SKKN Một số biện pháp nâng cao thể chất cho trẻ 4-5 ở trường mầm non
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao…Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng thì việc phát triển thể chất là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh.
Vì trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ khi lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn. Thậm chí có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó trong những năm gần đây nhà trường, phụ huynh và toàn thể xã hội đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng thì việc phát triển thể chất là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh.
Vì trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ khi lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn. Thậm chí có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó trong những năm gần đây nhà trường, phụ huynh và toàn thể xã hội đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao thể chất cho trẻ 4-5 ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao thể chất cho trẻ 4-5 ở trường mầm non
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như cha ông ta xưa nay vẫn nói“Sức khỏe là vàng” cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Sức khỏe thể chất là vốn quý của con người nói chung, đặc biệt là đối với trẻ mầm non, có thể chất tốt trẻ có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái,sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Song cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, môi trường học tập, vui chơi tập trung nhiều trẻ, trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh.Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến mắc bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của trẻ. Bản thân là một giáo viên mầm non, là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục các con tại trường, tôi hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao thể chất cho các con. Điều đó thôi thúc tôi lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp nhằm nâng cao thể chất cho trẻ 4-5 ở trường mầm non” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. - Trẻ mầm non. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện tại trường mầm non nơi tôi công tác. 3. Thời gian nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành trong một năm học từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm nâng cao sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non. - Giúp trẻ có một sức khỏe thật tốt để tham gia các hoạt động. - Tạo cho trẻ thói quen nề nếp tốt trong sinh hoạt. - Giúp giáo viên có những đổi mới sáng tạo trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Giúp thu hút sự quan tâm của phụ huynh đối với việc nâng cao thể chất cho các con. - Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. 3 Đa số các bậc phụ huynh đã có nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm lo sức khỏe thể chất cho con em của mình ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc thể chất toàn diện cho các con còn chưa đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên tôi đã đầu tư nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao thể chất cho trẻ 4-5 ở trường mầm non”. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp khó khăn và thuận lợi sau: 1. Thuận lợi. - Ban Giám Hiệu có đủ cơ cấu, có trình độ chuyên môn và quản lý tốt, luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên. - Trẻ có nhận thức tốt, tiếp thu nhanh. - Có bếp ăn 1 chiều cùng với các nhân viên nuôi dưỡng có trình độ chuyên môn vững vàng. - Có phòng y tế, được trang bị đồ dùng dụng cụ y tế sơ cứu ban đầu. - Trường có góc vận động cho trẻ vui chơi và hoạt động. - Giáo viên yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 2. Khó khăn. - Trường mầm non còn nằm ở vùng nông thôn đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. - Sự đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất cho trường còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu về diện tích phòng học, sân chơi, chưa có phòng vệ sinh riêng cho từng nhóm lớp. - Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột theo mùa cơ thể trẻ khó thích nghi. - Phụ huynh còn chưa quan tâm đến tầm quan trọng nâng cao thể chất cho trẻ. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Tháng 9/2022 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B3, với sĩ số 41 trẻ. Tôi tiến hành khảo sát trên 41 trẻ. Kết quả được đánh giá như sau: STT Nội dung đánh giá Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. 6/41 14,6 2 Trẻ hay ốm vặt, thường xuyên nghỉ học. 14/41 34,1 3 Trẻ có sức khỏe tốt, ổn định. 27/41 65,9 Trẻ hoạt bát, tự tin tham gia các hoạt động, có 4 20/41 48,7% một số thói quen vệ sinh tốt. 5 mới: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. 9h00 – 9h45 9h00 – 9h45 - Hoạt động ngoài trời. + Hoạt động có chủ đích. + Chơi trò chơi có luật. + Chơi với đồ chơi ngoài trời 9h45 – 10h20 9h45 – 10h20 - Hoạt động góc. + Hoạt động gắn với chủ đề đặc biệt ở các góc đặc trưng (góc khoa học, góc nghệ thuật) + Trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân. + Luyện tập các kỹ năng đã học. 10h20 – 11h40 10h20 – 11h40 - Ăn bữa chính. + Rửa tay, rửa mặt. + Ăn trưa. + Vệ sinh. 11h40 – 14h00 11h40 – 14h00 - Ngủ trưa. + Nghe hát ru, dân ca, các bản nhạc nhẹ 14h – 14h40 14h – 14h40 - Ăn bữa phụ + Vệ sinh. + Vận động nhẹ. 14h40 – 16h00 14h40 – 16h00 - Hoạt động chiều, ôn luyện củng cố, làm quen kỹ năng mới - Chơi và hoạt động theo ý thích. 16h00 – 17h15 16h00 – 17h30 - Trẻ chuẩn bị ra về, Trả trẻ. - Vệ sinh, kiểm tra trang phục đồ dùng cá nhân của trẻ. - Nêu gương cuối ngày hoặc cuối tuần. - Trả trẻ, Trao đổi thông tin với phụ huynh. - Tôi luôn lên kế hoạch vệ sinh đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp tuần ba lần, vệ sinh môi trường ngoài lớp học tuần hai lần. - Phối hợp Ban Giám Hiệu, kế toán, nhà bếp lên thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn, tuần lẻ, tính khẩu phần ăn phù hợp với chế độ dinh dưỡng của trẻ . - Lên kế hoạch phối hợp y tế trường, y tế xã khám sức khỏe định kì cho trẻ hai lần trên một năm. - Lên kế hoạch cân đo trẻ theo từng quí, vào các tháng: T9, T12, T4.Trẻ suy dinh dưỡng cân hàng tháng, trẻ thấp còi ba tháng đo một lần. 7 sắc nấu thịt”chứa nhiều vitamin và chất sơ. Các bé ăn vào khỏe mạnh, da đỏ, má hồng cao lớn thông minh. Cô chúc các con ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mình. Khi trẻ ăn cô đi xung quanh bao quát nhắc nhở trẻ cố gắng ăn hết xuất. Khi đa số trẻ đã ăn gần hết bát 1 tôi đi chia 1-2 xuất thức ăn mặn để dư cho trẻ suy dinh dưỡng. Trong bữa ăn tôi luôn bao quát chăm sóc, động viên tất cả trẻ ăn, quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng và trẻ ăn chậm. Tôi động viên trẻ ăn thi đua nhau, bạn nào ăn hết trước cuối tuần cô thưởng bé ngoan. Tôi thường quan tâm, nhắc nhở trẻ để hình thành các hành vi văn minh trong ăn uống như : Khi ăn không nói chuyện, không xúc cơm, thức ăn sang bát của bạn, không bỏ dở cơm, không làm rơi cơm ra bàn vv. Tôi luôn bao quát, kịp thời phát hiện những hành động chưa đúng trong bữa ăn để kịp thời tìm hiểu hiểu nguyên nhân và có biện pháp chăm sóc động viên trẻ cho phù hợp. Trẻ có tâm lí thỏa mái trong giờ ăn sẽ hấp thụ tốt các chất có trong thức ăn giúp trẻ có một sức khỏe thật tốt, trẻ ăn hết xuất, ngon miệng, không còn xúc bỏ ra đĩa nữa. b. Nâng cao thể chất cho trẻ thông qua các tiết học. Sức khỏe vô cùng quan trọng với trẻ, là yếu tố quyết định mọi hoạt động của trẻ vì vậy tôi thường quan tâm rèn luyện chăm sóc, giáo dục trẻ bảo vệ sức khỏe mọi lúc mọi nơi, thông qua các tiết học. Trong đó hoạt động phát triển thể chất được tôi trú trọng, quan tâm đặc biệt, vì nó có vai trò to lớn trong việc nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe cho trẻ, giúp cơ thể phát triển cân đối hài hòa, tinh thần sảng khoái, vui vẻ, hoạt bát nhanh nhẹn tự tin trong các hoạt động. Với hoạt động phát triển thể chất, tôi thường lên kế hoạch theo độ tuổi để trẻ được tập các vận động theo trình tự từ dễ đến khó. Đồng thời tôi cũng rất quan tâm đế việc gây hứng thú cho trẻ khi bắt đầu bài dạy giúp trẻ có tinh thần khí thế tham gia tập luyện tốt và tích cực hơn khi hoạt động. Ví dụ : Với chủ đề: Gia đình, VĐCB: đi trong đường hẹp. Trò chơi vận động : kéo co. Tôi dẫn dắt trẻ đến với hội thi “Gia đình vui khỏe”, trẻ được tập bài thể dục khởi động, bài tập Phát triển chung theo nhạc bài hát về gia đình,dẫn dắt trẻ qua các phần thi : Gia đình vui (khởi động), gia đình khéo (VĐCB), Gia đình khỏe (TCVĐ). Khi tổ chức dưới dạng chương trình, trẻ được tiếp thu các vận động một cách tự nhiên, vui vẻ, trẻ rất nhanh nhẹn, tự tin. Để duy trì hứng thú cho trẻ tôi thường xuyên thay đổi hình thức tập luyện trong tiết dạy, có những vận động tôi cho trẻ tập cá nhân, có những vận động tập theo nhóm, tổĐặc biệt để phát huy tính vừa sức của trẻ, tôi cho trẻ lựa chọn vận động nâng cao mà mình sẽ tham gia. Nếu trẻ cảm thấy mình chưa đủ tự tin cần cố gắng 9 Qua biện pháp này, tôi thấy trẻ đã có thể cất dép gọn gàng và tự lấy dép đi mỗi khi đi vệ sinh hay hoạt động ngoài trời Trẻ có ý thức cao và rất hứng thú khi tự mình được lấy và đặt dép vào đúng vị trí. * Thể dục sáng là một trong những nội dung vô cùng quan trọng để phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non. Để giờ thể dục sáng phát huy hiệu quả cao, tôi cho trẻ tập thường xuyên liên tục, đúng giờ, các bài tập được thay đổi theo từng chủ đề. Tôi quan tâm chú ý để cháu nào cũng được thường xuyên tập luyện giống cô giúp tăng cường sức khỏe, tạo năng lượng cho ngày mới sảng khoái. Trẻ được tập thể dục vào mỗi buổi sáng giúp cơ thể rắn chắc khỏe mạnh, nhanh nhẹn linh hoạt trong các hoạt động tiếp theo. Biết được tầm quan trọng của giờ thể dục sáng nên phụ huynh lớp tôi luôn đưa con đi học đúng giờ để trẻ được tập thể dục cùng các bạn. * Trong giờ học, tôi chỉnh tư thế ngồi thoải mái cho trẻ, trẻ không được quay người sang hai bên, ngồi nghiêng người, gác chân lên ghế bạn. vì điều đó ảnh hưởng xấu tới cột sống và mắt. Muốn tiếp thu bài học tốt thì trẻ phải ngồi thẳng lưng, hai tay thả lỏng để lên gối tự nhiên thoải mái. Ngoài ra, để trẻ có sức khỏe tốt, không bị gò bó, căng thẳng khi học bài, trong một tiết học tôi thường thay đổi các tư thế ngồi, vị trí ngồi để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và hứng thú trong tiết học. Khi rèn trẻ tư thế ngồi học bài đúng cách và luôn được thay đổi tư thế ngồi học bài phù hợp với từng môn học tôi thấy trẻ rất hứng thú, và luôn có nề nếp trong hoạt động, giúp trẻ tăng cường sức khỏe và tiếp thu bài tốt hơn. *Trong giờ hoạt động ngoài trời gồm có 3 phần : Quan sát có chủ đích, trò chơi vận động và chơi tự chọn. Khi cho trẻ quan sát các loại cây, sự vật, hiện tượng tự nhiêntôi luôn lồng ghép giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, vì trong bất cứ hoàn cảnh nào sức khỏe là cần thiết và quan trọng nhất đối với trẻ. Trong trò chơi vận động tôi thường tổ chức các trò chơi có luật, trò chơi dân gian như: “Mèo và chim sẻ, bắt đuôi, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng .”. Để trẻ hứng thú vào trò chơi tôi còn chuẩn bị cả mũ đội để trẻ được hóa thân thành các nhân vật, hứng thú khi tham gia trò chơi. Tôi tổ chức để cho tất cả trẻ cùng được trải nghiệm và tham gia trò chơi giúp trẻ rèn luyện bản thân và có sức khỏe tốt nhất, tôi cũng trực tiếp tham gia chơi và gây hứng thú cho trẻ khi chơi. (hình ảnh 2) Trong hoạt động chơi tự chọn tôi cho trẻ chơi ở nhóm mà trẻ yêu thích. Có rất nhiều trẻ đã lựa chọn chơi ở các nhóm : bước vào vòng, lăn bóng, xích đu cầu trượtmỗi nhóm có ít trẻ chơi, nên trẻ được rèn luyện sức khỏe rất nhiều trong quá trình chơi.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_the_chat_cho_tre_4_5_o_truong.docx