SKKN Một số biện pháp nâng cao Chuyên đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Hoạt động “Tạo hình” đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực, phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, cắt, xé dán ). Đặc biệt trẻ 4 - 5 tuổi, đây là giai đoạn giữa tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ chưa cao ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán...còn vụng). Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non tôi luôn muốn được mở rộng, trau dồi kiến thức của bản thân, đồng thờì góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao Chuyên đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao Chuyên đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
MỤC LỤC Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 - 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC 3 TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM: 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 3 2.1. Thuận lợi: 3 - 4 2.2 Khó khăn: 4 2.3. Khảo sát thực trạng trẻ đầu năm: 4 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 5 3.1. Biện pháp 1: Phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ thông 5 - 6 qua môi trường giáo dục và đồ dung đồ chơi tự làm: 3.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động 6 - 7 tạo hình: 3.3. Biện pháp 3: Hình thành cung cấp và rèn luyện kỹ năng 7 - 8 tạo hình cho trẻ: 3.4. Biện pháp 4: Đổi mới trong giờ học tạo hình 8 - 10 3.5. Biện pháp 5: Tích hợp âm nhạc và ứng dụng CNTT vào 10 - 11 hoạt động tạo hình: 3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh giáo 11 - 13 dục thẩm mỹ cho trẻ: 4. HIỆU QUẢ SKKN: 13 - 14 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 14 - 15 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM: Hoạt động “Tạo hình” đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực, phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, cắt, xé dán ). Đặc biệt trẻ 4 - 5 tuổi, đây là giai đoạn giữa tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ chưa cao ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán...còn vụng). Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non tôi luôn muốn được mở rộng, trau dồi kiến thức của bản thân, đồng thờì góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ * Đặc điểm tình hình, giới thiệu tổng quan về môi trường, lớp học: Trường mầm non tôi công tác có khuôn viên bồn hoa, cây cảnh đẹp, có 9 phòng học rộng rãi, thoáng mát phù hợp với trẻ ở các lứa tuổi. Năm học 2019 - 2020 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Lớp : Có 02 giáo viên với trình độ đại học Trẻ: 36 trẻ, trong đó có 17 cháu nam, 19 cháu nữ, 100% trẻ ăn bán trú tại lớp. 2.1. Thuận lợi: - Ban lãnh đạo Phòng Giáo Dục Huyện Gia Lâm cùng Ban giám hiệu nhà trường đã hỗ trợ và động viên tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là chuyên đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ đã đi sâu và triển khai có hiệu quả. - Trong nhiều năm qua nhà trường luôn nghiêm túc trong các phong trào thi đua của ngành, có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm, đã tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình. - Bản thân là một giáo viên trẻ năng động nên hiểu rất rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, linh hoạt, sáng tạo trong chăm sóc giáo dục trẻ. 2/15 chuyện để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ đề sau đó mở rộng thêm vốn hiểu biết cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình, chơi trò chơi. Giao một số nhiệm vụ cho trẻ thực hiện: tô, vẽ, cắt dán để làm tranh chủ đề, mang các nguyên vật liệu gia đình sẵn có như tranh ảnh, chai, lọ, vỏ sò, ốc các loại để trang trí lớp theo chủ đề. - Sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Môi trường xung quanh lớp chủ yếu là nơi cho trẻ hoạt động được trang trí đơn giản, màu sắc hài hòa, đều được trang trí theo hình thức mở và được thay đoi thường xuyên theo các chủ đề. VD: Góc thiên nhiên Được bố trí ngay ngoài hành lang để đảm bảo ánh sáng với các sắp xếp bài trí đơn giản bằng các loại cây xanh và cây có hoa, tạo nên sự cân bằng về màu sắc cũng như vị trí để các chậu cây đan xen nhau tạo cho trẻ một cảm xúc vui tươi khi được hòa mình vào thiên nhiên. VD: Góc tạo hình - với tên gọi “ Họa sĩ tí hon” Được trang trí bằng các hình ảnh bạn trai, bạn gái rất đáng yêu giúp trẻ cảm thấy thân thiện với các bạn khác giới khi vào góc chơi. Bên cạnh đó là kẹp gài cho trẻ gài sản phẩm của mình sau khi hoàn thiện, tuy nhiên không chỉ đơn thuần là các kẹp gài mà thay vào đó tôi cũng chuẩn bị thêm giá treo sản phẩm tạo cảm giác cho trẻ thích thú và nâng niu sản phẩm của mình hơn. Hơn nữa trẻ sẽ thi đua cùng nhau cố gắng tạo ra được nhiều sản phẩm để trưng bày và để khoe với các bạn. Ngoài phần trang trí trên mảng tường thì tôi còn chú trọng trong việc trang trí cả các hộp đựng giấy, đựng nguyên vật liệu và các nguyên liệu mở để trẻ thỏa sức sáng tạo khi chơi trong góc. Ngoài ra việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong góc khoa học, hợp lý cũng góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục tham mỹ cho trẻ. Bên cạnh những đồ dùng, đồ chơi do các cô giáo trong lớp làm tôi còn khuyến khích trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi để khi chơi trẻ sử dụng sản phẩm của các góc chơi này làm đồ chơi cho góc kia vừa kích thích trí sáng tạo, vừa tăng thêm số lượng đồ chơi lại tăng hứng thú cho trẻ. Giúp trẻ phát huy óc sáng tạo, biết tận dụng những thứ có sẵn xung quanh để tự tạo ra đồ chơi từ đó hình thành ở trẻ ý thức tiết kiệm. Khi trẻ được tự làm và được chơi với những đồ chơi do tự mình tạo ra sẽ giúp trẻ hứng thú hơn, biết nâng niu, giữ gìn các sản phẩm cũng như đồ dùng, đồ chơi trong lớp góp phần rèn luyện các kỹ năng và phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. a/Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các sự kiện Với tôi hoạt động tạo hình không chỉ là hoạt động học tập mà tôi còn muốn trẻ thể hiện 4/15 + Dạy trẻ kỹ năng phết hồ VD1: dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, năn dọc. VD2 :Khi xé dàn tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn , xé lân tay hình tròn. VD3: Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó. b/Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt động khác Tôi đã kết hợp cùng đồng nghiệp trong lớp hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng thông qua nhiều hoạt động khác nhau: + Tận dụng ngay những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen các bức tranh mâu của cô, các sản phẩm đẹp của các anh chị để cùng trò chuyện với trẻ về các đường nét, bố cục, mầu sắc + Những giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả. Để thực hiện được điều này tôi cũng phải thay đoi nhiều hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ Qua cách hoạt động này tôi nhận thấy trẻ lớp tôi gắn kết nhau hơn, biết cùng bảo nhau, tự giác hướng dân nhau cách thực hiện các yêu cầu của cô. Trẻ cũng mạnh dạn gần gũi nhau hướng dân, có lúc làm hộ nhau, rồi cùng nhau làm, cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. VD: Trước giờ hoạt động “Nặn quả cam” tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát, cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên của các loại cây ăn quả: Quan sát cây sân trường, quan sát hình ảnh vườn cây trên màn hình, nghe cảm nhận qua bài hát, cung cấp một số kỹ năng nặn các loại quả tròn. 3.4. Biên pháp 4: Đổi mới trong giờ học tạo hình. * Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ. Phần “Ôn định - gây hứng thú”. Thông thường là chúng ta sẽ sử dụng các bài hát, các bài thơ, trò chơi hay câu đố để dân dắt vào bài tuy nhiên thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dân bằng dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ, thay đổi không gian lớp để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động. VD:Với đề tài: Tô màu tranh cô giáo Tôi xuất hiện trong trang phục tà áo dài Việt Nam ,khác với bộ đồng phục hàng ngày tạo sự bất ngờ cho trẻ .VD: Với đề tài: Tạo hình hoa quả ngày tết (Thể loại sử dụng các kỹ năng tổng hợp như dán, nặn, tô màu..). Tôi tạo tình huống cho trẻ đi thăm quan hội chợ xuân và gặp anh Tễu (Cô phụ đóng). Sau đó cho cả lớp chào anh và cùng trò chuyện với anh về các loại hoa quả thường có trong ngày tết. Mời anh cùng về tham gia chương trình “ Vui xuân đón tết”. 6/15 + Loại tiết theo ý thích: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trãi nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên. => Nhận xét về hoạt động tạo hình : GV đánh giá nhận xét theo từng thể loại tiết,theo từng loại hình,,dành thời gian cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn.Tạo cơ hội cho trẻ thoải mái, tự tin nói nên ý tưởng của mình ,trẻ hiểu được có nhiều cách khác nhau để tạo ra sản phẩm.Biết thể hiện cảm xúc sản phẩm mình tạo ra,đặt tên cho bức tranh của mình,của bạn ,theo con sẽ sử dụng sản phẩm để làm gì?Khi nhận xét tranh thứ 2 không nhận xét những gì tranh 1 đã có VD: Miêu tả điều mà trẻ đang làm và giới thiệu : hãy nhìn vào những đường lượn sóng mà con vừa tạo ra ?Con sẽ liên tưởng gì trong thiên nhiên? Sóng biển sông nước.Giúp trẻ nói ra những ý tưởng của mình . Hãy nói với cô về bức tranh của con, Tại sao con lại sử dụng , lựa chọn cái này?Không nhất thiết yêu cầu trẻ phải hoàn thành sản phẩm sau mỗi một hoạt động.có thể hoàn thành sản phẩm ở những hoạt động tiếp theo. 3.5. Biên pháp 5: Tích hợp âm nhạc và ứng dụng CNTT vào hoạt động tạo hình. *Tích hợp âm nhạc vào hoạt động tạo hình. Thông thường tôi đã sử dụng âm nhạc trong các phần sau: + Phần ổn định - gây hứng thú: Tôi thường chọn các bài hát có tiết tấu nhanh, vui nhộn để tạo hứng khởi cho trẻ trước khi vào hoạt động. VD: - Với đề tài “Vẽ bánh trưng và tô màu bức tranh” Tôi cho trẻ hát và vận động 1 đoạn bài “Ngày tết quê em” +Phần nội dung chính: Tôi sử dụng âm nhạc để cho trẻ đi thăm quan, quan sát phòng triển lãm tranh hoặc mô hình, sa bàn. Loại nhạc tôi thường chọn là nhạc không lời có nhịp điệu vừa phải. - Phần cho trẻ thực hiện: Tôi chọn các bản nhạc không lời trong chủ đề, tuy nhiên tôi không muốn chạy từng bài vì giữa các bài sẽ có những nhịp nghỉ tạo cho trẻ cảm xúc không liền mạch vì vậy tôi dùng phần mềm movie maker để ghép lại với nhau với thời gian khoảng 14 -15 phút để đảm bảo đủ thời gian cho trẻ hoàn thành sản phẩm. + Phần kết thúc: Khi cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày, tôi chọn bản nhạc có tiết tấu nhanh, vui tươi để trẻ vừa chiêm ngưỡng sản phẩm của mình, của bạn và vừa có cơ hội vận động tự do để cơ thể đỡ mỏi mệt qua một thời gian khá dài miệt mài. * Ứng dụng CNTT vào hoạt động tạo hình. Với hoạt động tạo hình phần cung cấp kiến thức cho trẻ là vô cùng cần thiết nó giúp trẻ tri 8/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chuyen_de_phat_trien_tham_my.docx
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chuyên đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động tạo.pdf