SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh: Môi trường xã hội, môi trường tự nhiên…. là đã tạo cho trẻ một môi trường hoà nhập vào cuộc sống ngần gũi, thực tế đối với trẻ, từ đó trẻ được lĩnh hội những kiến thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. Nhằm hình thành ở trẻ khả năng suy nghĩ, thái độ, quan hệ tích cực, cách ứng sử với môi trường, qua đó mà trẻ được học làm người.
Tuy nhiên trong thực tế, nên vận dụng khả năng quan sát của trẻ và các hoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý luận phổ biến trong ngành giáo dục mầm non. Hiện nay trong ngành giáo dục mầm non, đa số các cô giáo trong các trường mầm non chưa nắm được các phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm quen với môi trường xung quanh. Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động dạo chơi, nội dung quan sát cong nghèo nàn, sơ sài, gò bó trong khoảng lớp học, ít đưa vào hoàn cảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật, với những tình huống thật trong cuộc sống. Do đó trẻ bị hạn chế trong việc phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động khi quan sát vì vậy những hiện tượng của trẻ về thế giới xung quanh dễ bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khả năng quan sát của trẻ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức phù hợp đúng theo các độ tuổi.
doc 23 trang skmamnon 25/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả
 2
 * Lý do chọn đề tài.
 Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh: Môi trường xã hội, môi 
trường tự nhiên. là đã tạo cho trẻ một môi trường hoà nhập vào cuộc sống 
ngần gũi, thực tế đối với trẻ, từ đó trẻ được lĩnh hội những kiến thức, những ấn 
tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. Nhằm 
hình thành ở trẻ khả năng suy nghĩ, thái độ, quan hệ tích cực, cách ứng sử với 
môi trường, qua đó mà trẻ được học làm người.
 Tuy nhiên trong thực tế, nên vận dụng khả năng quan sát của trẻ và các 
hoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý 
luận phổ biến trong ngành giáo dục mầm non. Hiện nay trong ngành giáo dục 
mầm non, đa số các cô giáo trong các trường mầm non chưa nắm được các 
phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm quen với môi trường 
xung quanh. Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động 
dạo chơi, nội dung quan sát cong nghèo nàn, sơ sài, gò bó trong khoảng lớp học, 
ít đưa vào hoàn cảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật, với những 
tình huống thật trong cuộc sống. Do đó trẻ bị hạn chế trong việc phát huy tính 
tích cực sáng tạo chủ động khi quan sát vì vậy những hiện tượng của trẻ về thế 
giới xung quanh dễ bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ của trẻ, đồng thời khả 
năng quan sát của trẻ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức phù hợp 
đúng theo các độ tuổi.
 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển được khả năng quan sát cho trẻ. 
Giúp trẻ phát huy được tính tích cực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ tích 
luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn trí thức của trẻ phong phú, hình thành những 
biểu hiện chính xác về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Đây là 
cơ sở ban đầu, quan trọng đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ của 
trẻ sau này.
 Qua đây chúng ta thấy việc tìm ra những biện pháp hợp lý, phù hợp, nhằm 
nâng cao khả năng quan sát cho trẻ là rất cần thiết. Khả năng quan sát của trẻ mà 
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi 4
 Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo thì quan sát lại càng đóng vai trò 
hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh. Do đó việc 
rèn luyện và phát triển khả năng quan sát của trẻ là rất cần thiết. 
 Độ tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách 
toàn diện. Một đời sống tâm lý phong phú cho trẻ vì vậy những gì mà trẻ lĩnh 
hội trong gia đoạn đầu đời này đều phải chuẩn, phải chính xác, phải đứng đắn.
 Khả năng quan sát giúp trẻ hình thành những hiện tượng chính xác, rõ ràng, 
cặn kẽ, tỉ mỉ về các sự vật, hiện tượng tròng thế giới hiện thực khách quan. Các 
kết quả do quá trình quan sát sẽ là nguồn tài liệu cung cấp cho quá trình nhận 
thức lý tính, giúp trẻ dần dần chuyển từ tư duy cụ thể (trực quan – hành động 
trực quan – hình tượng) sang tư duy trìu tượng.
 Ở Tuổi mẫu giáo trẻ đã bắt đầu làm chủ tri giác, đó chính là tính chủ định 
trong tri giác, hay nói một cách khác thì trẻ tri giác có chủ định hay gọi là quan 
sát. Ở trẻ 4-5 tuổi khả năng quan sát của trẻ em còn hạn chế về cả chất lượng và 
số lượng nên rất cần đến sự động viên, khuyến khích, gây hững thú của cô 
giáo, của người lớn trong quá trình trẻ quan sát.
 Sự phát triển khả năng quan sát còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc 
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông và cho cả quá trình học tập, nhận thức 
lâu dài của trẻ sau này
 2.Cơ sở thực tiễn.
 Khi đưa ra “Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả” sẽ có ý 
nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt đây là hình thức mới nâng cao hiệu quả mỗi 
giờ tổ chức cho trẻ khám phá khoa học giúp trẻ tiếp cận thế giới xung quanh 
một cách gần nhất, đồng thời đi sâu, tìm hiểu về đặc điểm đặc trưng của một số 
loại quả, ích lợi, cách sử dụng một số loại quả qua đó giúp trẻ hứng thú hơn, 
đồng thời kích thích khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động trải 
nghiệm thực hành .
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi 6
giúp trẻ dần dần chủ động, tích cực trong quan sát và giảm sự phụ thuộc vào 
người lớn. Cụ thể như sau:
 1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức:
 Cùng với tự rèn luyện nhân cách, phẩm chất, yêu nghề mến trẻ, tôi nghĩ 
rằng bản thân cần luôn luôn không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp 
vụ để có những bài giảng hay, sáng tạo, phát huy tính tích cực của trẻ.
 Tham gia học hỏi bạn đồng nghiệp về một số hình thức tổ chức các hoạt 
động cho trẻ làm quen với một số loại quả, các hình thức tổ chức các tiết học 
đạt hiệu quả. Thường xuyên dự giờ, trao đổi, thảo luận về tiết dạy đặc biệt tiết 
học khám phá khoa học đạt hiệu quả.
 Tham gia và dự các chuyên đề của trường, phòng giáo dục tổ chức các 
tiết dạy mang hình thức đổi mới. Thường xuyên cập nhật các thông tin trên đài, 
ti vi hay internet. thực hiện việc đổi mới hình thức tổ chức tiết học khám phá 
khoa học nhằm nâng cao khả năng quan sát của trẻ để ứng dụng, học tập vào 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nghiên cứu tài liệu sách báo, các tập san có nội 
dung liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục mầm non .
 Bản thân không ngừng tự học bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, tự rèn 
luyện thói quen luôn luôn học hỏi, luôn luôn vận động, sáng tạo và tích cực khi 
tổ chức cho trẻ mỗi giờ học, mỗi giờ khám phá thế giới xung quanh .
 2. Luyện kỹ năng thực hành.
 Để mỗi giờ dạy trẻ làm quen với một số loại quả đạt hiệu quả cao giáo 
viên trước hết rèn luyện có những biện pháp cần thiết. Trau dồi kiến thức về 
giáo dục trẻ một cách cơ bản nhất để có kỹ năng lựa chọn đồ dùng trực quan là 
hình ảnh hay vật thật để tổ chức cho trẻ hoạt động 
 Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật, hiện 
tượng xung quanh trong tính đa dạng của chúng.
 Về phượng diện tâm lý học, có thể nói cuộc sống là một dòng hoạt động và
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi 8
 Viêc dạy trẻ quan sát có hiệu quả chỉ có thể thực hiện khi có đối tượng 
quan sát, vì vậy dạy trẻ quan sát có hiệu quả được thực hiện trong quá trình cho 
trẻ tiếp xúc, hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh và tiếp xúc với sự 
vật hiện tượng thật thì càng tốt.
 Khi tổ chức quan sát, việc đặt câu hỏi chính là việc giao nhiệm vụ quan sát 
cho trẻ. Trẻ tìm cách trả lời câu hỏi chính là thực hiện nhiệm vụ quan sát. Vì vậy 
hỏi như thế nào để rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát độc lập, chủ động và tính 
cực? Chúng tôi nghĩ rằng với việc sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính khái 
quát, câu hỏi kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ và những câu hỏi gợi 
mở khi tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng sẽ đạt được mục đích nêu 
trên.
 Câu hỏi khái quát ở đây là những câu hỏi trong đó đã thâu tóm được toàn 
bộ các phần, các bộ phận hay các đặc điểm của đối tượng quan sát.
 Ví dụ: - Quả cam có những phần nào?
 - Trong ruột quả chanh có những phần nào?...
 Cô giáo giao nhiệm vụ quan sát một cách khái quát như vậy đòi hỏi trẻ phải 
tích cực chủ động tìm, tòi các phần, các bộ phận, các thuộc tính, các đặc điểm 
của đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ quan sát.
 Nếu chúng ta thường xuyên tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng 
xung quanh bằng hệ thống câu hỏi như trên thì sẽ giúp trẻ rèn luyện được tính 
tích cực, chủ động, tự giác quan sát và dần dần hình thành ở trẻ khả năng, thói 
quen quan sát độc lập, chủ động, ít bị phụ thuộc vào người lớn.
 * Dạy trẻ biểu đạt những điều quan quan sát được bằng ngôn ngữ.
 Mở rộng vốn từ là việc cung cấp thêm từ mới cho trẻ. Khi điều tra thực 
trạng khả năng quan sát của trẻ và khi tìm hiểu việc tổ chức cho trẻ quan sát ở 
trường mầm non, chúng tôi thấy trên thực tế trẻ thiếu vốn từ rất nhiều, vốn từ 
của trẻ rất nghèo nàn và do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát của trẻ.
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi 10
trọng : Từ đồ dùng trự quan là các loại đồ dùng thật hay là mô hình, đồ chơi để 
trẻ quan sát, tiếp cận, khám phá ...Tùy vào điều kiện ở trường lớp mà lựa chọn 
hình thức cho phù hợp . 
 Đối với nhà trường : Để thực hiện tốt tiết dạy, để có cơ sở vật chất phục 
vụ cho giờ dạy tôi thường xuyên tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bổ 
xung một số loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết dạy , đồng thời thông qua 
các buổi họp tôi đưa ra ý kiến tăng số lượng 
 Đối với phụ huynh :Thông qua các buổi họp phụ huynh ,qua giờ đón trả trẻ 
trao đổi với phụ huynh về những đồ dùng đồ chơi cần thiết cho trẻ ở lớp như vậy 
phụ huynh sẽ hiểu được mình cần tương trợ những gì cho lớp để phục vụ tốt cho 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ .Đặc biệt tôi thường trao đổi với các bậc phụ 
huynh về đồ dùng trực quan thật trong các tiết dạy để các phụ huynh vận dụng 
cho trẻ làm quen ở nhà hoặc có thể mang những dồ dùng thật đó đếnn lớp để hỗ 
trợ quá trình giảng dạy của các cô đạt kết qủa cao 
 4. Kiểm tra, đánh giá :
Kiểm tra và đánh giá sau các hoạt động là hết sức cần thiết vì chỉ có thế sau mỗi 
giờ dạy tôi mới biết mình cần rút ra những bài học gì? hình thức ra sao? đã gây 
được hứng thú cho trẻ không? cùng với việc đánh giá khả năng của trẻ khi tham 
gia các hoạt động sự hứng thú, hiểu bài, cảm nhận, khả năng diễn đạt,..
 Đối với trẻ việc kiểm tra đánh giá là phải kịp thời để có sự thay đổi về phương 
pháp hay hình thức sao cho phù hợp với trẻ . 
Sau mỗi làn tổ chức cho trẻ làm quen với một số loại quả , tổ chức các hoạt 
động tôi thường kiểm tra,đánh giá trên cơ sở qua bài học trẻ nắm được những gì 
, trẻ biết đặc điểm đặc trưng, màu sắc. ích lợi cách sử dụng của từng loại quả 
hay không. Ví dụ : Khi kết thúc giờ làm quen với một số loại quả tôi tổ chức cho 
trẻ chơi trò chơi : Xếp hoa quả .Cô có thể đặt câu hỏi:
 - Con xếp đĩa hoa quả có những loại quả gì ? 
 - Những loại quả nào ăn có vị ngọt? 
 Sau đó cô cho trẻ về góc tạo hình để vẽ, tô màu một số loại quả 
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi 12
 + Câu hỏi cô đưa ra phải thay đổi hình thức liên tục để kích thích trẻ tư 
duy và trả lời . 
 + Bao quát trẻ tốt khi tổ chức cho trẻ cùng khám phá với vật thật, tránh 
tình huống trẻ quá chú ý vào những vật có trong tay, mà không chú ý đến bài 
giảng của cô giáo . 
 6. Biểu dương ,tuyên truyền :
 * Biểu dương :
 Biểu dương là một hình tức hết sức quan trọng đối với trẻ vì:
 Là phương pháp động viên khen ngợi trẻ sau mỗi một hoạt động hay sau 
mỗi một việc làm của trẻ, được động viên khen ngợi kịp thời trẻ phấn khích hơn 
và làm tốt hơn, cho dù trẻ thực hiện chưa thật tốt thì vẫn phải động viên khen 
ngợi kịp thời, như vậy trẻ không bị nhàm chán .có thể động viên khen ngợi trẻ 
bằng nhiều hình thức khác nhau như :Phát hoa, phiếu bé ngoan vào cuối ngày, 
cuối tuần .
 Trong giờ khám phá khoa học cô giáo thường xuyên động viên trẻ để trẻ 
tích cực hơn tham gia hoạt động, cuối giờ học cô nhận xét khả năng của từng trẻ 
trong giờ học tuyên dương trẻ trước lớp ,động viên, khích lệ trẻ trước phụ 
huynh để trẻ được khen ngợi của bố mẹ.
 * Tuyên truyền : 
 Để phụ huynh biết việc cho trẻ khám phá khoa học là một môn học giúp 
trẻ phát triển nhận thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất thì có rất nhiều 
biện pháp giúp phụ huynh nắm bắt rõ . 
 Bằng cách tạo các góc tuyên truyền có tranh ảnh khẩu hiệu được trang trí 
ngoài lớp hưóng vào sự tập trung chú ý, mời phụ huynh đến để dự giờ thăm lớp, 
tham gia những giờ khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời của cô giáo và trẻ, 
mời phụ huynh tham gia các hội thi, các chuyên đề do trường, lớp hay phòng tổ 
chức, bằng cách trao đổi thảo luận với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày. 
Gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ, để có phương pháp chăm sóc giáo 
dục trẻ để thống nhất với nhau để công tác, chất lượng dạy trẻ đạt hiệu quả.
Sáng kiến kinh nghiệm: Lê Thị Mi

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_quan_sat_cua_tre_mau.doc