SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 Trường Mầm non Chi Lăng

Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo, tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái, hứng thú, và những niềm vui mỗi khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ, được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay. Là những giáo viên mầm non, chúng tôi luôn mong muốn trường chúng tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp chúng tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. Với suy nghĩ đó, đầu năm học 2023-2024 tôi đã lên kế hoạch chia sẻ ý tưởng với cô giáo tại lớp, với phụ huynh và đặc biệt là với trẻ của mình để thực hiện xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Chúng tôi đã đưa ra và thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 trường Mầm non Chi Lăng”. Tôi hy vọng qua một số biện pháp này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nhằm tạo ra lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ.
docx 31 trang skmamnon 27/03/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 Trường Mầm non Chi Lăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 Trường Mầm non Chi Lăng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 Trường Mầm non Chi Lăng
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đó chính là một trong những tiêu chí 
quan trọng để giúp nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm 
non hạnh phúc, xanh an toàn, thân thiện lấy trẻ làm trung tâm” mà các trường mầm 
non đang hướng đến. Để thực hiện được tiêu chí đó thì trường học phải là một trường 
học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc nói chung, lớp học hạnh phúc nói riêng, đó 
chính là nơi trẻ được yêu thương, hạnh phúc. Trẻ được tự do sáng tạo, bộc lộ suy 
nghĩ, tính cách của bản thân, vui vẻ, tự tin, năng động mỗi khi đến trường.
 Nhưng thực tế hiện nay thì chúng ta có thể thấy, vẫn còn những vụ bạo hành 
trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần tại các trường hay cơ sở mầm non. Chính vì lẽ đó 
mà tâm lý của một số bậc phụ huynh luôn cảm thấy bất an khi đưa con, em của mình 
đến trường. Đứng trước thực trạng như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra với bản thân tôi 
cũng như các đồng nghiệp là làm thế nào để “Mỗi ngày trẻ đến trường là một niềm 
vui” và phụ huynh luôn tin tưởng vào cô giáo mầm non. Xây dựng một trường học 
hạnh phúc và lớp học hạnh phúc, theo tôi là một việc làm cần thiết hiện nay tại các 
cơ sở giáo dục mầm non.
 Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc 
phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo, 
tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái, hứng thú, và những niềm vui mỗi khi trẻ đến lớp. 
Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định 
hướng để trẻ, được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa 
tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải 
hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại 
để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng 
trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục 
hiện nay.
 Là những giáo viên mầm non, chúng tôi luôn mong muốn trường chúng tôi là 
trường mầm non hạnh phúc, lớp chúng tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình 
yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi luôn có 
ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non 
hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. 
Với suy nghĩ đó, đầu năm học 2023-2024 tôi đã lên kế hoạch chia sẻ ý tưởng với cô 
giáo tại lớp, với phụ huynh và đặc biệt là với trẻ của mình để thực hiện xây dựng 
“Lớp học hạnh phúc”. Chúng tôi đã đưa ra và thực hiện “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi A6 trường Mầm non 
Chi Lăng”. Tôi hy vọng qua một số biện pháp này sẽ góp một phần công sức nhỏ - Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
 b. Hạn chế và nguyên nhân
 - Trường còn thiếu phòng học, chưa có đầy đủ các phòng chức năng.
 - Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực 
sự đầy đủ.
 - Lớp học xuống cấp ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ
 - Do đặc thù là khu vực nông thôn đang trên đường đổi mới công nghiệp hóa, 
nhiều phụ huynh là công nhân phải làm việc theo ca, kíp chưa có điều kiện quan tâm, 
chăm sóc con chu đáo. 
 - Số trẻ đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ.
 - Từ những thuận lợi và hạn chế trên, trước khi áp dụng các biện pháp tôi đã 
tiến hành khảo sát các nội dung về xây dựng lớp học hạnh phúc trên 30 trẻ tại lớp 
tôi (Lớp 4 Tuổi A6, trường mầm non Chi Lăng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
 Kết quả khảo sát như sau: 
 Số lượng Chưa 
 Nội dung Đạt Tỷ lệ % Tỷ lệ %
 trẻ đạt
 Trẻ tự tin, vui vẻ, hạnh phúc 
 30 18 60 12 40
 khi tới trường, tới lớp.
 Trẻ tích cực hứng thú khi 
 30 25 83 5 17
 tham gia vào các hoạt động.
 Trẻ vui vẻ hòa đồng, đoàn kết, 
 hợp tác với bạn trong mọi hoạt 30 22 73 8 27
 động.
 Trẻ thể hiện được các cảm 
 xúc và tình cảm của mình với 30 16 53 14 47
 mọi người xung quanh
 Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của 
nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường 
học tập tích cực, thân thiện không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã 
hội đã và đang hướng tới. Để có trường học hạnh phúc thì phải có những lớp học với ngôi nhà chung. Đó chính là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo và giáo viên mầm 
non nói riêng. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở 
nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi 
vậy tôi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ 
học tập của trẻ lớp mình”.
 Như vậy xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp trẻ học tập một cách 
gần gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Điều quan 
trọng hơn cả. Thông qua việc cùng nhau sắp xếp đồ dùng, trẻ đều rất yêu thích đến 
trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình 
mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học 
của mình. (Hình ảnh 1.4)
 Bên cạnh việc xây dựng môi trường trong lớp thì tôi còn tạo mối quan hệ thân 
thiết giữa cô và trẻ. Để tạo được mối quan hệ thân thiết đó tôi luôn gần gũi cởi mở, 
ân cần với trẻ. Tôi tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp. Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ 
được hạnh phúc khi đến lớp. Người đầu tiên là giáo viên, vì giáo viên có hạnh phúc 
khi truyền đạt thông điệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh 
phúc. Tôi tận dụng và tạo mọi cơ hội trong các hoạt động cho trẻ tìm tòi, khám phá, 
phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động 
cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần 
được hình thành. Môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, 
tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và các con đều được sống trong tình yêu thương, 
tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải 
mái. (Hình ảnh 1.5 )
 Môi trường giáo dục an toàn hạnh phúc cho trẻ mầm non bao gồm an toàn về 
“thể chất” hạnh phúc về “tinh thần”. Trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm 
về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường, trẻ có cảm nhận hạnh phúc, an toàn 
như ở nhà.
 2.2. Biện pháp 2: Tôn trọng trẻ và cảm xúc của trẻ
 Tôn trọng trẻ là nguyên tắc cơ bản nhất, bản thân tôi nhận thấy rằng trẻ em cần 
được tôn trọng bằng cách không làm gián đoạn sự tập trung của trẻ trong quá trình 
học tập, cho phép trẻ tự do lựa chọn, làm những việc cho bản thân, và tự học hỏi. 
Giáo viên/người lớn cần là người làm gương cho trẻ, thể hiện sự tôn trọng đối với 
tất cả trẻ em hay giải quyết xung đột trong hòa bình, và phải học cách quan sát trẻ 
mà không phán xét. (Hình ảnh 2.1) Cậu học trò
Cậu học trò nhỏ nhắn Một buổi sáng hôm kia
Đi đến ngôi trường to Cô giáo vui mời gọi
Khi bước qua cánh cổng “Hôm nay lớp mình sẽ
Cậu mừng rỡ hân hoan Vẽ bức tranh thật xinh”
Ngôi trường to lớn ấy “Ô tuyệt quá đi thôi”
Thật chẳng lớn chút nào Cậu nghĩ thầm trong bụng
Nào cọp, gà, bò, thỏ Cô chờ đến khi nào?
Tàu thuyền và xe cộ Khi tất cả đều ngoan
Cậu mau mắn lấy bút “Giờ mình vẽ hoa nhé”
Và bắt đầu vẽ tô “Ôi tuyệt quá đi thôi”
Nhưng cô đột nhiên bảo Cậu bé thích hoa mà
“Chờ chút các con nghen” Và cậu vẽ thật nhanh
Nào hoa hồng hoa tím Với thân mềm màu xanh
Cam, đỏ, vàng, xanh dương “Rồi, giờ con vẽ nhé!”
Cô lại đột nhiên bảo Cậu bé nhìn hoa cô
“Chờ chút các con nghen Rồi nhìn lại hoa mình
Để cô chỉ trước nhé” Cậu thích hoa mình hơn
Cô vẽ bông hoa hồng Nhưng giấu kín trong bụng 
Và làm đúng như cô. Cậu chẳng còn tự mình
Chẳng mấy chốc trôi qua. Làm những gì mình thích
Cậu bé học cách đợi. Và rồi gia đình cậu
Rồi nhìn và làm theo. Chuyển đến thành phố kia
Không đi trước cô nữa. Đến một ngôi trường mới
Chẳng mấy chốc trôi qua. Gặp một cô giáo mới
Ngôi trường này lớn lắm. Ngày đầu tiên đến lớp
Lớn hơn trường cũ luôn. Cô giáo nói: “Các con
Không có cửa bên ngoài Chúng ta cùng vẽ nhé
Dẫn thẳng vào lớp cậu. Cậu nghĩ thầm trong bụng
Mà phải lên cầu thang. “Ôi tuyệt quá đi thôi!”
Đi dọc hành lang dài. Và cậu ngồi chờ đợi
Chờ cô bảo vẽ gì. “Cô không biết, con ơi
Nhưng cô không lên tiếng. Con cứ vẽ đi nhé.”
Chỉ đi vòng quanh thôi. “Nhưng con vẽ thế nào?”
Đến bên cậu, cô hỏi: “Thế nào cũng được cả.”
“Con không thích vẽ sao?” “Còn màu sắc thì sao?”
“Dạ thích, nhưng vẽ gì?” “Chọn màu nào con thích.
 + Ghi nhận cảm xúc của trẻ: Trẻ buồn khi không được mẹ đưa đi học, và đồng 
cảm với cảm xúc đó của trẻ.
 + Tiếp tục xây dựng niềm tin mới là: Do mẹ bận đi làm hoặc mẹ có một số lý 
do nào đó mà mẹ không thể đưa con đến lớp được, cô tin mẹ con cũng rất muốn đưa 
con đến lớp giống như bà của con vậy, những ngày sau này nếu mẹ không bận việc 
gì cô Hà nghĩ là mẹ sẽ sẵn sàng đưa con tới lớp.
 + Thay đổi trạng thái cảm xúc: Theo cô Hà, Chí Kiên có thể chọn chơi những 
trò chơi hoặc đồ chơi mà con thích để khiến con vui vẻ hơn nhé!
 + Dặn dò: Bất cứ khi nào Chí Kiên có chuyện gì cần chia sẻ, con hãy nói với 
cô nhé! Cô luôn sãng sàng chia sẻ cảm xúc đó với con.
 => Nhờ đó mà cảm xúc tiêu cực của trẻ sẽ dần mất đi và khiến trẻ vui vẻ và 
hạnh phúc hơn.
 2.3. Biện pháp 3: Tạo niềm vui, tâm lý thoải mái và tạo động lực cho trẻ 
thông qua các hoạt động
 * Thông qua hoạt động đón trẻ
 Để tạo được cho trẻ cảm giác an toàn, hứng thú mỗi ngày đến trường ngay từ 
hoạt động đón trẻ, sau khi cô và trẻ chào xong, tôi và trẻ đã có màn chào hỏi cùng 
nhau vô cùng thú vị và thoải mái. Tôi chuẩn bị một số hình ảnh dán sẵn trước cửa 
lớp: Là hình trái tim, hình bàn tay, hình nốt nhạc, hình cụng tay, hình môi xinh
 Với hình ảnh cô dán sẵn trẻ sẽ được thoải mái chọn hình thức chào hỏi cùng cô 
theo ý thích của mình. 
 Với hình bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, cụng tay hay 
bắt tay với trẻ . Đặc biệt tôi nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ. Lúc đó trẻ sẽ 
không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí 
thoải mái giống như là được chơi với người bạn thân thiết của nhau. 
 Với hình ảnh trái tim yêu thương: Tôi nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm 
“Chào mừng con đến lớp học”. Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm 
yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày. 
 Với hình những nốt nhạc: Tôi và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm xúc 
yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy....tùy theo cảm 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_xay_dung_lop_hoc_h.docx