SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hưng Lộc

Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Việc tổ chức những hoạt dộng khám phá cho trẻ còn nhiều hạn chế theo cách hiểu của mỗi giáo viên về khám phá khoa học, các hoạt động giáo dục khi giáo viên tổ chức kết quả đạt chưa cao và chưa phát huy được nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì lý do đó mà tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi”.
Nhằm tìm ra những giải pháp tích cực tổ chức tốt hoạt động khám phá cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, bước đầu phát hiện ra những điều mới lạ, kì diệu của cuộc sống xung quanh, có những kỹ năng, ứng xử đúng đắn với tự nhiên và xã hội, tạo nền tảng cho trẻ hoạt động tốt hơn ở những lứa tuổi tiếp theo.
docx 16 trang skmamnon 18/07/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Hưng Lộc
 trẻ, luôn thôi thúc tâm hồn gợi cảm và tính tò mò, hiếu động của trẻ thơ. Ở độ tuổi 45 
tuổi, khả năng nhận thức của các cháu được phát triển chủ yếu qua việc tiếp xúc, tìm 
hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con 
vật, các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội.
 Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi 
đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ về tình cảm, những 
thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ và hấp 
dẫn, những câu hỏi tại sao, như thế nào? Làm bằng gì, có gì giống nhau, có gì khác 
nhau, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá.
 Hoạt động khám phá khoa học phần nào đã giải đáp thắc mắc của trẻ, cho nên 
giáo dục Mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ và trách nhiệm 
của một giáo viên là tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ, giáo 
dục mầm non có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là lứa tuổi 
Mầm non.
 Cho trẻ hoạt động khám phá khoa học, nhằm phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn 
có ở trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hứng thú trước cái đẹp của thế giới xung quanh, từ đó trẻ 
hiểu được cái đẹp, biết đánh giá cái đẹp và tạo ra cái đẹp mà trẻ cảm thụ được, giúp trẻ 
yêu thích và rung động trước những gì xung quanh trẻ.
 Trên thực tế giáo viên khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học thường chỉ chú 
trọng cho trẻ tìm hiểu các đặc điểm bề ngoài đơn thuần như: tên gọi, các bộ phận, màu 
sắc, hình dáng, công dụng của sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh mà xem 
nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi 
của các sự vật hiện tượng. Trẻ thường chỉ được nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó các 
đồ vật và làm thử nghiệm. Đặc biệt các câu hỏi đặt ra trong quá trình quan sát thường 
chưa mang tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó dẫn tới chất lượng của bộ môn 
còn thấp, chưa mang lại kết quả như mục đích yêu cầu đề ra. Nên tôi đã quyết định 
chọn đề tài nghiên cứu của mình là: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát 
triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4-5 tuổi ở trường 
Mầm non Hưng Lộc".
 1/26 trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết 
về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ 
học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán giải quyết vấn đề, 
truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp 
xúc. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ 
được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, từ đó trẻ lĩnh hội được 
những kiến thức sơ đẳng, những hiểu biết, những kinh nghiệm để trẻ học cách làm 
người. Do dó cho trẻ hoạt động khám phá khoa học về môi trường xunh quanh sẽ phát 
triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội đồng thời giáo dục thái độ ứng sử và thái 
độ khoa học, trẻ biết cách học, cách nghĩ cách hành động khám phá môi trường xung 
quanh.
 Trên thực tiễn trong công tác giáo dục trẻ Mầm non, xuất phát từ đặc điểm tâm 
sinh lí trẻ thì việc cho trẻ hoạt động khám phá khoa học là không thể thiếu, hoạt động 
khám phá khoa học có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ đó là: ngôn ngữ, đạo 
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động....Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và 
làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và 
đồng thời cũng là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục đã sử dụng nhiều phương 
pháp để cho trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh.
 Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan 
trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Vì vậy trẻ cần được tiếp thu 
toàn bộ các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Thông qua các hoạt 
động giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những 
biểu tượng, phong phú, đa dạng hơn.
 Thông qua hoạt động khám phá khoa học cô đưa trẻ đến thế giới thiên nhiên đa 
dạng phong phú và hấp dẫn, giúp trẻ hiểu biết về xã hội đang đổi mới từng ngày, từng 
giờ trong sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc, giúp trẻ luôn hướng tới cái thiện, ấn tượng 
về cái đẹp và những cảm xúc chân thành, những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách con 
người.
 Chính vì thế tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa trẻ đến với hoạt động 
 3/26 - Góc thiên nhiên còn hạn chế về chất lượng và số lượng
 - Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn hạn chế, đặc biệt là các mẫu vật thật, đồ dùng 
trực quan để trẻ tri giác chưa nhiều nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của trẻ
 Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm, kết quả 
đạt như sau:
*Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng
T Nội dung TS Đạt yêu cầu Chưa đạt y/c
T trẻ Tốt Khá TB Yếu Kém
 ST % ST % ST % ST % ST %
1 Trẻ nói được tên 
 gọi, đặc 35 8 29 7 23 14 40 6 17 0
 điểm,công 
 dụng,chức năng
 của cơ
 thể, đồ dùng, 
 con vật, đồ vật.
2 Trẻ quan sát, so 
 sánh, phân loại . 35 6 20 7 23 11 31 11 31 0
3 Trẻ hứng thú
 5/26 giác mới mẻ.
 Khuôn viên ngoài trời phải thoáng mát, có bóng mát, bầu không khí trong lành, 
đảm bảo độ an toàn cao khi trẻ tham gia vào hoạt động.
 - Tạo môi trường trong lớp học: Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ 
dùng đồ chơi xong vẫn còn thiếu một số đồ dùng như: Ti vi, đàn,....
 Đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, góc thiên nhiên còn nghèo, số cây ít, các loại cây chưa 
phong phú nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ 
thực hành còn chật hẹp. Trước những yêu cầu thực tế trong quá trình cho trẻ hoạt động 
với khám phá khoa học tôi luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì 
yêu cầu tôi phải có đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường hoạt động phải thật 
tốt từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt 
động khám khoa học.
 Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường trang 
bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng học tập như: bảng, tranh ảnh, lô tô và một số 
các mô hình mô phỏng để phục vụ cho dạy học. Từ đó tôi thay đổi lại môi trường học 
tập trong lớp tạo môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các 
chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và hơn hết là đặc điểm tâm sinh 
lý của trẻ 4-5 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi 
sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và 
đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới động vật” tôi trang trí mảng chủ đề lớn về các loài 
động vật cho trẻ quan sát như: Động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, 
động vật sống dưới nước, một số loài chim, côn trùng. Đối với các chủ đề nhánh cô 
trang trí các nhánh theo kế hoạch thực hiện để trẻ quan sát và tất cả các tranh này đều 
được treo ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho trẻ quan sát.
 Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tùy theo từng chủ đề mà tôi có thể chuẩn 
bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phù hợp để trang trí các góc phù 
hợp với nội dung của góc đó.
 Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo, tạp chí, sáp màu, đất nặn.. .Những nguyên 
 7/26 Hình ảnh 1: Động vật sống trong rừng
 Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi đã thu được kết quả lớp học khang 
trang xắp xếp bố cục ở các góc gọn gàng trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động có đồ 
dùng đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học đã giúp trẻ được quan sát tri giác các 
đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật 
mẫu mà cô đưa ra, so sánh và phân loại rõ ràng, ngôn ngữ phát trển tốt, tư duy của trẻ 
nhanh nhậy và chính xác hơn.
Biện pháp 2. Xây dựng góc bé với thiên nhiên:
 Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây như: lau lá, tưới 
cây, nhặt cỏ, chơi với sỏi, cát, nước...Mặt khác đây cũng là nơi dành cho các hoạt động 
thực hành, tham quan dạo chơi...Vì vậy ở góc thiên nhiên tôi đã trồng nhiều cây xanh 
như; Cây lấy hoa, cây ăn quả, cây thuốc nam, cây làm cảnh, ...Để từ đó giúp trẻ hiểu 
được trồng cây có rất nhiều tác dụng. Cây thì lấy hoa, cây lấy quả, cây làm thuốc chữa 
bệnh... và quan trọng hơn là trẻ được quan sát, được trải nghiệm, được ngắm, được sờ, 
được hằng ngày tưới cây, nhặt cỏ, chăm sóc cho cây và chứng kiến sự phát triển của 
 9/26 con cần phải làm gì?
 Được trải nghiệm thực tế như vậy trẻ có thể nắm rõ được đặc điểm bề ngoài , 
hoạt động của con cá một cách sâu sắc và bền vững. Mặt khác ở góc thiên nhiên cần 
phải có cát, sỏi, hạt, vỏ cây khô, lá khô...để cho trẻ được chơi, để trẻ tạo ra được những 
sản phẩm mà trẻ thấy là thích.
 Cho trẻ chơi với cát sỏi
 - Cô đố các con đây là gì? Vậy sỏi thường dùng để làm gì? Bây giờ các con sử 
dụng những viên sỏi này để làm gì? Khi chơi xong tay bẩn các con phải làm gì? Rửa 
tay xong các con phải như thế nào?
 Bố trí giá sách chủ yếu là vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt.. Tranh ảnh vừa 
tầm với trẻ để trẻ có thể xem (Có que chỉ cho trẻ xem tranh) tôi sắp xếp các hộp đựng 
vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các loại hạt.. .Có gắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ 
dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy, ngoài 
ra tôi còn tận dụng những vỏ hến, ốc trai, sò, vỏ trứng.Vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ 
dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm. Các tranh lô tô đều được phân loại 
để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
 * Tóm lại: Thiên nhiên rất quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta đặc 
biệt là lứa tuổi Mầm non. Góc thiên nhiên trong lớp mầm non là một hình ảnh thu nhỏ 
của thế giới thiên nhiên bên ngoài. Ở đây trẻ có thể được nhìn, được quan sát, được 
nắm, được sờ, được chăm sóc và được nhìn thấy sự phát triển của chúng. Như vậy đã 
gây được sự hứng thú và giúp trẻ biết suy luận, phân tích và biết phán đoán, trẻ hiểu 
được rằng mọi sự vật luôn có sự thay đổi và những thay đổi này liên quan đến nhau. 
Vậy nên, ở góc thiên nhiên là giúp trẻ tìm hiểu trước khi tiếp xúc( những gì mình chưa 
biết) và củng cố những gì đã biết từ đó đúc rút, thực hành và trải nghiệm.
Biện pháp 3. Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp trong hoạt động khám phá 
khoa học.
 Chương trình giáo dục Mầm non mới với phương châm: “ Lấy trẻ làm trung 
tâm ”. Trong mọi hoạt động thì trẻ là chủ thể của các hoạt động, trẻ được trực tiếp tham 
gia vào các hoạt động, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, bao quat và hỗ trợ trẻ khi 
 11/26

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_nhan_th.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học.pdf