SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Lớp 4-5 tuổi A2 trong Trường Mầm non Chi Lăng

Qua những khái niệm đơn giản cô giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe trẻ. Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, tôi cũng luôn chú ý tạo cho trẻ môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục theo đúng chủ đề. Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ theo tổ, đúng sơ đồ, rèn kỹ năng tìm đúng chỗ, đúng vị trí và thực hiện tính kỷ luật cao và chỗ ngồi của trẻ có thể được thay đổi theo tuần hoặc theo chủ đề. Ở các góc chơi của lớp tôi thường gắn những nội quy nho nhỏ giúp trẻ thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi.
docx 35 trang skmamnon 21/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Lớp 4-5 tuổi A2 trong Trường Mầm non Chi Lăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Lớp 4-5 tuổi A2 trong Trường Mầm non Chi Lăng

SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Lớp 4-5 tuổi A2 trong Trường Mầm non Chi Lăng
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, của mọi 
cảnh vật và tồn tại của sự sống trên trái đất. Giáo dục bảo vệ môi trường là yêu cầu 
cấp bách mang tính kinh tế, tính khoa học, tính xã hội sâu sắc, đặc biệt trong giai 
đoạn biến đổi khí hậu đang diễn ra rất căng thẳng như hiện nay.
 Giáo dục môi trường giúp cho trẻ có hiểu biết về bản thân, về môi trường 
xung quanh gần gũi với con người, biết sống tích cực và có hiệu quả với môi trường 
vì môi trường, biết bảo vệ giữ gìn và có thái độ nhân văn đối với môi trường. Nội 
dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non bao gồm việc củng cố và cung 
cấp kiến thức về mối quan hệ giữa con người với môi trường, về sự ô nhiễm môi 
trường và bảo vệ môi trường, trẻ hiểu được lợi ích của động vật, cây cối đối với 
con người, cần bảo vệ bản thân, chăm sóc bảo vệ động vật và cây cối từ đó trẻ yêu 
thích thiên nhiên mong muốn và thực hiện những hành động tốt với môi trường 
cung cấp củng cố kiến thức cho trẻ về một số hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu, về 
sự tác động tích cực và tiêu cực của các hiện tượng thiên nhiên đối với con người 
và môi trường, ngược lại một số tác động của con người đối với một số hiện tượng 
trong thiên nhiên.
 Do vậy, tích hợp bảo vệ môi trường cho trẻ góp phần tích cực trong việc đổi 
mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung, 
hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. 
 Xuất phát những lý do trên tôi đưa ra “Một số biện pháp nâng cao ý thức 
bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớp 4 - 5 tuổi A2 trong trường Mầm non 
Chi Lăng”
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi A2 trong trường mầm non Chi Lăng
 Trong năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 
mẫu giáo 4 - 5 tuổi A2 điểm trung tâm với tổng số trẻ là 43 trẻ. Qua tìm hiểu thực 
trạng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho 
phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những ưu điểm và còn có những 
hạn chế như sau:
 a. Ưu điểm
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng 
hộ nhiệt tình của phụ huynh đã tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho Trẻ biết vất rác đúng nơi quy 
 43 30 70 10 30
 định
 Trẻ phân biệt được hành động 
 đúng, hành động sai với môi 43 22 51 21 49
 trường
 Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì và 
làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời vận 
động cả phụ huynh cùng chung tay bảo vệ môi trường, từ những suy nghĩ và trăn 
trở trên. Tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi 
trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp A2 trong trường mầm non” 
 2. Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu 
giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học an toàn và thân thiện
 - Luôn luôn đảm bảo môi trường trong và ngoài lớp được sạch sẽ, ngăn nắp 
và gọn gàng tạo không khí thoáng mát sạch đẹp, để từ đó hình thành cho trẻ lối 
sống sạch sẽ, ngăn nắp. (Hình ảnh 1.1)
 - Qua những khái niệm đơn giản cô giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là 
môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để 
từ đó có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe trẻ. 
 Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, tôi cũng luôn chú ý tạo cho trẻ 
môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục theo đúng 
chủ đề. Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ theo tổ, đúng sơ đồ, rèn kỹ năng tìm đúng chỗ, 
đúng vị trí và thực hiện tính kỷ luật cao và chỗ ngồi của trẻ có thể được thay đổi 
theo tuần hoặc theo chủ đề. Ở các góc chơi của lớp tôi thường gắn những nội quy 
nho nhỏ giúp trẻ thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. (Hình ảnh 1.2)
 Ví dụ: Ở góc thư viện tôi chuẩn bị một số hình ảnh sách, truyện được sắp 
xếp vào từng ô và có hướng dẫn để cho trẻ biết được ô đó để sách gì, nhằm giúp 
trẻ lấy và cất đồ dùng đúng theo yêu cầu của trẻ và theo nội quy của góc (Hình ảnh 
1.3)
 2.2. Biện pháp 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các 
hoạt động học
 * Thông qua giờ hoạt động tạo hình: + Mở đầu: Tôi trò chuyện với trẻ về những ảnh hưởng xấu về môi trường 
xung quanh.
 + Hướng dẫn: Dạy trẻ hát bài “Bé quét nhà” Cô hát mẫu cho trẻ nghe và 
đàm thoại về bài hát:
 + Bài hát nhắc đến cái gì? Bà đã dùng gì để làm ra chổi? Bạn nhỏ dùng chổi 
để làm gì? Chúng mình ở nhà có biết quét nhà không? (Hình ảnh 2.2)
 Giáo dục: Để bảo vệ môi trường bà đã tận dụng rơm làm ra những chiếc 
chổi xinh xắn để quét sạch nhà cửa. Nên hàng ngày chúng mình cũng nên tận dụng 
những chai nhựa, hay đồ dùng nào đó nhờ bố mẹ tái chế làm đồ chơi cho chúng 
mình, điều đó cũng góp phần hạn chế xả rác ra môi trường.
 Sau đó mời cả lớp thể hiện bài hát theo nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân 
trẻ hát.
 + Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động Bé quét nhà và ra chơi.
 * Thông qua tác phẩm văn học: 
 Những câu chuyện, bài thơ, câu đố giữ vai trò quan trọng trong đời sống 
tâm hồn trẻ, sẽ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xử của con người trong thiên 
nhiên, giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Sự đa dạng và các hoạt động 
của các nhân vật giúp trẻ hứng thú lâu.
 Trẻ thích những câu chuyện, bài thơ nói về các con vật nhỏ bé đáng yêu, 
qua các tác phẩm đó giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống thế giới xung quanh, giúp trẻ 
phát triển về ngôn ngữ. 
 Trẻ được nghe, hiểu và thuộc một số bài thơ về môi trường, về thiên nhiên 
tươi đẹp. Những việc làm có lợi, có hại tới môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi 
trường, tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm đối với đời sống con người.
 Thông qua các bài thơ, các câu đố tôi giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường về 
cách ứng xử của con người trong thiên nhiên giữa các đối tượng của thiên nhiên 
với nhau bằng một hệ thống câu hỏi có tính logic để đàm thoại với trẻ một cách 
sôi nổi theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. (Hình ảnh 2.3)
 Ví dụ 1: Ở chủ đề Bản thân dạy bài thơ “Rửa tay”
 + Mở đầu: Cô tập trung trẻ gây hứng thú bằng các câu đố về một số bộ phận 
trên cơ thể, cô sẽ kích thích óc tưởng tượng suy đoán phát triển trí thông minh ở 
trẻ.
 Ví dụ 2: Ở chủ đề trường mầm non dạy bài thơ “Bé bảo vệ môi trường”
 Cô đọc lần 1: Diễn cảm cử chỉ nét mặt. Ở hoạt động ngoài trời tôi giáo dục trẻ không ngắt hoa bẻ lá, không xả rác 
bừa bãi làm bẩn sân trường và cho trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người 
và vạn vật xung quanh, thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm dạo chơi 
ngoài trời. 
 Ví dụ: Quan sát “Bồn hoa”. (Hình ảnh 3.3)
 + Mở đầu: Cho trẻ xếp hàng ra sân cô điểm danh kiểm tra sức khỏe trẻ.
 + Hướng dẫn: Giới thiệu địa điểm quan sát và đàm thoại.
 - Đây là hoa gì? Đặc điểm của hoa như thế nào? Trồng hoa mang lại lợi ích 
gì? Và cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung.
 + Kết thúc: Cô nhận xét khen trẻ, cho trẻ đi nhặt lá cây quanh sân trường và 
đi rửa tay vào lớp.
 * Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động góc
 Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong các hoạt động giáo dục trẻ, đặc 
biệt là thông qua giờ chơi hoạt động góc. Trẻ được tham gia vào nhiều các vai chơi 
khác nhau, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên, trẻ thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ 
một số cây xanh của lớp mình. Trong các giờ chơi hoạt động góc trẻ biết tự lấy đồ 
chơi ra chơi và sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ đùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 Trong hoạt động góc tôi cho trẻ tham gia chơi ở các góc để trẻ được thể hiện 
nhập vào các vai chơi các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Tôi 
nhắc nhở trẻ chơi và giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không vứt, ném đồ 
chơi bừa bãi, chơi xong phải biết thu dọn và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 Ví dụ: Cho trẻ chơi ở 5 góc.
 - Góc phân vai: (Hình ảnh 3.4)
 + Trò chơi gia đình phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo 
gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng 
nhện... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống 
tiết kiệm nước.
 + Trò chơi nấu ăn: Tập làm món ăn đơn giản chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp
 - Góc xây dựng: (Hình ảnh 3.5)
 Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp 
 - Góc nghệ thuật: (Hình ảnh 3.6)
 Múa hát những bài hát theo chủ đề có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường... 
 - Góc thiên nhiên: (Hình ảnh 3.7)
 Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng 
cây, gieo hạt, chơi với cát nước (chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng...) - Trẻ thực hiện theo nhóm (cô bao quát và hướng dẫn trẻ) và nhắc trẻ khi 
nhổ xong các con nhớ thu gom cỏ để vào thùng rác.
 + Kết thúc:
 Cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ đi vệ sinh tay chân sạch sẽ vào lớp.
 2.4. Biện pháp 4: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật 
liệu phế thải
 - Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi luôn suy nghĩ, tìm kiếm, lựa 
chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu phế 
thải để hướng dẫn trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng với cô. Sưu tầm thêm 
các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non để làm 
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, các tiết học, các chủ đề phong phú đa 
dạng hơn, để đáp ứng tốt cho mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói trung và 
hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nói riêng. (Hình làm 4.1)
 - Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và 
trẻ được thực hành trải nghiệm được làm cùng cô. Thông qua đó giáo dục trẻ biết 
trân trọng tất cả những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học.
 Tạo sự hứng thú cho trẻ tôi đã khuyến khích trẻ làm đồ dùng đồ chơi sáng 
tạo từ các nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ sữa chua, cốc bằng giấy, can nước giặt, 
can lau sàn, vỏ lon nước ngọt, chai lọ nhựa...từ các loại nguyên vật liệu ấy trẻ được 
trải nghiệm được làm cùng cô. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả của 
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ được tăng cao. 
 Ví dụ: Tôi có thể tạo ra các con vật từ vỏ sữa chua, cốc bằng giấyvà cho 
trẻ dán hình trang trí bằng sự giúp đỡ của tôi. (Hình ảnh 4.2) 
 2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công 
tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
 Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo 
vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
 Việc kết hợp giữa gia đình là nhiệm vụ không thể thiếu được của giáo viên 
nhằm giúp trẻ có những kỹ năng, những hành động tốt về bảo vệ môi trường. Vì 
trẻ ở môi trường nông thôn nên trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, do đó bố mẹ 
thường xuyên nhắc nhở những việc làm tốt thì hiệu quả việc bảo vệ môi trường ở 
nhà cũng như ở trường sẽ trở thành kỹ năng sống của trẻ sau này.
 Trong giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về 
vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở cộng đồng và vận động phụ 
huynh quyên góp những nguyên vật liệu phế thải để từ đó tận dụng làm đồ dùng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.docx