SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Hoạt động góc còn là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo vì phần lớn các hoạt động có kèm theo vận động : Đi, chạy, nhảy...những vận động này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng c­êng hô hấp, máu lưu thông…giúp cho các chức năng khác nhau của cơ thể phát triển và củng cố các vận động cơ bản. Đi, chạy nhảy còn giúp trẻ phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền và khéo léo. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như yêu cầu của hoạt động góc đối với sự phát triến toàn diện của trẻ, nên tôi đã chọn nội dung đề tài:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non” để làm đề tài nghiên cứu, mong rằng tôi có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung ,sự nghiệp giáo dục đạo đức – tính tự lập cho trẻ nói riêng.
doc 21 trang skmamnon 03/07/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 “Một số BP nâng cao chất lượng tổ chức chơi HĐ góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tên đề tài:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức chơi hoạt động góc 
 cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non”.
2. Lý do chọn đề tài.
2.1.Cơ sở lý luận:
 Giáo dục mầm non là một cấp học đầu tiên trong bộ máy giáo dục ,là nơi 
đầu tiên đặt nền móng cho trẻ bước vào đời.Nhưng không vì thế mà chúng tôi 
luôn bắt trẻ phải học,phải thay đổi cho phù hợp với xu thế tri thức đứng hàng 
đầu, mà chúng tôi luôn quan niệm nhân cách đạo đức chính là cái luôn cần dù ở 
bất cứ thời đại nào.Vì vậy tôi nghĩ với trẻ chơi là một hoạt động chủ đạo trong 
trường mầm non. Trong đó chơi hoạt động góc là một trong những hoạt động 
không thể thiếu được đối với trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Vì thông qua hoạt động 
vui chơi sẽ hình thành ở trẻ tất cả mọi hoạt động như: trẻ bắt đầu học ăn, bắt đầu 
học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động ,không những thế trẻ học cách nói cách 
giải quyết tình huống  tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen 
của trẻ. Ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang ở những 
bước phát triển mạnh về nhận thức, về tư duy, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã 
hội hay nói cách khác, nó còn là một mắt xích gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát 
triển. Vì vậy trong hoạt động vui chơi thì chơi hoạt động góc là một phương tiện 
giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của trẻ. Nên việc tổ chức, 
hướng dẫn chơi hoạt động góc cho trẻ có nội dung phong phú sẽ tác động một 
cách tích cực đến những hành vi và thói quen của trẻ, các góc chơi càng phong 
phú bao nhiêu, càng khích lệ tính tò mò của trẻ và tạo cho trẻ sự ham muốn 
được tìm tòi, khám phá, mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy 
nhiêu.Thông qua chơi hoạt đông góc giúp trẻ tái tạo lại những công viêc của 
người lớn, nắm được những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, được 
nghe thấy, được sờ thấy,những sự việc, hiện tượng xảy ra trong môi trường sống 
hàng ngày gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách làm người phù 
hơp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do mâu thuẫn nhu cầu và khả năng 
của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức 
lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn, do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn dưới hình 
thức cực kỳ độc đáo đó là thông qua hoạt động vui chơi ở các góc.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
 Tuy nhiên hiện nay khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ, giáo viên chưa nhận 
thức được ý nghĩa ,tầm quan trọng cũng như vị trí của nó trong việc hoàn thiện kỹ 
năng giao tiếp, phát triển nhận thức,phát triển tình cảm quan hệ xã hội,phát triển 
thẩm mỹ ..Thông qua các hoạt động cô giáo giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo 
đức quý báu như: lòng nhân ái, ân cần, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, cảm thông 
thật thà, dũng cảm, kiên trì, chịu khó Đặc biệt là lòng nhân ái – không có một 
loại hình hoạt động nào ở tuổi mẫu giáo lại có thể giúp trẻ bộc lộ xúc cảm, tình 
cảm và thái độ của mình một cách thoải mái, tự nhiên như thể hiện các vai chơi 
trong hoạt động góc. Trẻ xúc động, vui buồn theo vai chơi của mình, trẻ bồn chồn 
lo lắng hồi hộp, xót xa khi con ốm( trong trò chơi mẹ con); trẻ biết âu yếm, vuốt 
 2/21 “Một số BP nâng cao chất lượng tổ chức chơi HĐ góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
6.3.Phương pháp điều tra giáo dục.
 Thông qua phiếu đánh giá để khảo sát chất lượng,tìm hiểu về thực 
trạng,mức độ phát triển của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia hoạt động góc.
6.4.Phương pháp thống kê toán học.
 Giúp nhà nghiên cứu sử lý số liệu trong quá trình điều tra.
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Nghiên cứu 23 trẻ lớp 5-6 Tuổi A4
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019-6/2020.
 - Đầu tháng 9 lên kế hoạch chi tiết cụ thể
 - Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 thực hiện kế hoạch.
 - Cuối tháng 6 khảo sát lần cuối và đưa ra kết luận.
 Phần thứ hai: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của đề tài:
 “Trẻ em như một tờ giấy trắng” đó là một câu nói mà ai cũng biết,nhưng 
không phải ai cũng hiểu .Trẻ em có những suy nghĩ và hành động theo cảm tính 
và không suy nghĩ đặc biệt là mẫu giáo lớn, đời sống tình cảm của trẻ có một 
bước chuyển biến rõ rệt và mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với lứa 
tuổi trước. Do vậy mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả 
năng của trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Vì thế 
giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục thay đổi và tìm ra những phương 
pháp mới để giảng dạy, trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt 
động góc cũng rát quan trọng và được phân bố như một hoạt động chính trong 
ngày. Thông qua hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kĩ năng 
phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí 
tụê trẻ một cách toàn diện.
 Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc 
thật mà trẻ chưa được thực hiện .
 Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết, rồi đến nắm được 
mục đích của nội dung, làm giàu vốn kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết và 
phát triển về tri thức, phát triển sự giao lưu giữa người với người qua lời nói, 
làm giàu vốn từ cho trẻ 
 Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách con 
người, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với 
người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình , giữa người 
này với người khác. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò 
chơi như: gia đình, bán hàng , xây dựng ,
 Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ có ý thức tập thể,nó là trung tâm tập hợp 
trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thẻ hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong 
các nhóm chơi của trẻ.
 Thông qua giờ chơi hoạt động góc còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương 
quyết, có tính phấn khởi, vui mừng, hân hoan khi mình thành công trong một vai 
chơi nào đó và nó giúp trẻ hào hứng tích cực trong khi chơi và trong học tập, 
 4/21 “Một số BP nâng cao chất lượng tổ chức chơi HĐ góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện : 
 Ngay từ đầu năm học , tôi đã tổ chức các giờ hoạt động góc cho trẻ , tôi 
thấy nhược điểm là trẻ chưa tự xung phong nhận các vai chơi mà chỉ cô giáo chỉ 
định chơi ở đâu trẻ về góc đó. Trẻ chưa tự chọn góc chơi theo ý thích cho mình. 
Một số trẻ thì chơi theo nhóm lẻ, chơi thụ động, chơi không hứng thú. Một số trẻ 
khác chưa biết sử dụng đồ chơi đúng cách, đúng mục đích dẫn đến giờ chơi hoạt 
động góc không đạt kết quả.Qua khảo sát thực tế tôi thu được kết quả qua bảng số 
liệu như sau: 
 Khảo sát Trình độ nhận thức Kĩ năng hoạt động
 Số trẻ 
 Tỉ lệ Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 23 11 12 9 14
 Tỉ lệ 48% 52% 39% 61%
 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: 
 * Về trình độ nhận thức : 
 - Số trẻ đạt là 11 , đạt tỉ lệ 48% .
 - Số trẻ chưa đạt là 12, đạt tỉ lệ 52%.
 * Về kỹ năng hoạt động :
 - Số trẻ đạt là 9 , đạt tỉ lệ 39% .
 - Số trẻ chưa đạt là 14 , đạt tỉ lệ 61% .
 * Qua khảo sát đánh giá, tôi thấy mức độ đạt của trẻ ở các tiêu trí trên đều rất 
thấp. Do vậy là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn, lo lắng suy 
nghĩ để tìm ra một số giải pháp tối ưu nào đó nhằm lôi cuốn, giúp đỡ trẻ chủ 
động tham gia chơi tốt hoạt động này.
3 .Những biện pháp chính.
 3.1.Tạo môi trường hoạt động ở các góc cho trẻ .
 3.2.Chuẩn bị nguyên vật liệu , đồ dùng , đồ chơi ở các góc.
 3.3.Phương pháp tổ chức hoạt động góc.
 3.4.Tuyê n truyền. kết hợp cùng phụ huynh trong việc giáo dục trẻ. 
4. Biện pháp thực hiện từng phần
4.1 Tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ .
4.1.1. Tạo không gian hoạt động
 Dựa vào tình hình thực tiễn của trường , tôi thiết kế một số môi trường động 
 cho trẻ nhằm thu hút , lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động góc đạt kết quả cao, 
 cụ thể như sau:
 + Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau.
 + Bố trí các góc chơi yên tĩnh như : (góc nghệ thuật, góc sách,) xa các 
góc ồn ào như góc (xây dựng) góc phân vai ( gia đình, bán hàng,...)
 + Có ranh giới giêng giữa các góc ( sử dụng mảng tường, các giá, tủ để 
ngăn cách ) 
 + Có lối đi lại phù hợp giữa các góc để trẻ dễ di chuyển .
 + Đồ chơi, học liệu mở vừa tầm với của trẻ.
 6/21 “Một số BP nâng cao chất lượng tổ chức chơi HĐ góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
 - Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ làm các món ăn như : 
 - Món nem: Túi nilon( làm vỏ quấn nem), Giấy màu vụn, xốp màu vụn (làm 
nhân nem), băng dính 1 mặt để trẻ dán và tự trang trí
 - Món bánh: đất nặn trắng (nặn bánh trôi), đất nặn vàng (nặn bánh rán) 
 Ví dụ: Chủ đề : “ Tết và mùa xuân”
 Ở chủ đề này tôi thiết kế môi trường hoạt động ở một số góc như sau:
 Trẻ dóng vai gia đình cùng đi sắm tết , qua đó trẻ hiểu rõ hơn về công việc 
của mọi người trong gia đình trong ngày tết
 - Thiết kế tranh hoạt động : Cô cho trẻ cùng cắt. Tranh ảnh trong hoạ báo, sách 
truyện cũ, rồi dán lên bảng hoạt động được thiết kế.
 Qua các hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển óc quan sát, khả năng cảm thụ 
cái đẹp, sự sáng tạo, các kĩ năng và nhận thức ...
 * Góc bán hàng: 
 Cho trẻ bán các mặt hàng ngày tết: bánh, mứt, kẹo, đồ hộp... 
 Thiết kế tranh hoạt động : cho trẻ làm bảng giá các loại thực phẩm( trẻ có thể 
vẽ hoặc cắt dán các loại mặt hàng, cắt dán các con số làm giá trong hoạ báo, tạp 
chí.Cho trẻ đóng gói quà tết.
*Góc kỹ năng:
Cô trang trí bằng các ảnh chụp các kỹ năng mà trẻ cần thực hiện trong chủ đề 
đó,từ đó trẻ có thể quan sát và hình thành các kỹ năng đó tốt hơn
 Hình ảnh góc kỹ năng
4.1.3.Tạo môi trường mở:
 Việc tạo môi trường mở cho trẻ là rất quan trọng.Bởi khi trẻ được hoạt 
động ở các góc,trẻ sẽ muốn tự mình trang trí cho chính góc mình đang tham gia
 8/21 “Một số BP nâng cao chất lượng tổ chức chơi HĐ góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
 Hình ảnh đồ dùng tự tạo
 Ví dụ: Ở góc nghệ thuật với chủ đề “ Bản thân” ngoài việc cắt dán tranh 
từ tranh ảnh họa báo tôi đã tận dụng những mảnh vải vụn nhiều màu, giấy màu 
rồi cùng trẻ cắt, dán, tạo thành những chiếc mũ, hoặc dụng cụ âm nhạc... 
 10/21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_choi_hoat.doc