giác một cách cụ thể cấu trúc của vật thể đó và có biểu tượng thực về nó. Sau khi được quan sát vật thật, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn, khích thích tư duy trẻ tìm kiếm cách thể hiện. Ví dụ 2: Trước khi cho trẻ vẽ "vườn cây ăn quả", thì trong các ngày trước đó tôi dành thời gian cho trẻ quan sát một số loại cây ăn quả có trong khuôn viên nhà trường, khi cho trẻ quan sát cây ăn quả, tôi đàm thoại với trẻ về thân cây, tán lá, màu sắc của hoa và những chùm quả...từ đó trẻ có biểu tượng về cây ăn quả: thân cây to và xù xì, tán cây rộng xanh, những chùm quả sai trĩu khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng... đồng thời tôi sưu tầm các loại quả thật để cho trẻ quan sát thêm trong các giờ đón, trả trẻ. Tuy nhiên tôi không lạm dụng mẫu hay làm mẫu cho trẻ xem mà trước đó cần gợi ý trẻ suy nghĩ và tìm kiếm cách để thể hiện. Giải pháp 2: Khai thác và sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp trong hoạt động tạo hình. Đối với giải pháp này giúp trẻ tự lập, sáng tạo. Trẻ tự biết cách khai thác, sử dụng nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi vào sản phẩm của mình, tôi lựa chọn các biện pháp sau: Biện pháp 1: Lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại thu hút sự chú ý, sáng tạo của trẻ. Để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp, có đủ số lượng cho tất cả trẻ đều được tham gia hoạt động. Tôi lựa chọn sử dụng các nguyên vật liệu mở phù hợp vừa tiết kiệm chi phí mà trẻ và cô dễ kiếm tìm, dễ thực hiện, đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Người thực hiện: Đào Thị Thủy
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon.doc