SKKN Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiện nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tại hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng.
Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tạo hình cho nên tôi đã chọn đề tài giáo dục tạo hình để nghiên cứu và dạy dỗ trẻ.
doc 21 trang skmamnon 30/06/2024 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
 2/15
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
 “Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 
 mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”
 2. Lý do chọn đề tài.
 a. Cơ sở lý luận: 
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan 
trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. 
Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm 
mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí 
tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích 
cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, 
kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng 
sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ 
vụng về đến linh hoạt.
 Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được 
thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri 
giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách 
có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được 
hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những 
biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi 
dao chơi, tham quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh 
hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật như vậy hoạt động tạo 
hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như 
“Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng 
và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt 
động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động 
hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận 
biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính 
kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình 
thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua 
hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng 
xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu 
sắc đồ vật thiện nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối 
đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường nét. Đã thu hút 
 Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non 4/15
thành viên trong xã hội. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những 
biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực sáng tạo trong 
lĩnh vực này. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:
 “Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
3. Mục đích nghiên cứu:
 Giúp cho giáo viên năng động, tự tin sáng tạo vận dụng kiến thức kinh 
nghiệm vào giảng dạy.
 Tìm ra những biện pháp thực hiện phát huy tính sáng tạo của trẻ trong 
hoạt động tạo hình,giúp trẻ phát triển các kĩ năng nặn,xé dán,vẽ ,tô màu của trẻ.
 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh nhận thức được vai trò của 
hoạt động tạo hình tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Nâng cao các nội dung, hình thức lồng ghép vào việc tổ chức các hoạt 
động cho trẻ.
4. Đối tượng nghiên cứu 
 - Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú và khả năng thể hiện các kĩ năng:Xé 
dán,vẽ,nặn,cắt,dán,bố cục tranh,cách tô màu của trẻ trong hoạt động tạo hình 
qua đó tôi đề xuất một số biện pháp: “ Một số biện pháp nâng cao sáng tạo 
trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
5.Đối tượng khảo sát,thực nghiệm.
 - Căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ tại lớp B3 Trong trường mầm 
non mà đưa ra các biện pháp đảm bảo cho trẻ được hoạt động phù hợp với nội 
dung chương trình,phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ thông hoạt động tạo 
hình.
6.Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp dùng lời nói
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp động viên , khuyến khích.
7.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3
 - Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác.thời gian từ 
tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Củng cố và thực hiện duy trì cho các 
năm tiếp theo
 Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non 6/15
 - Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ. Có năng lực chuyên môn tốt sáng tạo trong các hoạt động, 
nhiều năm đạt giáo viên giỏi. 
 - Đội ngũ giáo viên trong lớp được nhà trường phân công đều đạt trình độ 
chuẩn và trên chuẩn. Luôn có tinh thần đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
 *Về học sinh:
 - Tổng số trẻ là 28 cháu,100% các cháu đều ăn ở bán trú .
 - Trẻ chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học và hoạt 
động trải nghiệm ngoại khóa.
 - Các cháu khỏe mạnh, hồn nhiên, thích hoạt động có ý thức nghe lời cô giáo.
 * Về phụ huynh:
 - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình về cơ sở vật chất và tinh 
thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như các phong trào do nhà 
trường tổ chức. 
 - Phụ huynh luôn lắng nghe khi giáo viên tuyền truyền, trao đổi với về 
tầm quan trọng về các lĩnh vực phát triển: Trí tuệ - Đạo đức - Thẩm mĩ - Thể 
lực - lao động trong đó có lĩnh vực thẩm mĩ đặc biệt là bộ môn tạo hình
 b. Khó khăn:
 - Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn gặp một số khó khăn như sau:
 *Về cơ sở vật chất:
 - Nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng chưa 
được phong phú về chủng loại, chất liệu, mẫu mã. 
 * Về phía giáo viên:
 - Lớp có tổng 28 hoc sinh trong đó có 1 học sinh là khuyết tật nên 2 cô 
thường xuyên phải để ý chăm sóc học sinh đó nên việc giành thời gian cho các 
bạn khác bị hạn chế hơn.
 *Về học sinh:
 - Khả năng khéo léo, tư duy sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ hạn chế, 
chưa đồng đều, chưa tự tin tạo ra sản phẩm đẹp.
 - Khi khảo sát trên trẻ kĩ năng tạo hình như: Vẽ, tô màu, nặn, xé dán, cách cầm 
kéo cắt dán, ghép tranh, cách tạo ra bố cục bức tranh.... của trẻ còn rất nhiều hạn chế.
 - Đa số trẻ chưa biết cách nhận xét, đánh giá sản phẩm, Chưa nói lên được 
cảm nhận khi nhận xét sản phẩm của mình và bạn.
 - Do dịch bệnh covid 19 nên tháng 2 và tháng 5 các con chỉ được học bài 
qua vi deo cô gửi vào zalo nhóm lớp do vậy việc thực hiện đề tài cũng gặp khó 
khăn.
 Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non 8/15
5. Biện pháp từng phần
 5.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm và 
 trường lớp mầm non hạnh phúc.
 Đầu năm tôi đã đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở 
vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tạo hình để trang trí môi trường 
lớp, theo các sự kiện nổi bật trong năm học. 
 Trong quá trình cùng trẻ trang trí môi trường lớp học, tôi cung cấp biểu 
tượng về đối tượng tạo hình, chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, 
những cái đẹp của đối tượng. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm 
ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó 
giúp trẻ có ý tưởng để sáng tạo.
 Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp 
học sạch sẽ và đẹp mắt, trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp có màu sắc hài hòa 
được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt. Ngoài ra, chỉ cho trẻ thấy được vẻ 
đẹp của các phòng được trang trí rất đẹp bởi các những vật dụng trang trí. Đây 
cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt 
động tích cực tốt hơn.
 Ví dụ: Sau khi trẻ thực hiện xong sản phẩm của mình như là? Vẽ, cắt, dán, 
nặn lắp ghép.... các con vật, hay giỏi hoa từ các nguyên vật liệu khác nhau. Giáo 
viên hỏi ý tưởng của trẻ: Con sẽ trưng bày sản phẩm ở vị trí nào? Vì sao con để 
ở đó? Trẻ rất hứng thú vì được chủ động đưa ra ý kiến của mình và rất tích cực 
khi tham gia hoạt động tạo hình, luôn cố gắng tạo ra sản phẩm đẹp để được trang 
trí, được sắp xếp và được nhìn ngắm sản phẩm của mình mỗi ngày.
 Ví dụ : “Chấm màu bông hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, 
bông cánh nhọn, bông màu cam, bông màu hồng Nếu trẻ đã được ngắm bông 
hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng chấm 
màu và sử dụng nhiều nguyên vật liệu tự nhiên như củ, quả, đồ dùng phế thải 
như chai nhựa, nắp chai, lõi giấy vệ sinh.... để bông hoa sinh động và đẹp hơn.
 Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: sắp xếp đồ chơi đẹp, xắp 
xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý sao cho trẻ có thể thấy rõ và 
lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình và sáng tạo vào bất cứ lúc nào 
trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mìnhTừ đây tạo cho trẻ cảm 
giác thích thú và mong muốn được sáng tạo
 Trong những buổi sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ học, tôi đã cho các cháu 
cùng quan sát những bức tranh, các đồ chơi dân gian, các đồ chơi đặc trưng cho văn 
hoá địa phương phù hợp với nhận thức của trẻ. Cho trẻ làm quen với các phương 
 Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non 10/15
bìa cát tông và hoa tạo thành con cá, trẻ sẽ cảm nhận được sự đáng yêu của 
những con vật làm từ tự nhiên. 
 (Phụ lục 2: Hình ảnh 2+3)
 Từ những nguyên vật liệu đó tôi và trẻ đã làm ra được rất nhiều đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho học tập và trang trí lớp như: Con lợn,con bướm,các loại 
hoa,cây cảnh,ô tô,xe máy,mũ.
 Muốn trẻ tham gia tích cực, năng động sáng tạo, tư duy phát 
triển vào hoạt động tạo hình, thì tôi phải làm tốt công tác chuẩn bị, từ môi 
trường lớp học, từ tranh ảnh, vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp, đa dạng, 
phong phú và đủ với số lượng trẻ cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt 
động. Có như vậy chất lượng tạo hình sẽ đạt kết quả cao. 
 (Phụ lục 2: Hình ảnh 4+5)
 5.3. Biện pháp 3: Phương pháp giúp trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo 
hình thông qua giờ học lấy trẻ làm trung tâm và qua các hoạt động khác.
 * Hoạt động tạo hình trong giờ học
 Trong giờ học không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít 
làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và sáng tạo tìm 
kiếm cách thể hiện. Bên cạnh đó tôi tạo cho trẻ những hứng thú thế mạnh, khả 
năng nhu cầu của từng trẻ. Tăng cường các câu hỏi mở “Con chọn nguyên vật 
liệu gì? Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? Để làm nên sản phẩm này 
thì con phải làm như thế nào?”: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, 
“Vì sao con lại biết”, “Con có suy nghĩ gì”, “ Hay có cách nào khác để làm được 
không?” Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được 
đánh giá tốt (khá) qua việc làm của trẻ. Ví dụ: “Cô rất thích tô màu bông hoa 
này”, “Bức tranh này trông đẹp quá!” để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh 
giá, nhận xét sản phẩm áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt 
động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề, coi 
trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy 
nghĩ về nhiệm vụ. Tạo tình huống để trẻ hứng thú sáng tạo. Hãy để trẻ tự tin 
mạnh dạn miêu tả, sáng tạo, đánh giá sản phẩm.
 (Phụ Lục 3: Hình ảnh 6 +7)
 * Hoạt động tạo hình ngoài giờ học
 Hoạt động sáng: Trẻ được chơi lắp ghép các khối gỗ, xếp khối tạo thành 
các sản phẩm. 
 Đối với hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ vẽ phấn tự do trên sân trường, 
xếp lá, sếp đá, sỏi, hạt gấc, đồ lá, .... tạo các hình dạng. Thăm quan vườn rau, 
 Một số biện pháp nâng cao sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5tuổi ở trường mầm non

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_sang_tao_trong_hoat_dong_tao.doc