SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử, giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năng cần có và đóng vai trò quan trọng với mỗi người giúp cho chúng ta tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản hồi, nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ sẽ tự tin hơn và cách nhìn nhận cuộc sống tốt hơn.
Chính vì vậy việc cung cấp những kiến thức về kỹ năng giao tiếp cho trẻ là việc rất cần thiết ngay từ cấp bậc mầm non giúp trẻ hình thành và rèn luyện. Trẻ có những kỹ năng giao tiếp sẽ tự tin trong cử chỉ lời nói trong mọi hoạt động thường ngày của trẻ kể cả ở nhà, ở trường hay ngoài xã hội. Để trẻ nhận thức rõ về kỹ năng giao tiếp thì cần phải cho trẻ được trải nghiệm thực tế nhiều. Cần trau dồi cho trẻ để trẻ có những thái độ, hành vi đúng đắn phù hợp. Là một giáo viên mầm non, tôi không khỏi băn khoăn làm thế nào để ngoài việc ăn uống đủ chất hay mặc đẹp trẻ còn phải được trang bị những tình cảm, đạo đức lối sống để trở thành con người có ích cho xã hội, góp phần cho xã hội ngày một xã hội văn minh tươi đẹp. Muốn vậy người lớn phải tạo cho trẻ môi trường để giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp.
docx 26 trang skmamnon 06/10/2024 871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non
 2
quan tâm đến người khác, các kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, cha mẹ thường 
nuông chiều làm cho trẻ ỷ nại chủ quan gây khó khăn cho trẻ trong những tình 
huống bất ngờ xảy ra, không chủ động xin lỗi người khác khi biết mình mắc lỗi, 
trẻ còn nói trống không... Qua nhiều năm tôi được nhà trường phân công chủ 
nhiệm lớp 4-5 tuổi mẫu giáo nhỡ, ngay đầu năm khi được tiếp nhận tôi nhận 
thấy kĩ năng giao tiếp của trẻ còn non yếu, trẻ chưa có kỹ năng thuyết trình, trình 
bày diễn đạt vấn đề còn nhút nhát ngại giao tiếp, chưa hòa nhập trong hoạt động 
nhómtrong quá trình giảng dạy các cô đã quan tâm để rèn cho trẻ kỹ năng 
giao tiếp hằng ngày tuy nhiên các biện pháp áp dụng còn chưa được quan tâm 
nhiều, hiệu quả chưa cao chính vì vậy mà trẻ chưa phát huy hết khả năng giao 
tiếp và những vốn có của trẻ.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã nghiên cứu áp dụng và tìm ra: “Một 
số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt 
động trong trường mầm non”
 II. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI &THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 
 2. Phạm vi: Lớp 4 tuổi B4 Trường mầm non
 3. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được tiến hành trong 1 năm học, từ 
tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Qua sáng kiến nghiên cứu, giúp bản thân tôi có những định hướng phù 
hợp trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động hằng 
ngày cho trẻ 4-5 tuổi. 
 - Giúp trẻ tích cực tập trung chú ý, thích thú hào hứng tham gia các hoạt 
động một cách có hệ thống, có tổ chức mà trẻ cảm thấy tự nhiên thỏa mái, tự tin 
không bị gò ép, trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình trước người khác. 
Từ đó góp phần phát huy tính tích cực mạnh dạn của trẻ để giúp trẻ phát triển 
một cách toàn diện.
 - Nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động, trẻ được 
trải nghiệm mở rộng thêm kiến thức, cách giao tiếp cũng như cách biểu hiện thái 
độ của bản thân hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá xã 
hội trong sáng văn minh và hiện đại. 
 - Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển toàn 
diện về mọi mặt: Đức -Trí - Thể - Mỹ.
 - Giúp cho giáo viên linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, thấy được 
vai trò quan trọng của việc tạo sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ.
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non” 4
trị của nhân cách con người, sự tác động qua lại của con người với con người, 
con người với hành vi hình thành ở trẻ thái độ và hành vi đúng đắn. Trẻ mầm 
non được trải nghiệm, khám phá, tiếp cận với môi trường, bạn bè, con người 
dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” 
là phương pháp giáo dục có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi này.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Đầu năm 2022 – 2023, tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công 
dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi với sĩ số là 27 trẻ và là một trong các lớp điểm của 
trường về phát triển ngôn ngữ và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trăn trở với 
mục tiêu chung của giáo dục là một giáo viên mầm non tôi nguyện góp một 
phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ nhằm góp phần hình 
thành nhân cách cho trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
 Song khi thực hiện sáng kiến này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
 3. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện sáng kiến.
 a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều 
kiện để cho chúng tôi được đi học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn học tập tham 
quan các trường bạn.
 - Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em 
mình, sẵn sàng phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc và giáo 
dục trẻ. 
 - Bản thân tôi, trước hết là một giáo viên tôi luôn nâng cao tinh thần trách 
nhiệm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “học tập nâng cao 
trình độ chuyên môn và là một giáo viên tôi luôn cố gắng trong quá trình tự học, 
tự rèn luyện mình để cho xã hội ngày một văn minh.
 - Một thuận lợi nữa là tôi được công tác và làm việc trong môi trường có 
tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn gương mẫu nâng cao và nhận thức 
được kỹ giao tiếp hằng ngày là rất cần thiết.
 b. Khó khăn:
 - Một số trẻ chưa nhận thức được vấn đề kỹ năng giao tiếp còn mờ nhạt 
chưa được quan tâm, trẻ còn bị động, rụt rè nhút nhát chưa dám thể hiện mình 
trước đám đông, chưa tích cực học hỏi luôn có tính ỷ nại dựa dẫm.
 - Không ít phụ huynh do mải làm ăn kinh tế nên chưa thực sự quan tâm 
đến việc giáo dục, rèn hay trang bị được nhiều kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 - Môi trường còn nhiều hộ gia đình chưa nhận thức được tầm quan trong 
của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non” 6
lớp học, tôi trang trí, sắp xếp lớp học tạo cho trẻ môi trường lớp học phong phú, 
đa dạng. Đây là tác động cần thiết cho trẻ khi muốn kích thích ý muốn giao tiếp 
ở trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu kế hoạch của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học 
của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 4-5 tuổi để tạo môi trường hoạt động 
hợp lí xung quanh trẻ.
 Hoạt động vui chơi là một trong nội dung quan trọng của trẻ ở trong 
trường mầm non mà trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhiều nhất. Đây là hoạt 
động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ thỏa mãn những nhu cầu vui chơi 
và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi 
này. Vì vậy, việc tổ chức tốt các hoạt động góc sẽ giúp trẻ học được rất nhiều 
điều, trẻ phản ánh những điều mình quan sát được ở thế giới xung quanh, thế 
giới của người lớn, qua đó kích thích sự giao tiếp của trẻ. 
 Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi đã xây dựng nội dung chơi cụ 
thể và trang trí các góc theo từng chủ đề. Đặc biệt lưu ý các góc trẻ có thể phát 
triển kĩ năng giao tiếp nhiều như: Ngôn ngữ, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc 
nấu ăn. Tôi thiết kế góc, bố trí tạo không gian hợp lí ở các góc chơi cho trẻ. Có 
ranh giới giữa các góc rõ ràng, sử dụng các giá tủ để chia khoảng cách giữa các 
góc chơi. Có lối đi giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển và hoạt động. Đặt tên 
góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn: Thợ xây tí hon, Đầu bếp đáng yêu, sau 
mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách bố trí, trang trí ở các góc để tạo cảm giác mới lạ, 
hấp dẫn trẻ.
 (MC1: Ảnh môi trường lớp học sắp xếp gọn gàng, khoa học)
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non” 8
là cho trẻ đọc thơ, cùng kể nối tiếp một câu chuyện hoặc xem các bạn đóng kịch. 
Dù áp dụng phương pháp nào, cũng sắp xếp sao cho khi có bạn biểu diễn thì sẽ 
có bạn đóng vai khán giả và sẽ cùng nhận xét về nội dung mà các bạn vừa thể 
hiện. Ở góc chơi này tôi thường xuyên thay đổi các phương thức lắng nghe
bằng cách áp dụng phương pháp kể nối, đọc nối, đóng kịch sáng tạo. Các hình 
thức này kích thích trẻ nghe rất tốt và rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin.
 Ví dụ: Trẻ kể câu chuyện: Chú dê đen.
 Muốn tham gia kể chuyện, trẻ phải lắng nghe bạn kể. Tôi chia số thứ tự 
cho trẻ và yêu cầu trẻ khi bạn kể xong câu chuyện của bạn, con cần nối tiếp 
đoạn truyện của mình luôn. Có thể kết hợp cùng biểu cảm khuôn mặt và hành 
động nếu trẻ đã thuộc câu chuyện cho thêm phần sinh động. Trong quá trình 
chơi tôi bao quát góc chơi cũng như động viên, khích lệ trẻ chơi, trẻ kể chuyện 
sáng tạo từ những hình ảnh, con rối mà cô và trẻ chuẩn bị.
 Hay tôi đọc cho trẻ nghe những đoạn truyện ngắn từ đó trẻ lắng nghe bắt 
chước giọng điệu của cô, hiểu về nội dung của đoạn truyện, cô đưa ra tình huống 
để trẻ giải quyết vấn đề, trẻ có thể tự sáng tạo nội dung truyện theo cách riêng 
của mình qua đó rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ trở 
nên tự tin hơn, biết cách giải quyết vấn đề một cách khéo léo linh hoạt.
 (MC2: Ảnh cô đọc truyện cho trẻ nghe - trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo của 
 mình cho bạn nghe)
 * Góc xây dựng: 
 Ở góc này, kĩ năng trao đổi được thể hiện qua sự bàn bạc giữa các kĩ sư 
xây dựng. Với mỗi một chủ đề, tôi xây dựng các công trình khác nhau và yêu 
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non” 10
 (MC4: Ảnh trẻ hội ý trao đổi về món ăn yêu thích, cách chế biến, phân công 
 nhiệm vụ, tự tin tham gia chơi cùng bạn ở góc chơi)
 Kết quả: Việc phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt 
động vui chơi giúp trẻ có cơ hội học mà chơi, chơi mà học. Thông qua đó, việc 
tiếp thu các kiến thức trở nên dễ dàng, thoải mái hơn. Tránh tình trạng gò ép trẻ, 
khiến trẻ căng thẳng, không muốn tham gia vào các hoạt động, trẻ được trau dồi 
các tình huống diễn ra trong quá trình chơi, mà hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu 
giáo là hoạt động đóng vai theo chủ đề, trẻ được chơi, được mô tả lại cuộc sống 
đời thật trong cách thể hiện qua các góc chơi.
 2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động học.
 Để có thể tiếp sức cho trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp thì không chỉ xây 
dựng yếu tố về môi trường cơ sở vật chất mà yếu tố làm nền tảng cho trẻ đó là 
xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở gần gũi với trẻ cũng vô cùng cần thiết.
 Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có nỗi sợ hãi và căng thẳng khiến 
chúng ta ngày càng sống khép kín hơn, không thỏa mái về bản thân cũng như tự 
tin thể hiện giao tiếp với mọi người xung quanh. Hay đơn giản trong một buổi 
thuyết trình, hội thảo nào đó bạn sợ mình đứng dậy phát biểu sẽ sai, sợ người ta 
cho rằng bạn không giỏi. Những đứa trẻ cũng vậy, chính điều đó khiến cho 
những đứa trẻ rơi vào bế tắc của những cuộc giao tiếp, cụ thể hơn là các hoạt 
động tham gia cùng cô và các bạn hay với mọi người xung quanh. Trẻ mầm non 
có đặc trưng: “Học mà chơi, chơi mà học” nắm được điều đó tôi đã xây dựng 
nên môi trường tâm lí trong các hoạt động một cách thân thiện, cởi mở, gần gũi, 
hứng thú với trẻ để trẻ cảm thấy ấm áp khắc sâu ấn tượng đầu tiên và có cảm 
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non” 12
 Ví dụ: Đối với hoạt động âm nhạc dạy hát: Bé quét nhà.
 Tôi tìm tòi nghiên cứu và áp dụng những hình thức đổi mới ở lĩnh vực 
phát triển thẩm mỹ. Cụ thể, để bắt đầu hoạt động, tôi đánh đàn cho trẻ khởi động 
giọng cùng cô qua những giai điệu vui tươi của các nốt nhạc, sau đó hát mẫu cho 
trẻ nghe, đưa ra các câu hỏi hướng sự tập trung của trẻ vào nội dung như trả lời 
các nội dung liên quan đến bài hát như bài hát có tên là gì? Do nhạc sĩ nào sáng 
tác? Hỏi với trẻ khi cô đánh nhịp bằng 1 tay các bé như thế nào? khi cô đánh 
nhịp bằng 2 tay các con làm gì? Cô mời cả lớp, tổ nhóm cá nhân trẻ hát. Từ đó 
phát huy khả năng ngôn ngữ, phát biểu trình bày trước đám đông giúp trẻ thêm 
tự tin trong giao tiếp.
 (MC6: Ảnh cô sử dụng đàn giúp trẻ hứng thú trong hoạt động)
 Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông từ nhỏ mang lại rất 
nhiều lợi ích cho trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ mạnh dạn thể hiện quan điểm bản 
thân, loại bỏ sự nhút nhát, mà còn tập thói quen lập luận, tư duy đa chiều. 
Thuyết trình còn giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ, quan trọng hơn, bé biết 
cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tạo sự hấp dẫn cho bài thuyết trình. 
 Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình: Tạo hình con vật bằng các nguyên 
vật liệu tự nhiên. (Đề tài)
 Tôi tạo hứng thú bằng cách hát vận động bài: “Khám phá rừng xanh” sau 
đó trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài. Đưa ra tranh mẫu để trẻ nhận xét đưa ra ý 
kiến, cảm nhận của mình. Tôi quan tâm đến cá nhân trẻ đặc biệt là những trẻ 
nhút nhát mời trẻ nói nhiều, gợi mở ý tưởng con định làm gì? Làm như thế nào? 
Sau khi trẻ thực hiện hoàn thiện sản phẩm tôi cho trẻ chia sẻ cảm nhận của mình 
Tên SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi thông 
qua các hoạt động trong trường mầm non”

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_4_5.docx