SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
Trẻ mẫu giáo “ Chơi mà học – học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh.Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một giáo viên tôi cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - đạo đức – thâm mỹ - thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Đề tài này giúp đánh giá thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm Non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi

giáo không chỉ khám phá và lĩnh hội kiến thức về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ yêu cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, trẻ gửi gắm vào đó tâm hồn và tinh thần cảu người “nghệ sĩ”. Thông qua những hình ảnh, hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta có thể giúp trẻ rễ ràng mở rộng tầm hiểu biết về thế giới vạn vật xung quanh. Với tính cụ thể, trực quan trong phản ánh hiện thực, tác phẩm nghệ thuật tạo hình chính là bức tranh rực rỡ đầy màu sắc, những pho tượng sống động của thế giới hiện thực gần gũi quanh trẻ. Trong thực tế việc tổ chức tất cả các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Xong chất lượng đạt chưa cao và khả năng sáng tạo còn hạn chế. Giáo viên dạy còn mang tính áp đặt, dập khuân theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ. Các hoạt động học chưa được hứng thú, chưa thu hút được tính tích cực của trẻ. Kỹ năng nặn, vẽ, cắt xé dán, tô màu và bố cục tranh còn kém. Từ những lý do trên bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của bộ môn vì thế tôi đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu tạp chí giáo dục Mầm Non, để giúp tất cả học sinh trong lớp mình đều làm ra những sản phẩm đẹp, trẻ được thỏa trí tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình. Đồng thời tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ hoạt động tạo hình đạt kết quả, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 4- 5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2018- 2019. 2. Mục đích nghiên cứu Trẻ mẫu giáo “ Chơi mà học – học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh.Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một giáo viên tôi cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những Nâng cao chất lượng nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng là việc làm cần thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cam tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phat triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tich cực, sáng tạo. Trong chương trình giáo dục Mầm Non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng: Vẽ, xé, dán, nặn... Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng thạo thế giới riêng theo tư duy của trẻ. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. II. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD & ĐT nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có sân chơi rộng cùng với nhiều loại hoa, góp phần rất lớn cho trẻ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh. Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đi sâu, đi sát uốn nắn về nội dung, phương pháp chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn Trước khi thực hiện đề tài, đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ ở lớp mẫu giáo nhỡ B4, do tôi phụ trách với 34 trẻ/ lớp trong đó: Trẻ nam 13 trẻ, trẻ nữ 21 trẻ, ( không có trẻ khuyết tật) để nắm bắt được kỹ năng tạo hình cho trẻ và từ đó có biện pháp hướng dẫn. Qua khảo sát đầu năm học kết quả như sau: Đạt Chưa đạt TT Xếp loại kỹ năng tạo Tổng hình số trẻ Tốt Khá T.bình Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ % % % % 1 Kỹ năng vẽ 34 4 11,7 7 20,5 10 29,5 14 41,2 2 Kỹ năng cắt, xé, dán 34 2 5,9 6 17,6 12 35,3 14 41,2 3 Kỹ năng nặn 34 3 8,8 8 23,5 10 29,5 13 38,2 4 Kỹ năng tư thế ngồi, 34 9 26,5 7 20,6 12 35,3 6 17,6 cách cầm bút đúng 5 Trẻ hứng thú tích cực 34 8 23,5 10 29,5 7 20,5 9 26,5 tham gia hoạt động tạo hình Qua số liệu khảo sát trên, chính là điều tôi phải suy nghĩ làm thế nào để trẻ đạt hiệu quả cao và đưa trẻ vào hoạt động tạo hình một cách tự nguyện tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về tạo hình, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ kỹ năng còn yếu và trung bình. Vậy để nâng cao kỹ năng tạo hình của trẻ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách, báo, internet và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để trau dồi thêm những kiến thức Ví dụ: Sáng thứ 2 mẹ Cường đưa con đến lớp, nhìn thấy mặt con có vẻ buồn tôi đã trao đổi với phụ huynh xem lí do vì sao trẻ hôm nay lại buồn như thế? Mẹ của trẻ co biết vì sáng nay con mệt nhưng không muốn ở nhà, vì thế nhờ cô quan tâm đén cháu hơn. Từ thông tin của phụ huynh tôi thường xuyên chú ý đến tẻ nhiều hơn, đặc biệt không để cháu phải hoạt động nhiều, giờ hoạt động ngoài trời cho cháu ở trong lớp và một cô giáo cùng lớp ở lại với cháu, tránh ra nắng làm cho sức khỏe của cháu yếu hơn. Vào giờ trả trẻ tôi cung cấp cho phụ huynh những thông tin cần thiết giúp phụ huynh biết được tình hình học tập của con mình ở lớp, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ các kỹ năng tạo hình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.( Hình ảnh 1) 2 . Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. Môi trường lớp học đẹp cũng là một yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ chính vì vậy việc xây dựng cảnh quang trường, lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Tôi trang trí sắp xếp lớp học phù hợp, hài hòa, thường xuyên thay đổi theo sự kiện hợp lý, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát sẽ tạo được sự chú ý và hấp dẫn lôi cuốn trẻ, với các góp mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm bằng các nguyên vật liệu tự nhiên dễ kiếm. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc Hàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các học liệu để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển kỹ năng cơ bản. Trẻ được vẽ, cắt, xé, dán, nặn bằng sự tương tượng của chính mình. Ví dụ: Chủ đề “ Giao thông” tôi cho trẻ dán hình chiếc ôtô (Hình ảnh 2) Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được rễ dàng để thực hiện ý tưởng của mình vào bất kỳ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bầy đồ chơi đẹp, sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý và đẹp mắt Từ kế hoạch đã chuẩn bị cẩn thận để có một giờ dạy học tốt thì tôi phỉ soạn giáo án tốt, trước hết tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung phương pháp của bài dạy.Tôi bám sát vào đó để nghiên cứu kết hợp với nội dung của các hoạt động khác để dạy tạo hình phù hợp và qua đó gây hứng thú cho trẻ tiếp thu bài tốt hơn,không gây mệt mỏi cho trẻ, tổ chức lồng các trò chơi và dẫn dắt thành một chủ đề từ đầu cho tới cuối tiết học. Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ hấp dẫn, đẹp, có sáng tạo và thường xuyên thay đổi đồ dùng kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ tạo cho trẻ hứng thú tham gia tìm tòi, khám phá tính tò mò hiểu biết của trẻ như: Mô hình, các vật cắt rời, tranh, anh, con rối, vật thật phong phú về màu sắc, kích thước, sử dụng đúng lúc đúng chỗ. Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho bài tạo hình “ Xé, dán trang tí bưu thiếp” vào thứ 4 ngày 20/11, thì chiều thứ 3 cô cho các cháu xem những hình ảnh thiệp đẹp, sinh động, dễ làm trên máy chiếu để trẻ quan sát. Vào sáng hôm thứ 4, trước khi cho trẻ thực hiện trang trí thiệp tôi cho trẻ xem lại các ttranh mẫu thiệp qua máy chiếu và những mẫu thiệp do bản thân tôi tự làm để trẻ quan sát,ghi nhớ và thực hiện một cách tốt hơn. c. Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động tạo hình Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng gây hứng thú cho trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói lên khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động, đặc biệt người giáo viên cũng phải có kỹ năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết hoạt động tạo hình tôi cũng có thể tích hợp 8/3 nhé. Với tình yêu của các cháu nhỏ dành cho các mẹ, các bà, các cô, các chị thì cách dẫn dắt vào hoạt động đó sẽ làm cho trẻ hào hứng hơn và trẻ sẽ làm tấm thiệp một cách say sưa và cố gắng hơn. Qua thực tế đã cho thấy, khi sử dụng một hình tượng hoặc một tình huống, một câu chuyện nhỏ để giới thiệu trẻ đi vào hoạt động trọng tâm thì trẻ có hứng thú với hoạt động và kết quả là sản phẩm từ trẻ làm ra có hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó tôi phải chọn cách để đưa ra tình huống phải phù hợp với nội dung tiết dạy,phù hợp với chủ điểm cũng như các tình huống trên trẻ trong tiết dạy hôm đó, đặc biệt tránh đưa ra tình huống lấn chiếm quá nhiều thời gian hoạt động chính.( Hình ảnh 3.1) d. Hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi Ngoài giờ hoạt động tạo hình tôi cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vẽ trên sân trường, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, sẵn có ở địa phương như: sỏi, hạt đậu, hạt hướng dương, lá câyrồi tạo nên những con vật hoặc những bông hoamà trẻ thích. Ví dụ: Trẻ vẽ theo ý thích ngoài sân trường( Hình ảnh 3.2) Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiêncũng có thể tạo nên những bức tranh dễ thương mà trẻ thích, đồng thời qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó phụ huynh bồi dưỡng thêm cho những trẻ có năng khiếu tạo hình. Trong buổi sinh hoạt chiều ở hoạt động góc tạo hình, tôi cho các cháu làm sách tranh theo từng chủ đề sự kiện để lưu lại những sản phẩm mà trẻ đã tạo ra, từ đó hình thành cho trẻ biết quý trọng giữ gìn sản phẩm của mình làm ra, thông qua đó tôi khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển khả năng hứng thú với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ vẽ, xé dán, cắt dán giấy. Qua mỗi chủ đề trí tưởng tượng của trẻ tăng lên, trẻ có điều kiện tích lũy,
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tao_hinh_cho_tre_4.docx