SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
Trò chơi giúp phát triển tư duy ở trẻ, giúp trẻ mở rộng, cũng cố, chính xác hóa những hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Nội dung chính của các trò chơi của trẻ là cuộc sống xung quanh được trẻ phản ánh một cách độc đáo và sáng tạo. Những biểu tượng về cuộc sống mà trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi, trong trò chơi vẫn giữ lại phần cơ bản của nó, nhưng đồng thời trong quá trình chơi những biểu tượng đó được làm chính xác thêm, được cũng cố và mở rộng thêm nhờ sự phát triển của các dự định chơi, nhờ cụ thể hóa các động tác, các thao tác chơi dưới sự hướng dẫn của người lớn và sự giúp đỡ của các bạn cùng chơi. Qua vui chơi phát triển nhu cầu nhận thức, phát triển tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trò chơi góp phần phát triển các quá trình tâm lý nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ. Khi chơi, trẻ sử dụng kinh nghiệm của mình tái tạo cuộc sống xung quanh với sự tham gia của các quá trình tâm lý trên, đồng thời các quá trình đó lại được phát triển chính trong quá trình chơi đó. Việc vui chơi đóng vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ, bởi khi trẻ chơi đùa cũng là lúc trẻ tiếp thu thông tin – một hình thức tự học sơ khai. Bên cạnh những trò chơi vận động, các trò chơi tĩnh cũng có vai trò quan trọng trong việc kích thích não bộ phát triển, phát triển tư duy cho trẻ. Những trò chơi tư duy phát triển thông minh là những hình thức trò chơi có tính tư duy khoa học, logic rất cao giúp trẻ có điều kiện thể hiện năng lực của bản thân ngay từ khi còn bé. Thông qua các trò chơi tư duy, chúng ta có thể giúp trẻ rèn luyện trí não một cách tốt nhất, giúp trẻ biết hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý các tình huống một cách nhạy bén hơn. Đó có thể là những trò chơi như xếp hình tháp và lâu đài, trò chơi ghép hình, trò chơi tìm đồ vật cất giấu, phân biệt đồ vật khác nhau, nhận biết màu sắc, nhận biết âm thanh và đuổi bắt thú bông,…
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

não bộ phát triển, phát triển tư duy cho trẻ. Những trò chơi tư duy phát triển thông minh là những hình thức trò chơi có tính tư duy khoa học, logic rất cao giúp trẻ có điều kiện thể hiện năng lực của bản thân ngay từ khi còn bé. Thông qua các trò chơi tư duy, chúng ta có thể giúp trẻ rèn luyện trí não một cách tốt nhất, giúp trẻ biết hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý các tình huống một cách nhạy bén hơn. Đó có thể là những trò chơi như xếp hình tháp và lâu đài, trò chơi ghép hình, trò chơi tìm đồ vật cất giấu, phân biệt đồ vật khác nhau, nhận biết màu sắc, nhận biết âm thanh và đuổi bắt thú bông, Cũng như phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật cùng với sự đổi mới của ngành học mầm non, giáo viên không áp đặt trẻ theo khuôn mẫu có sẵn mà phải chú ý đến năng lực, nhu cầu khả năng hứng thú của trẻ. Như vậy, nhằm thoả mãn nhu cầu khám phá tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ và hình thành cho trẻ một số kỹ năng, kinh nghiệm sống cho phù hợp với xã hội hiện nay thì mỗi chúng ta cần phải linh hoạt dùng biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức, thiết kế trò chơi nhằm kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ để giải quyết các vấn đề trong khi chơi. Thông qua các trò chơi đó nhằm giúp trẻ phát triển tư duy và hình thành vốn biểu tượng, đó cũng là vốn kinh nghiệm làm nền tảng giúp trẻ lĩnh hội tốt những kiến thức sau này. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ trong trường mầm non, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tôi nói riêng nên tôi đã chọn đề tài: ‘Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non.’ Thông qua đề tài này sẽ giúp giáo viên chúng ta thấy được bức tranh về chất lượng tổ chức các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non . Đồng thời thấy được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tổ chức các trò chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn biết tìm tòi, học hỏi và thiết 2 Bản thân tôi luôn học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. Trẻ ở lớp hầu hết nhanh nhẹn, hoạt bát và hứng thú trong các hoạt động chơi. Không những thế, trong các trò chơi phát triển tư duy trẻ rất hứng thú và hưởng ứng rất tích cực. *. Khó khăn Diện tích phòng học chật hẹp khó khăn khi tổ tổ các trò chơi động có tất cả trẻ trong lớp tham gia. Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều nên dẫn tới khả năng trẻ tiếp thu và thực hiện các trò chơi cũng ở các mức khác nhau. Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc cho trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ. * Khảo sát thực trạng: Để đưa ra các giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến hành khảo sát khả năng chơi các trò chơi phát triển tư duy của trẻ, kết quả như sau: Bảng 1: Mức độ tiếp thu các trò chơi phát triển tư duy của trẻ ở lớp nhỡ 2 ( 27 trẻ) Nội dung Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trẻ nhớ tên trò chơi. 8/27 29,6% 10/27 37% 9/27 33,3% Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi đưa ra Trẻ thể hiện sự tự lập 15/27 55,6% 10/27 37% 2/27 7,41% trong khi chơi và biết lấy cất đồ chơi đúng 4 5 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả 20/20 100% chơi 6 Điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ. 2/20 10% Bảng 2 cho thấy có 100% giáo viên lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả chơi. 75% giáo viên quan tâm đến việc tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Hai biện pháp: Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn, mang tính phát triển và tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ được 50% giáo viên sử dụng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ được ít giáo viên quan tâm nhất, chỉ có 2 giáo viên chiếm tỷ lệ 10 % đã dẫn đến hiện tượng trò chơi không thu hút trẻ, thậm chí trở nên “cưỡng ép” do quá nặng về tính chất giải đáp đúng - sai ở kết quả chơi. Nhìn chung, chính những hạn chế của giáo viên khi nhận thức về bản chất và việc “cứng hóa”các biện pháp tổ chức trò chơi đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ. Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng để phát triển tư duy thông qua chơi các trò chơi trên trẻ của lớp tôi còn thấp và những yếu điểm khi tổ chức trò chơi của giáo viên ở trường tôi. Vì thế tôi đã suy nghĩ tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tư duy cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua các trò chơi có hiệu quả. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ. 2.2. Các giải pháp: Năng lực của mỗi giáo viên là khác nhau, cách dạy, cách truyền đạt kiến thức tới trẻ, cách tiếp cận trẻ cũng khác nhau. Có giáo viên có năng khiếu môn này nhưng lại không có năng khiếu ở các môn khác. Vì thế, việc tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ ở lớp cũng khác nhau, quan trọng nhất là giáo viên phải có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ, biết 6 Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển chính là việc chuẩn bị môi trường chơi cho trò chơi nhằm đáp ứng khả năng chơi của trẻ trong hiện tại, tương lai và phát triển hoạt động chơi cho trẻ. Tôi thường xuyên bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi, phù hợp với yêu cầu của trò chơi. Vì vậy, trẻ mới có cơ hội tiếp xúc, làm quen với thế giới đồ chơi, được chơi với đồ chơi và những đồ chơi tôi tự thiết kế cho lớp. Chính điều đó tạo cho trẻ hứng thú tiếp nhận nhiệm vụ chơi, giúp trẻ chủ động tích cực tham gia vào trò chơi, cố gắng ghi nhớ nội dung chơi và tái hiện trong khi chơi như vậy tư duy của trẻ cũng được phát triển. Tôi thường xây dựng môi trường chơi hướng tới phát triển nội dung trò chơi và tạo cho trẻ thực hành với đồ chơi, được chơi với đồ chơi, khuyến khích trẻ tích cực, chủ động và biết sử dụng một số cách thức đơn giản bên ngoài để ghi nhớ trong quá trình chơi. Xây dựng môi trường cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ, kích thước trọng lượng phải phù hợp với cơ thể trẻ. Các trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ bổ trợ sẽ giúp cho các trò chơi có tác dụng tốt hơn đối với trẻ, làm tăng hiệu quả các nội dung chơi. Mở rộng tầm hiểu biết và nhận thức của trẻ; tên gọi, cách sử dụng những trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Góp phần giáo dục thậm mỹ thông qua kích thước, hình dáng hài hòa, màu sắc tươi sáng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Góp phần giáo dục ý thức đối với lao động, tính cẩn thận, kỹ năng giữ gìn vệ sinh thông qua việc giúp cô chuẩn bị và thu dọn đồ dùng, dụng cụ, sắp xếp chúng gọn gàng, ngăn nắp. Ở lớp, tôi luôn chú ý lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi chú ý về yêu cầu giáo dục: các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, phải có ảnh hưởng tốt đến trẻ và phải đáp ứng những mục đích nhất định về phát triển tư duy của trẻ.Tôi luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh, an toàn: các dụng cụ phải sạch sẽ. Ngoài ra tôi thường chú ý đến thậm mỹ: việc bố trí sân chơi, màu sắc sáng sủa, êm dịu của các đồ chơi không làm chói mắt trẻ, phù hợp với từng loại đồ dùng, trò chơi. 8 Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên học Viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho biết: Sau 3 tuổi, tư duy trực quan hành động của trẻ tiếp tục phát triển. Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu trải qua một bước ngoặt cơ bản về tư duy. Đó là việc chuyển từ tư duy hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong não, chuyển từ kiểu tư duy bằng tay (trực quan - hành động) của thời kỳ ấu nhi sang tư duy trực quan - hình tượng (hình ảnh). Khi lên 4 tuổi, trẻ biết tư duy trực quan - hình tượng nên những trò chơi lắp ghép theo nhiệm vụ nhất định sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng. Đặc điểm của kiểu tư duy trực quan - hình tượng là việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra không chỉ được thực hiện bằng phép thử bên ngoài với các vật thật nữa. Thay vào đó, các em biết thực hiện cả phép thử ngầm trong óc dựa vào hình ảnh, biểu tượng về đồ vật hay về hành động với đồ vật mà trẻ đã làm hay nhìn thấy người khác làm. Từ đó, trẻ có thể suy nghĩ về những sự vật mà trẻ không trực tiếp tri giác, không trực tiếp tác động. Sau đây là một số trò chơi tôi tự thiết kế và tìm tòi: 1. Trò chơi: “Ong tìm chữ” 1.1. Mục đích: 10 * Bàn xoay: - Dùng hộp bánh hoặc tấm bìa dán xốp xung quanh cho đẹp, sau đó cắt một bông hoa làm tâm, cắt xốp màu hồng màu vàng trang trí thêm cho đẹp, Hình 3 - Dán tấm xốp màu hồng lên hộp bánh hoặc tấm bìa, tiếp theo là tấm màu cam và cuối cùng là bông hoa màu đỏ sao cho cân đối giữa hộp bánh. Hình 4. Hình 5 - Sau đó chia bàn xoay làm 8 phần rồi gắn số, và hạt núc tương ứng với số đã gắn. - Lấy hộp sữa làm trụ đục thủng hộp sữa để bỏ cây vào làm trục quay, dùng lấy keo nhựa dán cho chặt rồi gắn hộp bánh vào hộp sữa lại với nhau. Dùng thanh tre vót mỏng gắn mũi tên. 12 Thông qua trò chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy logic cho trẻ. Ngoài ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu thích khám phá, ham học hỏi cho trẻ, và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn. 2. Trò chơi: “Rùa đẻ trứng” 2.1 Mục đích: - Giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, gọi tên ( các con vật, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông, các loại hoa quả) theo chủ đề và chọn tranh, thẻ chữ cái xếp đúng theo yêu cầu. - Củng cố nhận biết chữ số từ 1-> 5. - Rèn kỹ năng đếm, so sánh phân biệt, phát triển ngôn ngữ khi chơi trò chơi. 2.2. Chuẩn bị: - Nguyên vật liệu: Gỗ, ván, xốp trắng, xốp bitis, bình nước lọc dạng hình tròn, thanh sắt dài khoảng 100cm, giấy báo, giấy A4 vụn, vải bóng màu vàng, decal, sơn, keo 502, hồ dán, đinh, thẻ chữ số, thẻ chữ cái rời, lô tô số lượng chủ đề động vật dưới nước. - Dụng cụ: Cưa, kéo, búa, khoan, thước, bút chì. 2.3. Cách làm: * Chân đế: Được làm bằng 7 mảnh ván gỗ (2 tấm ván bằng nhau có chiều rộng khoảng 9cm, chiều dài 43cm; 2 tấm ván bằng nhau có chiều rộng 9cm, chiều dài 33cm; một 14
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_tro_choi_n.doc